Khống chế ô nhiễm:

Một phần của tài liệu Báo cáo lập DỰ ÁN BẾN XE LIÊN TỈNH PHÍA NAM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 39 - 41)

a- Nước thải sinh hoạt:

- Xây dựng hai hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt.

- Nước thải sinh hoạt được dẫn từ các căn hộ ra hệ thống chung và được xử lý sơ bộ qua hệ thống hầm tự hoại. Sau khi qua bể tự hoại, nước thải được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu nhà ở trước khi dẫn vào hệ thống chung của thành phố.

- Nước mưa từ mái nhà, đường phố sẽ được chảy vào các hố ga sau khi qua các song chắn rác, sau đó theo đường ống chảy vào ống thoát chung.

b- Rác thải sinh hoạt:

- Đói với rác thải từ các nhà biệt thự và liên kế thì phải được chứa trong các tuid nylon bọc kín và tập trung tại các bô rác quy định.

- Đối với rác thải từ các cơng trình cơng cộng sẽ xây dựng các nhà chứa rác thải tập trung.

- Toàn bộ rác thải trong sinh hoạt này sẽ được công ty dịch vụ công cộng thu gom hàng ngày bằng các xe ép rác và vận chuyển về bãi rác của thành phố.

- Các bô rác và nhà chứa rác thải được bố trí khoảng cách hợp lý và được thiết kế chống thấm tốt, có mái che để tránh hiện tượng thẩm thấu theo nước mưa và phát tán theo gió.

* Các biện pháp phịng cháy chữa cháy:

Trong q trình thiết kế, thi cơng xây dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy chữa cháy cho nhà và cơng trình ( TCVN 2622/ 1995). Tuy nhiên khi dự án vào hoạt động cũng cần các biện pháp ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất khi có sự cố xảy ra:

- Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy theo mạng vòng tại tất cả các khu nhà.

- Các trụ nước chữa cháy phải được bố trí dọc theo các đường giao thơng bên ngồi và nội bộ với khoảng cách giữa các trụ không quá 150 m.

- Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn tín hiệu và thơng tin tốt, các thiết bị vào phương tiện phòng cháy chữa cháy hiệu quả.

- Tiến hành kiểm tra và sửa chữa định kỳ các hệ thống có thể gây cháy nổ.

- Tổ chức và huấn luyện thường xuyên các đội PCCC của từng khu phố nhằm hạn chế triệt để thiệt hại khi có sự cố xảy ra.

*Giám sát chất lượng môi trường:

Việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong những phần quan trọng của công tác đánh giá tác động của mơi trường. Các chương trình giám sát chất lượng

môi trường đề xuất sau đây cần được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của dự án:

- Đánh giá mức độ ô nhiễm các chất thải tới môi trường và hệ sinh vật.

- Đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường ảnh hưởng đến nông nghiệp, đất đai và việc dùng nước.

CHƯƠNG 7

Một phần của tài liệu Báo cáo lập DỰ ÁN BẾN XE LIÊN TỈNH PHÍA NAM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w