Các đặc điểm chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc kạn (Trang 59)

* Tuổi:

Đối tƣợng bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình 44,7 ± 14,3. Trong 68 bệnh nhân nhóm tuổi hay gặp nhất là 31-40 chiếm tỷ lệ 29,4%, dƣới 20 chỉ có 1 bệnh nhân (1,5%), trên 60 có 11 bệnh nhân (16,2%), cao nhất là 73 tuổi và thấp nhất là 18 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao là lứa tuổi lao động chính của xã hội, do vậy cần đƣợc quan tâm hơn trong tầm soát và điều trị.

Theo Wei Li và cộng sự tuổi mắc bệnh TNDDTQ từ 15- 89, tuổi trung bình là 54,56 ± 14,19 [56]. Ruigomez nghiên cứu trên 7159 bệnh nhân có bệnh TNDDTQ thấy tuổi trung bình là 50 (thấp nhất là 2 và cao nhất là 79 [51]. Fujiwara nghiên cứu trên 6171 bệnh nhân, tuổi trong nhóm nghiên cứu từ 20- 87 và tuổi trung bình là 46,1 [32]. Theo Đoàn Thị Hoài đa số bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên, tuổi trung bình là 40 ± 10,4 (18- 68) [11]. Trần Việt Hùng tuổi trung bình là 43,04 ± 13,22 (20- 83) [10]. Nguyễn Duy Thắng nghiên cứu tại Bệnh viện Nông nghiệp năm 2010 cũng cho thấy lữa tuổi mắc cao nhất từ 30-49 tuổi, ít nhất là 20 tuổi và cao nhất 70 tuổi. Tuổi trung bình và tỷ lệ mắc theo nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với kết quả của các tác giả Việt Nam, nhƣng trẻ hơn so với kết quả của các tác giả nƣớc ngoài trong các nghiên cứu [32], [51], [56]. Sự khác nhau này có lẽ do sự khác nhau về đối tựợng lựa chọn nghiên cứu, và tuổi thọ trung bình ở các nƣớc phƣơng Tây cao hơn ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo kết quả của chúng tôi tỷ lệ mắc bệnh không tăng theo lứa tuổi. Theo Fujiwara và cộng sự lứa tuổi gặp nhiều nhất là từ 40- 49, và nghiên cứu này c̣ũng nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh c̣ũng không tăng theo lứa tuổi [32].

* Giới:

Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam mắc bệnh TNDDTQ là 51,5% cao hơn nữ (48,5%). Tác giả Nguyễn Tuấn Đức thấy tỷ lệ nam là 67,5% và nữ chỉ 32,5% [7]. Theo tác giả Đoàn Thị Hoài tỷ lệ nam 42,5% và nữ là 57,5% [11] thấp hơn so với tác giả Trần Việt Hùng tỷ lệ nam là 57,3% và nữ là 42,7% [10]. Theo Wei Li và cộng sự nghiên cứu trên 1405 bệnh nhân thấy tỷ lệ nam và nữ là 1,75: 1, tƣơng ứng nam có tỷ lệ 63,4% và nữ có tỷ lệ 36,6% (p < 0,01) [56]. Fujiwara nghiên cứu trên 6035 bệnh nhân, tỷ lệ nam chiếm 67,8% và nữ là 32,2% [32]. Ruigomez nghiên cứu 745 bệnh nhân đƣợc nội soi đƣờng tiêu hoá trên tỷ lệ nam là 54,5% và nữ là 45,5% [54]. Kết quả của chúng tôi có tỷ lệ nam và nữ gần nhƣ nhau không giống với tác giả Trần Việt Hùng và một số tác giả nƣớc ngoài nghiên cứu trên một số lƣợng lớn bệnh nhân. Sự khác nhau này có lẽ do việc chọn đối tƣợng nghiên cứu khác nhau.

* Dân tộc:

Trong nghiên cứu của chúng tôi ngƣời mắc bệnh là dân tộc Tày chiếm 50%, dân tộc Kinh và Dao lần lƣợt là 22,1% và 17,6%.; các dân tộc khác chỉ 10,3%. Các nghiên cứu trong nƣớc chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến tỷ lệ mắc bệnh ở các dân tộc có lẽ do đƣợc tiến hành ở các trung tâm lớn - nơi không có sự đa dạng về các dân tộc sinh sống. Tỷ lệ mắc bệnh theo dân tộc trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tỷ lệ dân cƣ theo từng dân tộc hiện sinh sống ở Bắc Kạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong 68 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy số ngƣời lao động gián tiếp là 37 ngƣời chiếm 54,4%; lao động trực tiếp là 12 ngƣời chiếm 17,6%. Trong nghiên cứu của Trần Việt Hùng thấy tỷ lệ Lao động gián tiếp chiếm 20,7%, trực tiếp chiếm 58,5%. Tác giả Trần Thị Hoài cũng có tỷ lệ nghề nghiệp tƣơng đƣơng: Lao động trực tiếp là 56%, lao động gián tiếp là 32%. Kết quả này có thể nói lên sự thiếu quan tâm đến sức khoẻ của một bộ phận ngƣời dân lao động trực tiếp.

* Địa dư

Trong nghiên cứu chúng tôi thấy có 61,8% bệnh nhân sống ở nông thôn, 38,3% bệnh nhân sống ở thành thị. Điều này không trái ngƣợc với tỷ lệ ngƣời làm gián tiếp chiếm tới 55,4% do đặc điểm riêng của Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, diện tích đất đô thị rất nhỏ. Nhiều ngƣời sống ở ngoài độ thị nhƣng vẫn vào trong đô thị để làm việc hàng ngày. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Saberi-Firoozi M và cộng sự nghiên cứu 1978 đối tƣợng ở miền Nam Iran thấy tỷ lệ mắc TNDDTQ ở nông thôn là 19,8 % cao hơn so với thành thị là 13% [41]. Các nghiên cứu trong nƣớc không thấy đề cập đến địa dƣ của bệnh nhân.

4.1.2 Các yếu tố liên quan đã biết trước

* Hút thuốc lá, uống rượu và ăn nhiều cay, mỡ:

Theo Saberi- Firoozi M và cộng sự nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh TNDDTQ tại Shiraz miền Nam của Iran trên 1978 bệnh nhân mắc bệnh TNDDTQ, đã chỉ ra mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh: thói quen sống (hút thuốc lá, uống rƣợu và cà phê), chế độ ăn chua và nhiều chất béo, một số thuốc nhƣ Aspirin, thuốc chống viêm nonsteroid, thuốc chẹn kênh canxi [44]. Trong một nghiên cứu cắt ngang trên 4095 đàn ông Nhật thấy rằng tỷ lệ hút thuốc lá cũng nhƣ uống rƣợu làm gia tăng tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mắc bệnh TNDDTQ [57]. Nghiên cứu của chúng tôi có 60% số bệnh nhân liên quan đến ít nhất một trong số các yếu tố nguy cơ: rƣợu, hút thuốc lá, sử dụng nhiều gia vị trong thức ăn nhƣ ớt, hạt tiêu, chua và ăn chế độ ăn nhiều mỡ trong đó hút thuốc lá 36,8%; Uống rƣợu 19,1% và ăn cay, nhiều gia vị dầu mỡ là 48,5%. Theo tác giả Trần Việt Hùng tỷ lệ uống rƣợu là 24,4%; Hút thuốc lá 13,4% và ăn chế dộ cay nhiều dầu mỡ là 22% [10]. Tác giả Đoàn thị Hoài thấy có 21,9% hút thuốc lá và 13,7% uống rƣợu trong các đối tƣợng nghiên cứu [11]. Nhƣ vậy tỷ lệ hút thuốc lá, ăn nhiều chất cay nóng dầu mỡ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các tác giả trên biểu hiện ngƣời dân vùng núi vẫn còn hút thuốc lá nhiều. Chế độ ăn cay, nhiều gia vị dầu mỡ cũng do tập tục và khí hậu của địa phƣơng lạnh hơn so với miền xuôi.

* Chỉ số BMI:

Theo Nilsson và cộng sự nghiên cứu sự liên quan giữa tăng BMI và tăng tỷ lệ mắc bệnh TNDDTQ ở cả 2 giới, nhƣng gặp nhiều hơn ở nữ giới. Nguy cơ làm bệnh TNDDTQ tăng lên ở nhóm có BMI cao (BMI= 35) so với nhóm bình thƣờng (BMI= 25), tƣơng đƣơng có OR là 3,3 đối với nam và 6,3 đối với nữ. Các tác giả cho rằng sử dụng liệu pháp hormon thay thế sau mãn kinh có thể là yếu tố liên quan [44]. Trong nghiên cứu của Namish Vakil đã chỉ ra béo phì/tăng BMI là yếu tố nguy cơ độc lập với viêm TQ trào ngƣợc và ung thƣ biểu mô tuyến TQ [47]. Nghiên cứu của Sheu và cộng sự về vai trò của BMI liên quan đến tỷ lệ lành viêm TQ do trào ngƣợc ở mức độ C và D (theo phân độ Los Angeles) đƣợc điều trị bằng Esomeprazole 40mg trong 6 tháng, theo dõi bằng nội soi tháng thứ 1 và thứ 6 đã đƣa ra kết luận, tỷ lệ lành viêm TQ thấp hơn ở tháng thứ nhất là liên quan độc lập với các yếu tố nguy cơ nhƣ BMI >25 kg/m², uống cà phê và thoát vị hoành (p<0,05). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, BMI cao >25 kg/m² thì tỷ lệ lành viêm TQ giảm đi 2,32 lần (p<0,001), nhƣng khi BMI giảm đi >1,5 kg/m² thì tỷ lệ lành viêm TQ tăng lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3,65 lần ở tháng thứ 6 (p=0,014) [50]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Hoài thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì là 32,8%; Tác giả Trần Việt Hùng là 7,3%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thừa cân và béo phì gặp 11,8% trong đó béo phì là 2 ngƣời chiếm 4,4%. Số bệnh nhân có cân nặng bình thƣờng chiếm đa số (77,3%). Kết quả của chúng tôi thấp hơn Đoàn Thị Hoài và các tác giả nƣớc ngoài có thể do đặc điểm về chế độ dinh dƣỡng của ngƣời Việt Nam khác với các nƣớc khác trên thế giới đặc biệt là nghiên cứu ở một tỉnh Miền núi nhƣ Bắc Kạn. Đặc biệt tỷ lệ tổn thƣơng thực quản trên mô bệnh học nhóm thừa cân béo phì là 9/11 (81,8%) cao hơn so với nhóm gầy và cân nặng bình thƣờng là 37/57 (64,9%) tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05). Sự khác biệt không có ý nghĩa có thể do số lƣợng mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít.

Qua nhiều nghiên cứu của chuyên khoa tiêu hoá về tỷ lệ béo phì tăng cao cùng với sự tăng cao các đối tƣợng mắc những rối loạn đƣờng tiêu hoá, trong đó bao gồm cả bệnh TNDDTQ, nên ngƣời ta thấy có một mối liên quan. Để tìm hiểu mối liên quan giữa BMI và bệnh TNDDTQ, theo Nimish Vakil năm 2008, với 44 chuyên gia đầu nghành tiêu hoá và phẫu thuật tiêu hoá đến từ 18 quốc gia khác nhau (Đức, Pháp, Mỹ, Anh...) đã thảo luận dựa trên nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa dịch tễ học của chứng béo phì liên quan đến rối loạn đƣờng tiêu hóa, và cụ thể là bệnh TNDDTQ, thấy rằng dựa trên các nghiên cứu rất nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra nhƣ chế độ ăn nhiều calo, lƣợng mỡ động vật cao có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ bệnh TNDDTQ không? BMI cao có làm tăng tiếtt acid gây tăng số bệnh nhân bị bệnh TNDDTQ không ? Và kết quả là rất ít câu trả lời giải thích đƣợc chính xác mối liên quan này [46]. Theo Wei Li khi nghiên cứu 1405 bệnh nhân viêm TQ trào ngƣợc có 195 bệnh nhân có thoát vị hoành kèm theo chiếm 13,9%, tuổi trung bình của bệnh nhân này là 62,03 ± 14,11 [56]. Savas N. nhận thấy có sự liên quan mật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết giữa thoát vị cơ hoành và mức độ nặng lên của viêm TQ trào ngƣợc tại đoạn 1/3 dƣới thực quản [53]. Theo Wu A. thì sự kết hợp giữa thoát vị cơ hoành, mức độ trào ngƣợc và độ nặng của triệu chứng sẽ trở thành một nguy cơ nhất định của ung thƣ biểu mô tuyến thực quản [58]. Có hai loại thoát vị hoành là thoát vị hoành trƣợt và thoát vị hoành khe. Thoát vị hoành trƣợt có mối liên quan rất rõ đến bệnh TNDDTQ và là một nguy cơ chính, còn thoát vị hòanh khe ngƣời ta chƣa thấy có bất kỳ mối liên quan nào với bệnh TNDDTQ [45]. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào thoát vị hoành, có lẽ do các tổn thƣơng TQ mức độ nhẹ chiếm đa số.

4.1.3. Thời gian mắc bệnh

Theo nghiên cứu của Pace và cộng sự đa số bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng dƣới 3 năm. Mức độ nặng của các triệu chứng càng kéo dài liên quan đến tăng mức độ tổn thƣơng viêm TQ [48].

Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh chủ yếu là dƣới 1 năm (75%), trong đó thời gian dƣới 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (48,5%), số mắc bệnh từ 1-3 năm là 16,2% và bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 3 năm chỉ 8,8%. Kết quả của chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh từ 1-3 năm và trên 3 năm thấp hơn Trần Việt Hùng (tƣơng ứng là 25,6% và 17,1%) [10]. Điều này có lẽ do những năm đầu thế kỷ 21 Bắc Kạn vẫn là một tỉnh nghèo, nền kinh tế chủ yêu là sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế xã hội nhƣ công nghiệp, thƣơng mại, du lịch đƣợc phát triển hơn nên bệnh TNDDTQ mới bắt đầu gia tăng ở Bắc Kạn.

4.1.4. Tiền sử mắc bệnh

* Tiền sử cá nhân:

Theo tác giả Phạm Quang Cử và tác giả Kahrilas (Nguyễn Hoàng Tuấn dịch) bệnh TNDDTQ là một bệnh mạn tính, hay tái phát và tác động kéo dài đến cuộc sống bệnh nhân [6], [24]. Theo tác giả Nguyễn Thu Hƣờng tỷ lệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bệnh nhân không có tiền sử TNDDTQ là 92% [12]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tới 97,1% bệnh nhân không đƣợc chẩn đoán và điều trị bệnh TNDDTQ trƣớc khi đƣợc nghiên cứu. Trong khi đó, khi chúng tôi tiến hành thu thập số liệu qua mẫu bệnh án nghiên cứu, số bệnh nhân đƣợc hỏi về các triệu chứng của bệnh TNDDTQ thì có tới 25% bệnh nhân trả lời xuất hiện triệu chứng trên một năm trong đó trên 3 năm là 8,8%. Từ kết quả trên chúng tôi có thể nhận định rằng, bệnh TNDDTQ là một bệnh mạn tính, biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau nên bác sỹ lâm sàng rất dễ chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót chẩn đoán hoặc quy cho các bệnh khác nhƣ viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thanh quản, viêm mũi xoang...

* Tiền sử gia đình:

Ngƣời ta đã ghi nhận thấy ở một số gia đình có nhiều ngƣời cùng bị bệnh TNDDTQ [42]. Nói chung, các nghiên cứu chƣa chứng minh đƣợc bệnh TNDDTQ có tính chất gia đình, nhƣng một vài nghiên cứu đã cho thấy tính chất gia đình rõ rệt trong cả 2 bệnh: TQ Barrett và ung thƣ biểu mô tuyến TQ [33]. Trong một nghiên cứu gần đây ở Mỹ về bệnh TNDDTQ trên các cặp sinh đôi, tỷ lệ mắc bệnh TNDDTQ tăng trên trẻ sinh đôi cùng trứng so với trẻ sinh đôi khác trứng. Và từ đó đã đặt ra giả thuyết là yếu tố gien chiếm một tỷ lệ nhất định trong số bệnh nhân mắc bệnh TNDDTQ. Hơn nữa cũng trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh TNDDTQ ở trẻ em có liên quan đến nhiễm sắc thể 13q14. Mặc dù có một số nghiên cứu gần đây phản bác lại quan điểm này, nhƣng ngƣời ta không thể loại trừ đƣợc yếu tố gien trong bệnh TNDDTQ [16], [43].

Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân không có tiền sử gia đình mắc bệnh TNDDTQ (92,6%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Hƣờng tỷ lệ bệnh nhân không có tiền sử gia đình bị TNDDTQ là 97,3% [12]. Chúng tôi cũng có thể lý giải điều này là do nhận thức, thói quen của một bộ phận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân dân ngại không đi khám bệnh khi các triệu chứng không thật sự thƣờng xuyên và làm ảnh hƣởng quá nhiều đến sinh hoạt, lao động. Tuy nhiên, số lƣợng bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi còn ít, cần nghiên cứu trên một số lựợng lớn hơn để có thể đƣa ra kết luận chính xác hơn.

Một số tác giả nghiên cứu về TNDDTQ cho thấy ở Việt Nam trƣớc đây bệnh này ít đƣợc nghiên cứu. Gần đây tỷ lệ bệnh này tăng lên đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Có thể do sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến gia tăng của các bệnh không lây nhiễm nhƣ bệnh Gút, đái tháo đƣờng,...trong đó có bệnh TNDDTQ. Chính vì lẽ đó trong nghiên cứu này bệnh nhân TNDDTQ không có tiền sử hoặc không biết mình có tiền sử gia đình mắc bệnh TNDDTQ.

4.1.5. Các triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng của triệu chứng lâm sàng

Trong các lý do vào viện nuốt nghẹn và n ó n g s a u x ƣ ơ n g ứ c là hai triệu chứng hay gặp nhất với tỷ lệ tƣơng ứng là 42,6% và 30,9% tiếp theo là đau thƣợng vị là 23,5% so với các tác giả khác nhƣ Trần Việt Hùng thì ợ chua (73,2%), nóng rát sau xƣơng ức (69,5%) và đau thƣợng vị (74,4%)[10]. Theo Đoàn Thị Hoài thì chủ yếu là đau thƣợng vị (48%), ợ chua (19%) và nóng rát sau xƣơng ức (15%) [11]. Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt là do chúng tôi chỉ lấy một triệu chứng chính duy nhất khiến bệnh nhân phải đến viện. Có những bệnh nhân mặc dù đến khám với lý do đau thƣợng vị

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc kạn (Trang 59)