Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ

Một phần của tài liệu Điều tra, thu thập một số loài lan rừng quý, có giá trị kinh tế tại bắc kạn (Trang 33 - 34)

Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ được thành lập theo Quyết định 1804/QĐ-UB, ngày 01/9/2003 và đi vào hoạt động từngày 01/12/2004 theo Quyết định số2033/QĐ-UB, ngày 12/10/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Khu bảo tồn có tổng diện tích là 14.772 ha nằm trên địa bàn các xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh huyện Na Rì và xã Cao Sơn, VũMuộn huyện Bạch Thông. Trong đó, vùng lõi Khu bảo tồn chia làm 2 phân khu bảo vệ: Phân khu bảo vệnghiêm ngặt: 11.505 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 3.267 ha.

Đặc điểm hệsinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ:

- Hệ thực vật rừng: có 798 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 541 chi và 69 họ, trong đó có các loài thực vật quý hiếm có giá trịcao được ghi trong sách đỏViệt Nam như: Nghiến, Trai lý, Đinh, Lát hoa, Du Sam núi đá, Thiết sam giả, Lan kim tuyến… Đặc biệt là 2 loài Du sam núi đá (Keteleeria davidiana), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis) phân bố trên đỉnh núi đá vôi hiện nay số lượng quần thể còn rất ít.

- Hệ động vật: Do đặc điểm vị trí địa lý khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷthuộc vùng cao của hai huyện Na Rì và Bạch Thông, diện tích rừng tựnhiên còn nhiều, đặc biệt là rừng trên núi đá vôi ít bị tác động

28

chiếm tỷ lệ lớn, tập trung trong cánh cung Ngân Sơn. Cùng với địa thế núi đá hiểm trở, là nơi cưtrú của nhiều loài động vật rừng phong phú về thành phần và số lượng. Bước đầu xác định trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ có 386 loài, 108 họ, 29 bộ của 4 lớp động vật. Trong đó đã phát hiện được 56 loài động vật có tên trong sách đỏViệt Nam và Nghị định số32 của Chính phủ như: Voọc đen (Trachypithercus francoisi francoisi), Vượn đen tuyền (Hylobates concolor nasutus) (Nomascus nasutus), Voọc mũi hếch (Rhinophithecus avunculus), Cu li lớn, Cu li nhỏ, Gấu ngựa, Gấu chó, Hổ, Báo, Hươu xạ (Moschus berezovskii), Trĩ đỏ, rùa hộp, Rắn hổ mang… có giá trị bảo tồn nguồn gen rất cao, đang được sựquan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Điều tra, thu thập một số loài lan rừng quý, có giá trị kinh tế tại bắc kạn (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)