Yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức hành chính và những nhân tố tác động tới chất lượng công chức hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trang 41 - 44)

chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Trong giai đoạn kinh tế mởi cửa hội nhập hiện nay mọi nghành nghề lĩnh vực đều tính toán tới hiệu quả kinh tế-xã hội, cũng như chi phí và lợi ích của hoạt động. Giao dịch hành chính là hoạt động công vụ, có sự bao cấp của nhà nước, là hoạt động cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên không phải vì thế mà không có sự tính toán tới hiệu quả và chất lượng của các giao dịch. Chương trình cải cách tổng thể hành chính nhằm mang lại hiểu quả cao hơn trong giao dịch hành chính và hoạt động công vụ, tăng tốc độ giải quyết công việc theo hướng nhanh chóng, đơn giản, tạo điều kiện tối đa cho các bên thực hiện quyền một cách thuận lợi, phát huy dân chủ, tăng cường mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, hình thành nên môi trường hành chính văn minh thân thiện, với bộ máy chính quy, chuyên nghiệp, đội ngũ công chức thực sự là công bộc của nhân dân. Để thực hiện tốt Cải cách hành chính với các nội dung trên, đội ngũ công chức hành chính phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

Thứ 1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối kiên định với đường lối đổi mới và con đường xây dựng CNXH và CNCS của Đảng cộng sản Việt Nam. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn và tham gia xây dựng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Trong đó năng lực dự báo và khả năng nắm bắt thích ứng với những tình huống thay đổi bất định từ môi trường quản lý mới là điểm vô cùng quan trọng.

Thứ 2. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, có kỹ năng nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ để trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu những thành tựu mới nhất của nhân loại về khoa học - công nghệ, sử dụng được máy móc, phương tiện trang thiết bị hiện đại; có kiến thức tin học để có khả năng

vận hành Chính phủ điện tử một cách thông suốt và hiệu quả, có hiểu biết luật pháp và các thông lệ quốc tế phục vụ cho công tác. Có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động công vụ để có thể đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội thời kỳ mở cửa hội nhập.

Thứ 3. Có ý thức pháp luật và đạo đức công chức xã hội chủ nghĩa; lối sống lành mạnh. Có ý thức tổ chức kỷ luật; không tham nhũng, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, nhằm đạt được mục tiêu dân chủ hóa nền hành chính trong chương trình cải cách hành chính tổng thể.

Thư 4. Có số lượng, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo không thừa không thiếu, trong cơ cấu cần đảm bảo có tỉ lệ thích hợp công chức đại diện cho các nhóm, giai tầng khác nhau trong xã hội để khuyến khích mọi người dân có trình độ năng lực không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo tham gia đội ngũ công chức quản lý nhà nước và xã hội.

Thứ 5. Theo tinh thần của Chương trình 3: “Chương trình tinh giản biên chế” trong cải cách tổng thể hành chính thì đội ngũ công chức HCNN còn cần có sự tinh giảm gọn nhẹ trong bộ máy và biên chế, giảm đầu mối trung gian nhưng vẫn đảm bảo khối lượng công việc, phù hợp với nguồn lực tài chính, ngân sách, đồng thời có sự cân đối giữa số lượng và yêu cầu công việc và nhu cầu quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực.

Thứ 6. Đối với công chức lãnh đạo quản lý, ngoài yêu cầu chung của công chức hành chính công chức lãnh đạo còn phải đáp ứng được yêu cầu sau:

- Người lãnh đạo phải có thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, kiên trì tôn chỉ phục vụ nhân dân, có phương hướng chính trị, lập trường chính trị, quan điểm chính trị đúng đắn. Người lãnh đạo hành chính phải suốt đời là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống lại mọi hành vi tham nhũng, luôn phấn đấu hết mình, gần gũi với nhân dân, chống chủ nghĩa quan liêu và chủ nghĩa hình thức.

- Người lãnh đạo hành chính phải có quan điểm toàn cục, phải xuất phát từ tình hình địa phương, tình hình trong nước và tình hình quốc tế để xem xét vấn đề; phải biết quan sát toàn cục, có kế hoạch cụ thể, phải nắm vững quan hệ nội tại giữa cải cách, phát triển và ổn định, tổ chức điều hòa, thúc đấy lẫn nhau giữa các mặt

đó.

- Người lãnh đạo phải liêm khiết, công bằng, dân chủ, độ lượng với mọi người; tích cực tiến thủ, đoàn kết với đồng nghiệp. Có hiểu biết về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học quản lý và khoa học lãnh đạo. Người lãnh đạo phải thường xuyên cập nhập tri thức, điều chỉnh cơ cấu tri thức.

- Trong quá trình đưa ra quyết định quản lý, người lãnh đạo hành chính phải xem xét đầy đủ các nhân tố và điều kiện về các mặt và điều kiện cụ thể để tìm ra quyết sách khả thi; Hoạt động nhà nước phải thực hiện đúng phương châm: dựa vào pháp luật, chấp pháp phải nghiêm, trái luật phải bị xử lý.

- Người lãnh đạo phải không ngừng học tập. Tri thức và năng lực của người lãnh đạo phải cao hơn tri thức và năng lực của người bị lãnh đạo. Người bị lãnh đạo đang học tập do đó, người lãnh đạo càng phải học tập nhiều hơn để nhanh chóng nâng cao năng lực của mình.

- Người lãnh đạo hành chính phải có năng lực đổi mới và sáng tạo, đây chính là chìa khóa của năng lực lãnh đạo. Người lãnh đạo phải biết thích ứng với tình hình mới, không ngừng đổi mới phương thức tư duy và phương tứhc hành vi, không ngừng nâng cao năng lực sáng tạo của bản thân.

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã khái quát, đi sâu phân tích, làm rõ những vấn đề sau đây:

- Trên cơ sở các văn bản pháp quy và tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành, tác giả đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về công chức, công chức hành chính nhà nước, công chức hành chính địa phương và vai trò công chức hành chính nhà nước địa phương trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

- Nêu nên một số tiêu chí trong đánh giá chất lượng công chức và kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao chất lượng công chức HCNN.

- Chỉ ra nội dung, đặc điểm của cải cách hành chính trong lĩnh vực cán bộ công chức, yêu cầu của cải cách hành chính với đội ngũ công chức trong tình hình mới làm cơ sở giải quyết những vấn đề thực tiễn trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức hành chính và những nhân tố tác động tới chất lượng công chức hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w