Những nghiên cứu về nhân giống cây hoa lan ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều tra, thu thập một số loài lan rừng quý, có giá trị kinh tế tại bắc kạn (Trang 27 - 29)

* Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt

Đối với hoa lan việc tự thụ phấn là rất khó khăn, trong thực tế việc thụ phấn phải nhờ côn trùng hoặc thụ phấn nhân tạo bởi con người. Nhân giống bằng hạt không phải là phương pháp mới, mặc khác hạt lan khó nảy mầm nên phương pháp này không được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Phương pháp này chỉ được sử dụng chủ yếu trong lai tạo nhằm tạo ra những giống mới với những đặc tính ưu việt mong muốn của con người.

Năm 1990 các cán bộ kỹ thuật của Đà Lạt đã thực hiện các phép lai đầu tiên trên cơ sở chọn lọc những giống cây bố và mẹ mang các đặc tính tốt. Chi lan RenantheraVanda đã đáp ứng các yêu cầu mục đích đa dạng về mặt sưu tập, từng bước tạo tiền đề cho cho việc khai thác kinh tế lan cắt cành tại Việt Nam.

* Nhân giống bằng phương pháp tách chiết.

Là phương pháp đơn giản, dễ làm, không tốn kém, tuy nhiên hệ số nhân giống không cao. Tác giả Nguyễn Việt Thái (2002) cho rằng: Bất kể tháng nào trong năm cũng có thể tách chiết lan để trồng được. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất cho việc tách chiết là vào đầu mùa mưa, khí trời mát mẻ, cây đang đà phát triển

22

mạnh. Đối với lan đơn thân, Nguyễn Việt Thái cho rằng: Kinh nghiệm nên dùng phần ngọn được tách ra trồng sẽ ra hoa nhanh hơn so với các lan đoạn ở phần thân. Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) thì phương pháp nhân giống bằng tách chiết với 3 giả hành có thể dùng cho tất cả các loài lan đa thân, trừ các giống như

Cymbidium, phaius... có thể dùng 2 giả hành duy nhất. Đối với các loài

Dendrobium như: Dendrobium caesar Alba, Dendrobium ceasar Latil,

Dendrobium popadour có thể cắt cây để nhân giống khi giả hành cây con trưởng thành. Nếu cắt quá non sẽ cho kết quả không tốt. Đối với các loài lan

Dendrobium yếu hơn như DendrobiumJacqueline Thomas, Dendrobium theodore Takiguchi... có thể đợi cây con mọc thêm 1 giả hành mới thì việc nhân giống mới đảm bảo hơn.

* Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Công nghệ nuôi cấy mô tế bào Invitro, trong một thời gian ngắn có thể sản xuất một số lượng các giống khỏe và sạch bệnh. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện nông nghiệp) là một trong các cơ sở nghiên cứu chính về nuôi cấy mô nói chung. Theo Nguyễn Quang Thạch và cộng sự thì: Cây lan dễ nhân giống trong ống nghiệm và có hệ số nhân giống cao, môi trường chính cho nuôi cấy lan là môi trường Knudson C. Trung tâm hoa cây cảnh kết hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành được nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến quá trình nhân nhanh và khả năng ra rễ của chồi của các giống lan Hồ Điệp.

Tác giả Hoàng Ngọc Thuận và cộng sự cho rằng: Ngày nay việc nhân giống lan bằng hạt trong môi trường invitro khá phổ biến ở nhiều phòng thí nghiệm của Việt Nam với các ưu điểm: Thời gian cho cây con nhanh, hệ số nhân giống cao, giá thành hạ và cây sinh trưởng nhanh.

Tác giả Trần Văn Minh, Nguyễn Văn Uyển ở Viện Sinh học - Trung tâm KHKT và CNQG, TP Hồ Chí Minh khi thực hiện nghiên cứu về vấn đề vi nhân

23

giống phong lan nhóm Dendrobium trên quy mô công nghiệp, nhân giống invitro đã đi đến kết luận:

- Vi nhân giống

Môi trường MS (1962) là môi trường nuôi cấy cơ bản thích hợp cho nhân giống hoa lan nhóm Dendrobium invitro

BA (1mg/l) + IBA (0,1mg/l) là tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng bổ sung thích hợp nhân giống hoa lan nhóm Dendrobium invitro

Hàm lượng nước dừa 15% là chất hữu cơ bổ sung hữu hiệu nâng cao hiệu suất phát sinh chồi trong quá trình nhân giống hoa lan nhóm Dendrobium invitro

- Tái sinh invitro

Môi trường nuôi cấy cơ bản MS vẫn là môi trường thích hợp cho tái sinh và vươn thân hoa lan nhóm Dendrobium invitro.

BA 0,1mg/l + CW 20% là tổ hợp các chất sinh trưởng và chất hữu cơ bổ sung đạt hiệu suất cao trong tái sinh và vươn thân chồi hoa lan nhómDendrobium

invitro.

Chiều cao chồi ban đầu thích hợp khi đưa vào nuôi cấy tái sinh là 20mm.

Một phần của tài liệu Điều tra, thu thập một số loài lan rừng quý, có giá trị kinh tế tại bắc kạn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)