2.1. Dụng cụ, hố chất
Các dung mơi để ngâm chiết mẫu đều dùng loại tinh khiết (pure), khi dùng cho các loại sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng, sắc ký lớp mỏng điều chế sử dụng loại tinh khiết phân tích (p.a).
Sắc ký lớp mỏng tự chế với các kích thước khác nhau đã dùng loại silicagel G60 của hãng Merck tráng trên tấm thuỷ tinh và hoạt hoá ở nhiệt độ 120 0C thời gian từ 6 giờ đến 8 giờ. Sắc ký lớp mỏng đế nhôm tráng sẵn Kieselgel 60F254 độ dày 0,2 mm (Art. 5554).
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
STT Hệ dung mơi (Tỉ lệ thể tích) Kí hiệu
1 n-Hexan - EtOAc (8 : 1) hệ A 2 n-Hexan - EtOAc (4 : 1) hệ B 3 n-Hexan - EtOAc (2 : 1) hệ C 4 Chloroform - metanol (9 : 1) hệ D 5 Chloroform - metanol (5 : 1) hệ E 6 Chloroform - metanol (3 : 1) hệ F
Các sắc ký lớp mỏng (SKLM) được soi dưới đèn tử ngoại ở 254 nm (cho loại kieselgel 60F254), sau đó phun thuốc thử vanilin - H2SO4 5% và sấy ở trên 100 oC, để phát hiện các hợp chất.
Các giá trị Rf trong hệ dung môi triển khai biểu thị là Rf A (B, C)x100. Sắc ký cột thường sử dụng silica gel Merck 60, cỡ hạt 70-230 mesh (0,040 - 0,063 mm) và 230-400 mesh (0,063 - 0,200 mm).
2.2. Thiết bị nghiên cứu
- Nhiệt độ nóng chảy đo trên kính hiển vi Boёtus (Đức) hoặc trên máy Electrothermal IA-9200.
- Góc quay cực []D đo trên máy Polartronic-D, chiều dài cuvet = 1cm. - Phổ hồng ngoại ghi trên máy IMPACT - 410 (Viện Hố học - Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt nam) dưới dạng viên nén KBr.
- Phổ khối lượng ghi trên máy MS-Engine-5989-HP (Viện Hoá học -Khoa học và Cơng nghệ Việt nam) ion hóa bằng va chạm electron (EI) ở 70eV, sử dụng ngân hàng dữ liệu DATABASE/WILLEY 250L hoặc phổ khối lượng phân giải cao (FT- ICR-HRMS Varian), hoặc trên máy sắc ký lỏng ghép khối phổ với đầu dò MSD (LC-MSD-Trap-SL) sử dụng mode ESI và đầu dò DAD.
- Phổ 1H và 13C-NMR ghi trên máy Bruker 500MHz AVANCE, nội chuẩn TMS, dung môi CDCl3, CD3OD, DMSO-d6.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn