Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích là: 1.788 ha, diện tích vùng đệm 7.508 ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92% tổng diện tích KBT, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận hai thôn Nà Dạ và thôn Bản Khang xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Về thực vật: KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo tồn cao. Tại đây có nhiều loài cây gỗ quý, các loại cây có giá trị dược liệu, các loài đặc hữu như: Các loài gỗ quý Thông pà cò (Pinus kwangtungensis) thường tập trung trên các đỉnh núi KBT, Chò đãi (Annamocarya sinensis) thường tập trung dọc các khe suối ẩm và thung lũng, Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri), Nghiến (Excentrodendron tonkinense) là loài đặc hữu của miền Bắc Việt Nam và miền Nam của Trung Quốc, đây cũng là loài chiếm ưu thế ở các sườn núi đá vôi khu vực Nam Xuân Lạc. Các loài cây dược liệu quý Mã hồ (Mahonia nepalensis), Bát giác
29
liên (Podophyllum tonkinense)..., Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia) phân bố rải rác trong KBT. Các loài Lan hài: Tiên hài (Paphiopedilum hirsutissimum), Hài mạng đỏ tía (Paphiopedilum micranthum), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus)..., và Tuế (Cycas balansae) cũng là những đối tượng quan trọng của công tác bảo tồn trong khu vực.
30
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 3.1. Nội dung
3.1.1. Nội dung 1: Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại Bắc Kạn. Bắc Kạn.
- Điều tra thu thập mẫu vật tại 3 điểm: + Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể
+ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ huyện Na Rì
+ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn
3.1.2. Nội dung 2: Phân loại và nhân giống bằng tách thân một số giống lan quý tại Bắc Kạn lan quý tại Bắc Kạn
- Phân loại để lựa chọn những loài quý, có giá trị kinh tế cao và có khả năng nhân giống.
- Nhân giống bằng tách thân
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018.
- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành ở Trạm Nghiên cứu Đồn Đèn xã Khang Ninh huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại Bắc Kạn.
a. Điều tra thực địa
Lập phiếu điều tra phỏng vấn người dân sống vùng đệm
Điều tra thực địa, tìm hiểu đặc điểm sinh học và điều kiện sống tự nhiên của các loài lan hiện có tại Bắc Kạn
Kế thừa tài liệu điều tra thực vật của các nhà khoa học đã khảo sát tại Bắc Kạn trong những năm trước.
31
b. Phòng thí nghiệm:
Định tên khoa học dựa trên các đặc điểm hình thái của các cơ quan sinh dưỡng, các cơ quan sinh sản....(bộ phận thân, rễ, lá, cụm hoa và khối phấn)
Tra cứu định loại, bảng mô tả và so sánh hình ảnh với các tài liệu
c. Tại vườn:
Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển các loài thu thập được
Việc tuyển chọn một số loài lan rừng có triển vọng để làm cơ sở ban đầu phục vụ cho công tác nhân giống, dựa vào các tiêu chí sau:
+ Các loài lan có hoa đẹp, được đại đa số người trồng hoa ưa chuộng hiện đang bị khai thác với số lượng lớn.
+ Các loài có hoa to, lâu tàn
+ Các loài đặc hữu quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao
3.3.2. Nhân giống bằng tách thân một số giống lan quý tại Bắc Kạn
+ Bước 1: Dùng tay tách hết các giá thể cũ còn bám vào gốc cây.
+ Bước 2: Dùng que (như đũa) chọc vào giữa các khe cho giá thể còn bám lại xung quanh bong ra hết.
+ Bước 3: Dùng dao cắt thật sắc, đổ cồn vào dụng cụ và đốt trước khi cắt để phòng lây lan nấm bệnh. Cắt bỏ sạch những rễ đã hư thối.
+ Bước 4: Xác định điểm cắt tách. Mỗi đơn vị tách ra nên có từ 3 giả hành trở lên, hướng tách ra phải còn đủ mắt ngủ có thể phát triển thành chồi non. Đánh dấu điểm cần cắt trước sau đó mới tiến hành cắt. Đơn vị lan mới tách ra, cần vệ sinh sạch sẽ, cắt bỏ rễ thối, hỏng, xả sạch dưới vòi nước, để ráo, bôi vôi vào vết cắt.
+ Bước 5: Là khâu trồng lại: trồng chậu, ghép bảng rớn
3.3.3.Các chỉ tiêu theo dõi
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến phần cao nhất của cây. - Số lá/cây: Tổng số lá xanh trên cây
32
Tổng số lá các cây theo dõi - Số lá trung bình (lá) =
Tổng số cây theo dõi - Màu sắc lá (cảm quan): xanh, xanh nhạt, xanh đậm. - Số nhánh/cành
Tổng số nhánh Số nhánh trung bình =
Tổng số cây - Màu sắc hoa, mùi hương
- Đánh giá sâu bệnh hại:
Đánh giá theo cấp hại: theo Tiêu chuẩn 10TCN 224-2003 Nông nghiệp Việt Nam.
Bệnh hại Sâu hại
Cấp 1 < 1% diện tích lá Cấp 0: Không bị hại
Cấp 3 1-5% diện tích lá Cấp 1: Nhẹ (Vết đục, cắn xuất hiện rải rác) Cấp 5 5-25% diện tích lá Cấp 2: Trung bình (<1/3 số lá trên cây) Cấp 7 25-50% diện tích
lá Cấp 3: Nặng (> 1/3 số lá trên cây) Cấp 9 >50% diện tích lá
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý thống kê toán học trên máy tính theo chương trình Excel 2007.
33
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thực hiện các nội dung
4.1.1. Nội dung 1: Điều tra, thu thập và lưu giữ một số giống lan quý tại Bắc Kạn. Bắc Kạn.
Chúng tôi đã tiến hành đi điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và thu thập hoa lan tại 3 địa điểm gồm: Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ huyện Na Rỳ và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, kết quảđược tổng hợp tại bảng 01:
Bảng 4.1: Kết quả điều tra, thu thập các loại hoa lan của đề tài
STT Loài lan
Địa điểm Vườn Quốc gia
Ba Bể
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim
Hỷ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc 1 Dáng hương thơm X X X
2 Lan hoàng thảo kèn X
3 Phi Điệp tím, vàng X X X
4 Trầm tím X X
5 Lan Đai châu X X X
6 Lan long tu X
7 Lan đuôi cáo X X X
8 Hoàng thảo kim thoa X
9 Lan hoàng lạp X X
10 Lan van đa X x
11 Lan da báo X X X
12 Vảy rồng X X X
13 Tam bảo sắc X
14 Lan kiều X X
15 Lan hạc vĩ X X X
16 Hoàng thảo đùi gà X X X
17 Kiếm lô hội X X X
Tổng 15 11 13
Nhận xét: Qua bảng 01 ta thấy số lượng và chủng loại hoa lan như sau: + Khu vực vườn Quốc gia Ba Bể huyện Ba Bể có 15 loài
34
+ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ huyện Na Rỳ có 11 loài
+ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn có 13 loài. ………..
* Tiêu chí tuyển chọn các loài lan quý:
Thực vật rừng quý hiếm là những loài có giá trị đặc biệt về khoa học, kinh tế và môi trường, có số lượng, trữ lượng ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt chủng. Dựa theo tính chất và mức độ quý, hiếm của thực vật rừng, Nghị định số 18/HĐBT đã sắp xếp chúng thành 2 nhóm trong Danh mục thực vật rừng quý, hiếm, cụ thể là: Nhóm I: gồm những loài thực vật (IA) đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có nguy cơ diệt chủng. Nhóm II: gồm những loài thực vật có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt và có nguy cơ diệt chủng. Theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ: về tiêu chí xác định và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì các Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ.
Theo đó, Việc tuyển chọn một số loài hoa lan quý dựa vào các tiêu chí sau:
+ Loài lan có hoa đẹp, lâu tàn, kết hợp với phiếu điều tra được người trồng lan ưa chuộng và tham khảo các tài liệu
+ Các loài đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao
+ Loài có giá trị kinh tế cao và có khả năng nhân giống
Kết quả đã chọn được 04 loài lan đang được ưa chuộng và có thể nhân giống bằng phương pháp tách thân gồm: Hoa lan Phi điệp tím, hoa lan Trầm, hoa lan Kèn, hoa lan Long tu (ngoài ra chúng tôi còn nhân một số loài lan khác như; hạc vỹ, da báo, đùi gà, ...)
* Các loài lan thu thập đưa về vườn lưu giữ được chúng tôi chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của TG Nguyễn Xuân Linh:
35
- Tưới nước: Vào mùa nắng tưới 2lần/ngày vào lúc 9 giờ sáng và vào lúc 3 giờ chiều (trừ những ngày có mưa tưới 1 lần).
- Bón phân: Sử dụng phân phun qua lá. Đối với lan 6 -12 tháng, phun phân NPK loại 30-15-10 nồng độ 2000 ppm (2g/l) định kỳ 7 ngày/lần
- Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ: Bệnh hại lan có nhiều loại do nấm và vi khuẩn trong đó phải kể đến bệnh phổ biến đốm lá, thối nõn, thối rễ có thể dùng Boóc đô hoặc Zinep. Ruồi đục lá, bọ trĩ, rệp son có thể dùng Vofatoc, Dipterex để phun phòng trừ. Định kỳ phun 7 ngày/lần..
Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của các loài lan thu thập được nuôi trồng được thể hiện bảng 03
4.1.1.1. Đặc điểm hình thái của các giống phong lan bản địa
Kết quả tổng hợp về đặc điểm hình thái của các giống phong lan bản địa được trình bày ở bảng 03 :
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái của các loài lan hài và phong lan bản địa
TT Loài Chiều cao cây (cm) Loại hình thân Khả năng phân nhánh Hình dạng thân
1 Dáng hương thơm 42 Đơn thân ít Hình trụ
2 Lan kèn 28 Đa thân Trung bình Hình trụ
3 Phi Điệp tím 37 Đa thân Nhiều Hình trụ
4 Trầm tím 21 Đa thân Nhiều Hình trụ
5 Lan Đai châu 22 Đơn thân ít Hình trụ
6 Lan long tu 34 Đa thân Nhiều Hình trụ
7 Lan đuôi cáo 36 Đơn thân ít Hình trụ
8 Hoàng thảo kim thoa 46 Đa thân Nhiều Hình trụ
9 Lan hoàng lạp 23 Giả hành Trung bình Củ tròn
10 Lan van đa 53 Dơn thân ít Hình trụ
11 Lan da báo 34 Đơn thân ít Trụ
12 Vảy rồng 16 Giả hành Trung bình Củ tròn
13 Tam bảo sắc 42 Đơn thân ít Trụ
14 Lan kiều 35 Đa thân Trung bình Trụ
15 Lan hạc vĩ 63 Đa thân Nhiều Tròn
16 Hoàng thảo đùi gà 45 Đa thân Nhiều hơi dẹt Tròn
36
Nhận xét: Qua bảng 03 ta thấy: Đặc điểm thân của các giống lan thu thập vô cùng đa dạng, thân cây có thể dạng đơn thân như các loài lan (Tam bảo sắc, Đai châu, Đuôi cáo...) Dạng đa thân như một số loài lan (Phi điệp, long tu, lan trầm, lan kèn...) loại hành giả như một số loài lan (Vảy rồng, lan kiều...), Loại đơn thân khả năng phân nhánh ít như lan đai châu, đuôi cáo... Ngược lại đối loại lan đa thân, giả hành, củ giả thì khả năng nhân nhánh của chúng rất mạnh như lan phi điệp, lan trầm, lan long tu...
4.1.1.2 Đặc điểm hình thái lá và hoa các loài phong lanbản địa
Kết quả tổng hợp về đặc điểm hình thái của lá và thời gian ra hoa của các giống phong lan bản địa được trình bày ở bảng 04:
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái lá và thời gian ra hoa của các loài phong lan bản địa TT Loài Hình dạng lá Vị trí ra hoa Dạng hoa Thời gian nở hoa Mùi thơm
1 Dáng hương thơm Thuôn
dài Nách lá Chùm dài Tháng 8-9 Thơm 2 Lan kèn Thuôn dài nhọn Nách lá Đơn Tháng 3-4 Thơm nhẹ 3 Phi Điệp tím Trứng
ngược Đốt thân Đơn
Tháng 4-5
Thơm mát
4 Trầm tím Trứng
ngược Đốt thân Đơn Tháng 5 Thơm
5 Lan Đai châu Thon dài chùm Tháng
1-2
Rất thơm
6 Lan long tu Trứng
ngược Đốt thân Đơn
Tháng 2-3
Thơm mát
7 Lan đuôi cáo Thon dài Nách lá Chùm
dài
Tháng
6-7 Thơm
37 TT Loài Hình dạng lá Vị trí ra hoa Dạng hoa Thời gian nở hoa Mùi thơm thoa nhọn 3-4
9 Lan hoàng lạp Thôn dài Gần ngọn Hoa
chùm
Tháng 4-5
Không thơm
10 Lan van đa Trụ tròn Nách lá Trục
thân Tháng 7 thơm
11 Lan da báo Thuôn
trái xoan Nách lá Chùm Tháng 4
Thơm nồng mùi quế
12 Vảy rồng Thuôn Củ giả Chùm
dài
Tháng
6-7 Ít thơm
13 Tam bảo sắc Thuôn
dài Nách lá
Chùm dài
Tháng
5-6 Thơm
14 Lan kiều Thuôn
tròn Đốt ngọn Chùm dài Tháng 4,5, 7 Ít thơm 15 Lan hạc vĩ Thuôn nhọn Đốt thân đơn Tháng 3-4 Không thơm
16 Hoàng thảo đùi gà Lá thuôn
hình giải Nách lá Cụm nhỏ
Tháng
3-4 Thơm
17 Kiếm lô hội Thuôn
cứng Gốc củ
Chùm dài
Tháng
3-4 Ít thơm
Nhận xét: Nhìn vào bảng 04, chúng ta thấy: Thời gian ra hoa của các loài hoa lan bản địa tập trung vào vụ xuân-hè, riêng loài lan Dáng hương là ra hoa vào vụ hè - thu. Mùi của hoa đại đa số là không thơm hoặc ít thơm, chỉ có Đai châu là rất thơm, một số loa lan như lan Da Báo, Hoàng thảo đùi gà, trầm, đuôi cáo ... là có mùi thơm, một số loài không có mùi thơm như; Hạc vỹ, Hoàng lạp
38
4.1.1.3. Tình hình sâu bệnh hại
Qua theo dõi chúng tôi thấy, sâu bệnh là một vấn đề ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, nhân giống và nuôi trồng hoa lan. Sâu bệnh rất dễ phát sinh nếu môi trường không thuận lợi, điều kiện chăm sóc kém, không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Tại Đồn Đèn cây lan thu thập về nuôi trồng tại đây thường gặp 02 loại bệnh sau:
+ Bệnh không lây truyền: Tức là bệnh không lan từ cây bệnh sang cây khác. Xuất hiện những bệnh như: Thối nõn, thối rễ và đốm đen ở trên lá lan.
+ Bệnh truyền nhiễm: Bệnh này do các loại nấm, vi khuẩn và vi rút gây nên. Các bệnh thường gặp như: bệnh thối mềm lá do vi khuẩn Erwinia carotovara xâm nhập vào vết thương cơ giới gây nên.
Lan không chỉ bị các loại bệnh gây hại mà nó còn bị một số loài sâu cắn phá. Lan thường bị các loại sâu hại thân lá như: sâu róm và sên...
Nhưng do đề tài chăm sóc đúng theo quy trình, thường xuyên phun phòng sâu, bệnh định kỳ nên đã hạn chế sâu bệnh.
4.1.2 Nội dung 2: Nhân giống bằng tách thân một số giống lan bản địa
Kết quả nhân giống bằng phương pháp tách thân, chồi (Ki) được 10 loài với 154 giò sau:
Bảng 4.4: Kết quả nhân giống bằng phương pháp tách thân
STT Loài lan Đơn vị tính Số lượng
1 Lan Kèn Giò 9
2 Phi Điệp tím, vàng Giò 15
3 Trầm tím Giò 17
4 Lan Long tu Giò 21
5 Lan Hoàng lạp Giò 16
6 Lan da Báo Giò 18
7 Vảy rồng Giò 12
8 Lan Kiều Giò 15
9 Lan Hạc vĩ Giò 19
10 Hoàng thảo đùi gà Giò 12
39
Nhận xét : Qua bảng 05 chúng ta thấy số lượng hoa lan được tách thân rất khác nhau, không đồng đều, số lượng nhiều nhất là hoa lan Long tu 21 giò và ít nhất là hoa lan Kèn9giò, còn lại giao động từ 12 đến 19giò.
4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống phong lanbản địa.
Qua theo dõi đặc điểm sinh trưởng và phát triển các loài hoa lan, chúng tôi tổng hợp kết quả tại bảng 06 :
Bảng 4.5: Khả năng sinh trưởng của một số loài lan rừng nuôi trồng và