3.3.2.1. Xử lý bằng phần mềm FormRules v2.0
Ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc sau khi được xử lý bằng phần mềm FormRules v2.0. Kết quả được trình bày ở bảng 6.
Nhận xét:
Từ kết quả bảng 6 cho thấy:
- Kích thước tiểu phân trung bình và hệ số đa phân tán PDI phụ thuộc vào tỷ lệ Tween 80/Curcumin. Trong khi đó, độ hòa tan curcumin phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ PVP/Curcumin.
- Nhiệt độ khí vào ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất của quá trình phun sấy. Tốc độ phun dịch có ảnh hưởng đến độ hòa tan của dược chất ở một số thời điểm.
Bảng 7. Ảnh hưởng của các biến độc lập và các biến phụ thuộc.
Biến phụ thuộc Tỉ lệ Tween/cur Tỉ lệ PVP/cur Nhiệt độ khí vào Tốc độ phun dịch H% - - + - KTTP TB + - - - PDI + - - - Y1 + + - - Y2 + + + + Y3 - + - + Y4 - + - + Y5 - + - - Y6 - + - -
‘+’: có ảnh hưởng ‘-‘: không ảnh hưởng
3.3.2.2. Xử lý bằng phần mềm InForm v3.2
- Để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc, số liệu tiếp tục được xử lý bằng phần mềm InForm v3.2.
- Kết quả luyện mạng neuron nhân tạo được trình bày ở bảng 7. R2 luyện hầu hết lớn hơn 80% chứng tỏ mạng neuron nhân tạo mô tả chính xác mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Bảng 8. Kết quả luyện mạng neuron nhân tạo. Biến phụ thuộc Số đơn vị đầu vào Số đơn vị đầu ra Số đơn vị lớp ẩn Số lần luyện R2 luyện (%) H% 4 1 3 1000 78 KTTP TB 4 1 3 1000 94,23 PDI 4 1 3 1000 89,85 Y1 4 1 3 1000 92,62 Y2 4 1 3 1000 91,25 Y3 4 1 3 1000 92,36 Y4 4 1 3 1000 92,88 Y5 4 1 3 1000 92,43 Y6 4 1 3 1000 92,89
Phân tích một số mặt đáp để thấy rõ được xu hướng ảnh hưởng của biến độc lập vào biến phụ thuộc.
`Ảnh hưởng của nhiệt độ khí vào và tốc độ phun dịch lên hiệu suất của quá trình phun sấy
Hình 9. Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của nhiệt độ khí vào và tốc độ phun dịch đến hiệu suất quá trình phun sấy ( cố định các yếu tố tỉ lệ TWE/CUR 0,12 và tỉ lệ PVP/CUR 0,75).
Nhận xét:
Về nhiệt độ khí vào: khi tăng nhiệt độ khí vào thì hiệu suất có xu hướng tăng lên. Nếu nhiệt độ khí vào tăng từ 72 đến 88oC, hiệu suất tăng mạnh, nhưng khi nhiệt độ tiếp tục tăng, hiệu suất ít bị ảnh hưởng. Điều này có thể do nhiệt độ cao làm quá trình bốc hơi dung môi trong dịch phun nhanh hơn, độ ẩm của bột thấp, ít bám dính vào cyclon, lượng bột thu được ở bình hứng nhiều hơn.
Về tốc độ phun dịch: khi tốc độ phun dịch tăng từ 1 ml/phút đến 2,6 ml/phút, hiệu suất quá trình phun sấy tăng. Tiếp tục tăng tốc độ phun dịch lên 5 ml/phút thì hiệu suất quá trình phun sấy lại giảm. Điều này có thể được giải thích do tốc độ phun dịch tăng cao thời gian tiếp xúc dịch phun với nhiệt độ giảm đi khiến hàm ẩm khối bột tăng lên, khối bột bám dính nhiều ở cyclon làm hiệu suất quá trình phun sấy giảm.
Ảnh hưởng của tỉ lệ Tween 80/Curcumin và nhiệt độ khí vào đến kích thước tiểu phân trung bình.
Hình 10. Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỉ lệ TWE/CUR và nhiệt độ khí vào đến kích thước tiểu phân trung bình (cố định các yếu tố tỉ lệ PVP/CUR 0.75, tốc độ phun dịch 2 ml/phút).
Nhận xét:
Nhìn chung, khi giảm tỉ lệ TWE/CUR và nhiệt độ khí vào thì kích thước tiểu phân giảm. Tuy nhiên, khi tỉ lệ TWE/CUR thấp (dưới 0,06) và nhiệt độ cao (trên 94oC) thì kích thước tiểu phân lớn và ít thay đổi; tỉ lệ TWE/CUR cao ( trên 0,11) và nhiệt độ thấp (dưới 85oC) thì kích thước có xu hướng tăng.
Do Tween 80 là chất diện hoạt có khả năng gây thấm và phân tán làm giảm kích thước tiểu phân khi tăng nồng độ Tween 80. Nếu nồng độ Tween 80 quá cao mà nhiệt độ phun sấy thấp sẽ làm tăng độ ẩm bột phun sấy, tiểu phân có xu hướng kết tụ lại làm tăng kích thước.
Ảnh hưởng của tỉ lệ TWE/CUR và tỉ lệ PVP/CUR đến % Curcumin hòa tan sau 10 phút.
Nhận xét:
Khi tăng đồng thời tỉ lệ TWE/CUR và tỉ lệ PVP/CUR thì % Curcumin hòa tan sau 10 phút có xu hướng tăng. Điều này có thể giải thích do Tween 80 và PVP đều là chất gây thấm gây phân tán làm tăng độ tan của curcumin. Đặc biệt hơn, PVP tạo phức với phần curcumin hòa tan dẫn đến độ tan 10 phút đầu tăng nhanh.
Hình 11. Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỉ lệ TWE/CUR và tỉ lệ PVP/CUR đến % Curcumin hòa tan sau 10 phút (cố định các yếu tố nhiệt độ khí vào 96oC và tốc độ phun dịch 2 ml/phút).
Ảnh hưởng của tỉ lệ PVP/CUR và tốc độ phun dịch đến % Curcumin hòa tan sau 30 phút.
Hình 12. Mặt đáp biểu diễn sự ảnh hưởng của tỉ lệ PVP/CUR và tốc độ phun dịch đến % Curcumin hòa tan sau 30 phút (cố định các yếu tố nhiệt độ khí vào 96oC và tỉ lệ TWE/CUR 0,12).
Nhận xét:
Nhìn chung, khi tăng tỉ lệ PVP/CUR thì % curcumin hòa sau 30 phút tăng. Với tỉ lệ PVP/CUR thấp (dưới 0,28), khi tăng tốc độ phun dịch thì % curcumin hòa tan giảm nhẹ. Với PVP ở nồng độ cao (trên 0,82), độ hòa tan curcumin sau 30 phút cao và ít thay đổi khi tăng tốc độ phun dịch từ 1 ml/phút đến 5 ml/phút. Độ hòa tan của curcumin sau 30 phút chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi tỉ lệ PVP/CUR do đặc tính PVP cải thiện tính thấm, làm tăng độ tan của các dược chất khó tan với cơ chế tạo lớp polymer thân nước trên bề mặt tiểu phân, dễ thấm nước hơn, tăng độ hòa tan của curcumin. Sau 30 phút, độ hòa tan không phụ thuộc vào nồng độ PVP.