I- Môi trường ĐTK là môi trường ôxy hoá Sự phân bố hàm lượng ÈN, NH¿*! và NO; trong các lớp đất đá của ĐTK có quy luật giảm dần theo
khác biệt này được giải thích: Do mức độ tơi xốp của lớp thổ nhưỡng ở
Viện Rau quả lớn hơn nhiều so với ở Văn Điển vì chúng thường xuyên được xới xáo... điều này thuận lợi cho sự lưu thông của ôxy và sự tồn tại
của các vi sinh vật trong đất, đây là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy các quá trình biến đổi Nitơ trong ĐTK. Do đó, các quá trình biến đổi Nitơ ở dây xảy ra nhanh và mãnh liệt hơn.
3- Để thấy rõ hơn sự biến đổi các hợp chất Nitơ trong nước ngấm qua ĐTK
ở hai vị trí thí nghiệm và liên hệ với hàm lượng Nitơ trong nước của tầng (qh), tại hai vị trí chúng tôi tiến hành lấy mẫu từ các nguồn cung cấp cho ĐTK, nước ngấm qua đới và nước của tầng chứa nước Holoxen(qh). Các
mẫu được lấy cùng một thời gian và phân tích hàm lượng các hợp chất
Nitơ. Kết quả nhận được cho thấy: hàm lượng các hợp chất Nitơ trong quá
trình ngấm giảm dần theo chiều sâu và có giá trị không lớn trong ĐTK (ở Văn Điển hàm lượng của chúng như sau NHỤ,! từ 0,08- 0,25mg/l, NO; từ
0,005- 0,01mg/1, NO; từ 0,34- 0,35mg/l, ở.Viện Rau quả chúng có giá trị
NH,' từ 0,04- 0/07mg/, NO, từ 0/002- 0,004mg/, NO; từ 0/41-
0,55mg/1).Tuy nhiên, trong nước của tầng (gh) ở hai khu thí nghiệm có hàm lượng các hợp chất Nitơ lớn hơn nhiều so với hàm lượng của chúng trong
nước ngấm. Theo Bùi Học & nnk, hàm lượng Nitơ trong nước tầng (qgh) ở nghĩa trang Văn Điển như sau: Hàm lượng NH,' biến đổi từ 0,1 đến 20,0
mg/1, hàm lượng NO; biến đổi từ 0,01 đến 7,8mg/1, hàm lượng NO; biến đổi từ 0,02 đến 3mg/1.Theo Nguyễn Kim Ngọc & nnk, hàm lượng Nitơ
trong tầng chứa nước (qh) ở Viện Rau quả như sau: Hàm lượng NH,' từ 0,4 đến 6,45mg/I, hàm lượng NO; từ 0 - 0,01mg/1, hàm lượng NO; từ 0,3 đến
1,38mg/1.Tầng (gh) ở khu vực Văn Điển có hàm lượng Nitơ cao hơn nhiều
so với khu vực Viện Rau quả. Ở nghĩa trang Văn điển, nguồn cung cấp
Nitơ cho ĐTK chủ yếu từ sự phân huỷ xác chết, đây là nguồn cung cấp
Nitơ không nhỏ cho ĐTK, tuy nhiên, lượng Nitơ này hầu hết được tích tụ
trong đất thường từ độ sâu 1,7m trở xuống. Mặt khác, hình thức tiêu hao Nitơ trong ĐTK ở khu vực này chủ yếu theo nước ngấm xuống tầng chứa
nước bên dưới. Do đó, lượng Nitơ trong ĐTK được nước mưa đưa xưống tầng (qh) lớn hơn nhiều so với khu vực Viện Rau quả, kết quả tầng (qh) ở
- 20 -
đây có hàm lượng Nitơ lơn hơn. Ở Viên Rau quả, nguồn cung cấp Nitơ chủ yếu cho ĐTK từ các loại phân bón ở ngay trên mặt đất, đây là khu vực trồng trọt nên hình thức tiêu hao Nitơ trong ĐTK chủ yếu nhất là do cây trồng hấp thụ. Tuy nhiên, là nơi nghiên cứu, nên lượng và thời gian bón
phân cho từng loại cây trồng ở đây đã được xác định phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của cây trồng, nhằm giảm được lượng phân bón dư thừa trên đồng ruộng. Vì vậy, lượng Nitơ đi vào tầng chứa nước ở đây nhỏ hơn
so với ở nghĩa trang Văn Điển. Rõ ràng, ở cùng kiểu cấu trúc ĐTK và bể
dày ĐTK không khác nhau nhiều, nhưng khu vực nào có nguồn cung cấp
Nitơ lớn sẽ rất dễ dẫn đến hàm lượng Nitơ trong tầng (gh) cao. Qua đây
thấy tầm quan trọng của ĐTK và nguồn cung cấp Nitơ từ mặt đất đối với sự
nhiễm bẩn Nitơ của tầng chứa nước Holoxen. Tại hai vị trí này, do bề dày
ĐTK nhỏ, đất đá là các trầm tích bở rời có độ lỗ hồng lớn, tính thấm trung bình, do đó thời gian lưu nước trong đới ngắn nên sự biến đối thành phần
vật chất trên đường di chuyển qua ĐTK không lớn.
Đồng thời qua các thí nghiệm trên thấy được vai trò của nước mưa
đối với sự hình thành thành phần vật chất của NDĐ. Trong mùa khô, Nitơ
được tích tụ trong các lớp đất đá của ĐTK nhiều hơn so với mùa mưa, khi mùa mưa đến, nước mưa đã rửa trôi dần dần các hợp chất NIơ trong ĐTK
và đưa chúng vào tầng chứa nước. Như vậy, trong suốt mùa mưa, nước mưa
đã làm sạch dần Nitơ và các hợp chất khác trong ĐTK rồi đưa chúng vào
trong tầng (qh). Tầng (qgh) như một bể chứa các hợp chất Nitơ dần dần ít một sau mỗi đợt mưa, lượng Nitơ này được tích tụ lại và góp phần làm tăng hàm lượng của chúng trong tầng chứa nước. Nếu tầng chứa nước có độ lưu
thông kém, hàm lượng ôxy trong nước không nhiều (môi trường thể hiện
tính khử), Nitơ tích luỹ chủ yếu dưới dạng NHự', ngược lại, tầng chứa nước có mức độ lưu thông tốt, môi trường thể hiện tính ô xy hoá, Nitơ tồn tại trong nước chủ yếu dưới dạng NO;. Từ đây, dựa vào hàm lượng các hợp chất Nitơ trong tầng chứa nước có thể đánh giá phần nào đó về mức độ vận động của tầng chứa nước ở từng khu vực.
4. Qua các kết quả phân tích hàm lượng các hợp chất Nitơ trong nước ngấm qua ĐTK ở hai vị trí thí nghiệm trong hai năm chúng tôi thấy, khi ra khỏi