- UBND tỉnh cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Đề án 236/ĐAUB ngày 5/3/2003 về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ công chức để ban hành
Kết luận Chương
Chương 3 của luận văn, kết lại vấn đề tác giả đã đưa ra một số quan điểm định hướng và một số nội dung có tính chất đề xuất sau:
- Thứ nhất: Tác giả nêu nên một số Quan điểm định hướng chiến lược của Đảng và nhà nước về việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN đáp ứng với cải cách hành chính.
- Thứ hai: Kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN tỉnh Quảng Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính.
Hy vọng trong tương lai với những giải pháp đồng bộ, những đề xuất này có khả năng áp dụng để giải quyết vấn đề trên thực tế quản lý của địa phương.
KẾT LUẬN
Đội ngũ công chức hành chính nói chung và đội ngũ công chức hành chính tỉnh Quảng Bình nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đội ngũ công chức luôn rèn luyện phấn đấu, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ quản lý, điều hành đất nước. Thực tế hơn 15 năm, từ ngày thành lập lại tỉnh Quảng Bình đến nay, đội ngũ công chức hành chính của tỉnh đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Bình.
Ngày nay, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ công chức hành chính tỏ ra còn nhiều hạn chế về về tổ chức, bộ máy, năng lực trình độ và khả năng phối hợp hoàn thành nhiệm vụ. Đây là lực cản lớn trong lộ trình cải cách nền hành chính nhà nước.
Để khắc phục được những trở ngại này, Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hành chính tỉnh Quảng Bình, những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức trong quá trình cải cách hành chính. Luận văn đã đưa ra những giải pháp có tính hệ thống để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính trên cơ sở những quy định có tính pháp lý của nhà nước, học tập tiếp thu những kinh nghiệm của các nước trong khu vực và một số nước tiên tiến khác.
Do công chức hành chính tỉnh Quảng Bình là một bộ phận của công chức hành chính Việt Nam, nó vừa mang những đặc điểm, tính chất chung của công chức Việt nam, vừa mang những đặc điểm riêng của tỉnh nên một số nhận định, giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức còn mang phụ thuộc chung của cả quốc gia và cần phải có những biện pháp đồng bộ với các bộ, ngành Trung ương, mà ở phạm vi tỉnh không giải quyết được nên khả năng áp dụng luận văn vào thực tiễn cần phải có thời gian; một số giải pháp còn bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, chưa có tính khái quát cao. Đó là những hạn chế của luận văn.
Để luận văn này có tính khả thi, áp dụng vào thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng công chức hành chính tỉnh Quảng Bình, tác giả có một số kiến nghị với
các cơ quan liên quan như sau:
- Đối với Bộ Nội vụ và Chính phủ: cần sớm sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 10/03/2010 về tuyển dụng, sửa dụng và quản lý công chức trong các cơ quan nhà nước hoặc sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật công chức (Luật Công vụ) để luật hóa các hoạt động, trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức. Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành Trung ương an hành đầy đủ tiêu chuẩn ngạch công chức theo danh mục công chức đã được ban hành và hướng dẫn cụ thể hơn nội dung, quy trình công tác thi tuyển công chức.
- Đối với tỉnh Quảng Bình: cần quán triệt xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhất là công chức lãnh đạo các cấp trong việc nâng cao chất lượng công chức hành chính và dành kinh phí thích đáng cho công tác xây dựng cơ cấu chức danh biên chế trong từng cơ quan, kinh phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức, nhất là công chức trong diện quy hoạch của các đơn vị.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO