Những bất cập về chất lượng đội ngũ công chức của tỉnh trước yêu cầu của cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức hành chính và những nhân tố tác động tới chất lượng công chức hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trang 68 - 70)

6 Phó chủ tịch UBND huyện, thị xã 17 59 39 71 7Trưởng phòng thuộc huyện, thị xã11 47451954458

2.3.2. Những bất cập về chất lượng đội ngũ công chức của tỉnh trước yêu cầu của cải cách hành chính

cầu của cải cách hành chính

Bên cạnh những mặt mạnh là cơ bản đã nêu ở trên, thì trước yêu cầu của cải cách hành chính đáp ứng với môi trường kinh tế xã hội thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, chính quy hiện đại đội ngũ công chức của tỉnh còn bộc lộ nhiều bất cập, biểu hiện những điểm sau:

Một là, còn tỷ lệ khá lớn công chức hành chính nhà nước năng lực, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Công chức hành chính nhà nước phần lớn chưa được đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý hành chính nhà nước và pháp luật, kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Đại bộ phận công chức quản lý nhà nước thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và hiểu biết luật pháp quốc tế.

Hai là, kỹ năng nghề nghiệp là một trong những thiếu hụt lớn của công chức hành chính nhà nước của tỉnh hiện nay. Điều này làm cho công chức thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác, hiệu quả công việc không cao.

Ba là, nhiều công chức còn chưa hiểu rõ về chức năng nhiệm vụ công việc mình đang đảm nhận, cũng như còn chưa nắm chắc về chức năng nhiệm vụ của tổ chức và cơ quan mà họ công tác. Một trong những nguyên nhân quan trọng của hạn chế này là do chưa thực hiện tốt vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong công tác quy hoạch cán bộ của tỉnh.

Bốn là, công chức chưa nhận thức được đầy đủ về sự thay đổi công việc trong tương lai, không có khả năng dự đoán dự báo cũng như khả năng thích ứng với môi trường biến động, chưa thực sự sẵn sàng chuẩn bị cho những thay đổi đó. Công chức chưa cảm nhận được những đòi hỏi và áp lực cải cách hành chính.

khá cao, sự kế cận giữa các thế hệ, các nhóm tuổi chưa thể hiện rõ nét. Điều này có thể dẫn tới sự thiếu hụt về nhân lực công chức trong một giai đoạn nhất định.

Sáu là, sự hợp tác phối hợp, hiệp đồng trong công việc, sự chia sẻ thông tin, tinh thần và phương pháp làm việc nhóm của công chức quản lý nhà nước còn thấp. Điều này làm cho năng lực hay sức mạnh tổng hợp của đội ngũ công chức của tỉnh không cao, mặc dù chất lượng của cá nhân công chức quản lý đã được nâng cao đáng kể trong thời gian qua.

Bảy là, một bộ phận công chức quản lý nhà nước chưa thật sự năng động sáng tạo, thiếu tu dưỡng, rèn luyện học tập thường xuyên; thậm chí có người phai nhạt lý tưởng, sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng, cá nhân chủ nghĩa, quan liêu, tham nhũng, nhũng nhiễu dân, làm sói mòn lòng tin của nhân dân, giảm hiệu lực quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước các cấp.

Đánh giá chung về công tác tổ chức và cán bộ, Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần XIV đã nhận xét: Cùng với tiến trình lịch sử đất nước đội ngũ cán bộ đã trải qua hoạt động thực tiễn và qua đào tạo đã có bước trưởng thành hơn, vững vàng trong cơ chế mới, chất lượng hiệu quả công tác không ngừng được nâng lên. Công tác quy hoạch cán bộ đã có bước chuyển biến và đạt kết quả quan trọng.

Về hạn chế trong công tác cán bộ, Nghị quyết Đại hội XIV tỉnh đảng bộ đã chỉ rõ: Một số cán bộ đảng viên thiếu ý thức rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước. Tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của từng tổ chức, của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa được khơi dậy mạnh mẽ. Công tác quy hoạch cán bộ tiến hành chậm, chưa gắn chặt quy hoạch với đào tạo, bổ nhiệm và bố trí cán bộ. Đánh giá cán bộ trong một số trường hợp chưa đảm bảo khách quan, chính xác và còn có tình trạng nể nang, né tránh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức hành chính và những nhân tố tác động tới chất lượng công chức hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w