Thích Đàm Lượng Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 26 - 30)

Dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế . -Hội Phật giáo Hoa Lư . -Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng . -Tổ chức HEDO 215.500.000 2013- 2014 - 3 ghế đá. - 261 quyển vở. -100 quyển vở

- Ông Giản, cha mẹ HS. HS.

- Thích Đàm Lượng.- Công ty TNHH - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Việt Phương. - 150.000.000 - 150.000 - 17.000.000 - Tổ chức HEDO - Ông An - Quỹ Marubeni 170.627.000 Tổng 228.150.000 2.754.874.000

Trong tổng số 228.150.000 đồng số tiền mặt huy động được là toàn bộ số tiền dùng khen thưởng cho giáo viên, học sinh và làm quỹ học bổng. Cụ thể:

Năm học 2009- 2010 Quỹ Giáo dục Marubeni Nhật Bản tại Việt Nam khen thưởng cho 10 giáo viên (500.000 đồng/giáo viên), 40 học sinh (400.000 đồng/học sinh) với tổng kinh phí 21.000.000 đồng. Các cá nhân giáo viên của trường phát thưởng cho những học sinh đoạt giải các cuộc thi kinh phí 1.000.000.

Năm học 2010- 2011, các cá nhân giáo viên của trường phát thưởng cho những học sinh đoạt giải các cuộc thi kinh phí 4.000.000 đồng.

Năm học 2011- 2012 Quỹ Giáo dục Marubeni Nhật Bản tại Việt Nam khen thưởng cho 5 giáo viên (500.000 đồng/giáo viên), 20 học sinh (400.000 đồng/học sinh) với tổng kinh phí 10.500.000 đồng. Doanh nghiệp Đức Luân ở Ninh Mỹ- Hoa Lư, tặng 10 xuất cho học sinh nghèo tổng kinh phí 2.000.000 đồng. Doanh nghiệp Thêu xuất khẩu Minh Trang ở Ninh Hải – Hoa Lư tặng 5 học sinh nghèo với kinh phí 1.000.000 đồng. Bà Liễu chủ tiệm “Vàng bạc đá quý” ở Ninh Mỹ, Hoa Lư khen thưởng học sinh đội thể dục Erobic 2.000.000 đồng.

Năm học 2012- 2013 Công ty cổ phần Dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế Chi nhánh Hà Nam tặng 10 xuất cho học sinh nghèo kinh phí 2.000.000 đồng. Hội Phật giáo huyện Hoa Lư tặng 10 xuất học sinh giỏi kinh phí 2.000.000 đồng. Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng tặng 1 xuất học sinh nghèo học giỏi 500.000 đồng. Tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục Miền núi HEDO tặng 15 xuất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó với kinh phí 15.000.000 đồng.

Năm học 2013- 2014, Tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục Miền núi HEDO tặng 150.000.000 đồng cho Quỹ học bổng “Em Ngọc”, nhà trường đã gửi vào quỹ tiết kiệm để hàng năm lấy lãi phát thưởng cho học sinh giỏi và học sinh nghèo vượt khó với giá trị 500.000 đồng/xuất. Cuối năm học Quỹ Giáo dục Marubeni Nhật Bản tại Việt Nam khen thưởng cho 5 giáo viên (1.500.000 đồng/giáo viên), 10 học sinh (1.000.000 đồng/học sinh) với tổng kinh phí 17.000.000 đồng. Công Ty TNHH Thương mại và Xây dựng Việt Phương tặng 10 phần quà cho 10 học sinh mỗi em 10 quyển vở. Gia đình ông An tặng 150.000 đồng cho 1 học sinh nghèo vượt khó.

Phần thứ ba KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1.Ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài.

XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương đó đã trở thành một cuộc vận động lớn mang lại hiệu quả thiết thực. XHHGD đã khơi dậy truyền thống hiếu học lẫn tiềm năng của con người, phát triển sự nghiệp giáo dục và tiến tới xây dựng một xã hội học tập đáp ứng được mục tiêu “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”.

Trước yêu cầu về đổi mới căn bản và toàn diện của Đảng về giáo dục, yêu cầu giáo dục của Sở giáo dục Đào tạo Ninh Bình, ngành giáo dục Hoa Lư và nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, công tác xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học Ninh Xuân đã góp phần to lớn trong khảng định uy tín, chất lượng dạy và học của trường:

Đối với học sinh: các em chăm học, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác. Biết tham gia nhận xét, góp ý cho bạn, trong học tập cũng như khi tham gia các hoạt động khác; Học sinh khá giỏi biết cách tổ chức cho các bạn trong nhóm thảo luận và hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao. Phần lớn các em mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng;

Các em chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng; thực hiện tốt một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;

Các em mạnh dạn khi giao tiếp; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai; nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; nhường nhịn bạn; yêu trường, lớp; quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ,

anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.

Hàng năm tỷ lệ học sinh lên lớp và hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.

Đối với giáo viên:

Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; nhiều giáo viên có kiến thức chuyên sâu, tận tình hướng dẫn học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ. Giáo viên biết điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Hiểu biết về tâm lý, sinh lý của học sinh và vận dụng các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục, giảng dạy và ứng xử sư phạm phù hợp với học sinh.

Cha mẹ học sinh quan tâm đến quá trình học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

Tóm lại, công tác XHHGD của trường đã làm vơi đi phần nào những khó khăn về vật chất đối với nhà trường, với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt nó khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tinh thần vượt khó, học tập những tấm gương sáng như Giáo sư Trịnh Ngọc Trình – Giám đốc tổ chức HEDO, nó dạy cho học sinh bài học yêu thương, tinh thần đoàn kết “Lá lành đùm lá rách”, hết lòng vì mọi người để mọi người hết lòng vì mình... Đặc biệt, đã đưa vị thế của trường tiểu học Ninh Xuân lên một tầm cao mới, từ một trường đứng tốp cuối của huyện Hoa Lư đã sánh vai cùng các trường tốp đầu của huyện Hoa Lư, của tỉnh Ninh Bình.

Kết quả đó, góp phần to lớn vào hoàn thành mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Hoa Lư và tỉnh Ninh Bình nói riêng, thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nói chung.

Đó là kết quả vận dụng kiến thức Khoa học quản lý được áp dụng sáng tạo trong điều kiện thực tế của trường Tiểu học Ninh Xuân (không có một cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp nào đóng trên địa bàn xã). Công tác XHHGD đã được thực hiện theo một quy trình khoa học, có lộ trình và được chính quyền, cha mẹ học sinh, nhân dân đồng tình ủng hộ. Trường tiểu học Ninh Xuân đã thành công với điểm khác biệt chính là việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; vận dụng linh hoạt thuật tìm hiểu con người, dùng người và khích lệ lòng người với xây dựng môi trường văn hóa trong trường học.

2. Những khuyến nghị.

Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền cần quan tâm đúng mức và tạo cơ chế cho việc triển khai XHHGD có hiệu quả. Cần ra Nghị quyết về công tác xã hội hóa giáo dục của tỉnh; xây dựng Đề án triển khai công tác XHHGD. Tiếp tục đổi mới quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường trong việc tự chủ tổ chức bộ máy nhân sự. Thực tế cho thấy các trường học được giao tự chủ về tổ chức bộ máy nhân sự đều có được đội ngũ thực sự năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo uy tín và thương hiệu cho nhà trường.

Chú trọng công tác tổng kết thực tế để rút kinh nghiệm, nhân rộng địa phương, nhà trường làm tốt công tác này.

Ninh Xuân, ngày 25 tháng 4 năm 2014.

XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG NGƯỜI THỰC HIỆN

Phạm Thị Minh

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 26 - 30)