Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1. Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phƣơng pháp sử lý mẫu.
Nguyên liệu để nghiên cứu là cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.). Mẫu tươi được thu hái vào tháng 10/2010 tại Phú Lương - Thái Nguyên. Mẫu cây đem nghiên cứu hoá thực vật đã được TS. Đỗ Hữu Thư, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam xác định tên khoa học là Gymnema sylvestre (Retz.), thuộc họ Thiên lý
(Asclepiadaceae).
Hình 2.1. Cây Dây thìa canh Hình 2.2. Hoa và quả Dây thìa canh
Mẫu thực vật tươi (18kg) được khử men trong tủ sấy 10 phút ở nhiệt độ 110 oC, sau đó được sấy khơ đến khối lượng khơng đổi (độ ẩm < 10%) ở nhiệt độ 60 oC thu được (2kg) mẫu khô.
1.2. Phƣơng pháp ngâm chiết và phân lập các hợp chất từ dịch chiết
Mẫu khơ (2kg) đem nghiền nhỏ, cho vào bình ngâm chiết với metanol ở nhiệt độ phòng trong thiết bị siêu âm cho đến khi nhạt màu (5x6l = 30l metanol). Các dịch chiết được gom lại và làm khô bằng natrisunphat (Na2SO4) khan. Sau khi lọc qua giấy lọc, dịch chiết thu được được cất loại dung môi bằng máy cất quay (T < 50 0C) dưới áp suất giảm, cặn chiết thu được (cặn tổng sau khi lấy
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
150g đi thử hoạt tính chống đái tháo đường) đem chiết phân đoạn lần lượt bằng
các loại dung môi có độ phân cực tăng dần (n-hexan, etyl axetat). Sau đó, đuổi kiệt dung mơi và chiết lại cặn cịn lại bằng metanol, thu được 3 cặn tương ứng lần lượt là n–hexan (GyH), etylaxetat (GyE) và metanol (GyM).
Để phân lập các chất sạch từ hỗn hợp các chất có trong từng loại cặn dịch chiết, các phương pháp sắc ký (Sắc ký lớp mỏng (SKLM), Sắc ký cột thường Silica gel Merck 63-200 nm, với các dung môi và hệ dung mơi thích hợp) đã được sử dụng phối hợp cùng các phương pháp kết tinh phân đoạn và kết tinh lại.
Quá trình nghiên cứu sẽ nêu chi tiết ở phần thực nghiệm.
1.3. Phƣơng pháp xác định cấu trúc hoá học các chất phân lập đƣợc
Các chất phân lập được ở dạng tinh khiết là đối tượng để khảo sát các đặc trưng vật lý: màu sắc, mùi, dạng thù hình, thời gian lưu Rf, điểm nóng chảy (0
C), đo độ quang hoạt (αD) v.v.. Sau đó, tiến hành ghi các phổ tử ngoại (UV-VIS), phổ hồng ngoại (FT-IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều proton (1
H-NMR), cacbon-13 (13C-NMR), phổ DEPT, phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều HSQC và HMBC với các kỹ thuật khác nhau tuỳ theo đối tượng cụ thể. Các số liệu hóa lý thực nghiệm của các chất sạch được dùng xác định cấu trúc hoá học của chúng.