Các triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 69)

Trong các lý do vào viện nuốt nghẹn và n ó n g s a u x ƣ ơ n g ứ c là hai triệu chứng hay gặp nhất với tỷ lệ tƣơng ứng là 42,6% và 30,9% tiếp theo là đau thƣợng vị là 23,5% so với các tác giả khác nhƣ Trần Việt Hùng thì ợ chua (73,2%), nóng rát sau xƣơng ức (69,5%) và đau thƣợng vị (74,4%)[10]. Theo Đoàn Thị Hoài thì chủ yếu là đau thƣợng vị (48%), ợ chua (19%) và nóng rát sau xƣơng ức (15%) [11]. Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt là do chúng tôi chỉ lấy một triệu chứng chính duy nhất khiến bệnh nhân phải đến viện. Có những bệnh nhân mặc dù đến khám với lý do đau thƣợng vị nhƣng khi hỏi bệnh kỹ thấy họ có những biểu hiện lâm sàng của TNDDTQ và nội soi có tổn thƣơng TQ. Những bệnh nhân này đến khám thƣờng nghĩ ngay đến bệnh lý loét hoặc bệnh lý rối loạn vận động ống tiêu hóa không có loét. Vì vậy không chỉ những bệnh nhân ợ chua hay nóng rát sau xƣơng ức mới chú ý đến TNDDTQ. Hội nghị toàn cầu tại Montreal về TNDDTQ đã nhận định rằng đau thƣợng vị có thể là triệu chứng chủ yếu của TNDDTQ [13].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những bệnh nhân này thƣờng đến khám ở các chuyên khoa khác rồi đƣợc chuyển đến khám chuyên khoa tiêu hóa hoặc cho chỉ định nội soi để chẩn đoán phân biệt.

Các đối tƣợng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn đều dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán Rome III với các đặc điểm:

Có 1 trong các triệu chứng - Nóng rát sau xƣơng ức - Đau ngực không do tim - Ợ chua

- Nuốt nghẹn

Trong nghiên cứu của chúng tôi ba triệu chứng gặp nhiều nhất là vƣớng nghẹn ở cổ 85,3%; ợ chua 60,3%; đau thƣợng vị 54,4%; nóng rát sau xƣơng ức 52,9%. Các triệu chứng ngoài đƣờng tiêu hoá gồm, khàn tiếng 52,9%; ho dai dẳng 26,5%; đau ngực không do tim 17,6%. Tại Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108 theo tác giả Mai Hồng Bàng nghiên cứu 72 bệnh nhân thấy tỷ lệ ợ chua là 65,2%, Nóng rát sau xƣơng ức 34,1% [1]; Tác giả Vũ Văn Khiên thấy tỷ lệ triệu chứng nóng rát sau xƣơng ức là 86,6% ợ chua là 58,3% đau thƣợng vị 38,3% [2]. Theo Phạm Quang Cử Tỷ tổng hợp các nghiên cứu ở nƣớc ngoài thấy tỷ lệ ợ chua 67,7%; đau thƣợng vị 52%; ho kéo dài 14,2%; khàn tiếng 9,4% [6]. Tỷ lệ của chúng tôi có sự khác biệt có thể do chẩn đoán ở một số bệnh nhân đƣợc chuyển từ chuyên khoa Tai Mũi Họng sang với các triệu chứng nghi trào ngƣợc ngoài cơ quan tiêu hóa nhƣ ho dai dẳng nhất là về đêm. Do vậy tỷ lệ triệu chứng ngoài cơ quan tiêu hóa của chúng tôi cao hơn các tác giả khác.

Hầu hết các bệnh nhân của chúng tôi có thời điểm xuất hiện hai triệu chứng chính là ợ chua và nóng rát vào cả ban ngày và ban đêm với tỷ lệ tƣơng đƣơng. Theo Trần Việt Hùng thì thời điểm đa số xuất hiện ợ chua (75%) và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nóng rát (66,7%) vào ban ngày, tỷ lệ xuất hiện vào ban đêm thấp (17% nóng rát và 10% ợ chua), nhƣng có cả ngày lẫn đêm là 15%. Theo Bajaj J và cộng sự cơ chế gây trào ngƣợc vào ban đêm do: động tác nhai giảm dẫn đ ến giảm nhu đ ộng của thực quản. Vào ban đ êm, lƣợng nƣớc bọt tiết ra giảm xuống, tại đoạn dƣới thực quản không có nƣớc bọt kết hợp giảm nhu động làm chậm quá trình kiềm hóa tại đây, điều này gây ra trào ngƣợc acid từ dạ dày lên [26].

Qua thống kê tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng: ợ chua và đau thƣợng vị có tần xuất gặp thƣờng xuyên nhiều nhất (45,6% và 42,6%), còn các triệu chứng buồn nôn và nóng rát sau xƣơng ức mức độ chỉ thỉnh thoảng. Nghiên cứu của chúng tôi gần với nghiên cứu của Motoyasu Kusano và cs [45]. Có một số triệu chứng lâm sàng nhƣ đầy bụng, ợ hơi, đầy ứ khi ăn có trong bệnh lý chƣớng bụng không loét. Điều này có thể lý giải rằng bệnh lý TNDDTQ nằm trong nhóm bệnh cảnh chung rối loạn vận động của ống tiêu hóa [45].

Một nghiên cứu của Valle C. về bệnh TNDDTQ và rối loạn giấc ngủ thấy triệu chứng nóng rát sau xƣơng ức xuất hiện lúc nửa đêm là khá phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân không thông báo triệu chứng này cho Bác sỹ, trừ khi họ đƣợc hỏi những câu hỏi đặc biệt. Ngoài ra số bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng khác xuất hiện nửa đêm nhƣ cảm giác nghẹt thở, ho... và những triệu chứng này làm rối loạn giấc ngủ bệnh nhân. Nghiên cứu này chỉ ra có tới 47% bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ do các triệu chứng của bệnh xuất hiện lúc nửa đêm [55]. Kết quả của chúng tôi có tới 82% bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ.

Trong một nghiên cứu khác của Saberi đã chỉ ra chế độ ăn chua cay, thức ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh TNDDTQ [44]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi đƣợc hỏi thì có tới 69,1% bệnh nhân buộc phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiêng những thức ăn, đồ uống mình thích nhƣ chua cay, hạt tiêu, uống rƣợu, và thức ăn rán có nhiều mỡ vì những triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra cho bệnh nhân. Nghiên cứu của Wahlqvist P. và cộng sự về mối liên quan giữa mức độ nghiêm trọng của nóng rát sau xƣơng ức tác động tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân: bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng nóng rát sau xƣơng ức, những lý do khác tác động tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân chiếm khoảng 8%, nhƣng nếu có biểu hiện triệu chứng này từ mức độ nhẹ đến nặng thì mức độ ảnh hƣởng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân tăng lên rất rõ rệt [56].

Trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá mức độ ảnh hƣởng của bệnh TNDDTQ lên khả năng lao động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày gặp 41,2% bệnh nhân. Kết quả của chúng tôi tƣơng đƣơng các tác giả khác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 69)