Số lần truyền máu và lượng máu truyền trung bình hàng năm:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH THALASEMIA TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG (Trang 69 - 72)

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu

4.3.9.Số lần truyền máu và lượng máu truyền trung bình hàng năm:

Cũng từ khuyến cáo của TIF (2007). để duy trì được nồng độ Hb trước truyền máu từ 9 – 10.5 g/dl. các bệnh nhõn thalassemia cần được truyền máu định kỳ với khoảng cách giữa 2 lần truyền là từ 2 – 6 tuần. Như vậy. mỗi bệnh nhõn thalassemia để duy trì được nồng độ Hb trước truyền của TIF phải có số lần truyền máu trung bình hằng năm ít nhất là 52/6 (8.67) lần.

Trong nghiên cứu của chúng tôi số lần truyền máu trung bình hàng năm thấp: 10.9 ± 7.8 lần/năm. trong đó 45.2% bệnh nhân có số lần truyền máu < 8 lần/năm. thậm chí có tới 9.7 chỉ tới truyền máu duy nhất 1 lần/năm (bảng 3.24).

100% bệnh nhân của chúng tôi được truyền chế phẩm khối hồng cầu. Lượng khối hồng cầu truyền trung bình hàng năm của chúng tôi là 156.2 ± 111.2 ml/kg/năm thấp hơn so với tiêu chuẩn TIF. Theo TIF (2007). lượng truyền hàng năm cho một bệnh nhõn thalassemia chưa cắt lách khoảng 180 ml khối hồng cầu/kg/năm. còn đối với bệnh nhõn thalassemia đã cắt lách là 133 ml khối hồng cầu/kg/năm [31]. Nhưng so với nghiên cứu gần đây nhất của Phạm Thị Thuận (2008). lượng khối hồng cầu truyền trung bình hàng năm của bệnh nhân tại bệnh viện Nhi trung ương là 42.6 ± 15.63 ml/kg/năm thì chúng tôi cao hơn.

Lượng khối hồng cầu truyền trung bình hàng năm khác nhau ở từng thể bệnh. Bệnh nhân HbE/ β thal truyền trung bình 208.2 ± 72.5 ml/kg/năm. β thal truyền trung bình 167.24 ± 125.7 ml/kg/năm. bệnh nhân HbH truyền trung bình 41.94 ± 23.5 ml/kg/năm. Chúng tôi không hiểu tại sao lượng khối hồng cầu trung bình truyền trung bình của bệnh nhân HbE/ β thal lại cao hơn so với bệnh nhân β thal và lượng khối hồng cầu trong 1 năm như vậy không phải là thấp nhưng nồng độ Hb sau truyền và trước truyền lại rất thấp. đặc biệt sau truyền. 73.3% bệnh nhõn thậm chí không đạt được nồng độ Hb sau truyền như mức khuyến cáo của TIF dành cho Hb trước truyền máu (< 9g/dl). phải chăng trong 35.7% bệnh nhân lách to độ 4 của chúng tôi cần phải cân nhắc tiêu chuẩn cắt lách. Và nguyên nhân thứ hai do phần trăm hematocrit của tỳi mỏu truyền là 50%. và không đủ máu truyền cho bệnh nhi theo đúng công thức mức Hb cần nâng theo Hematocrit của hồng cầu người cho do TIF khuyến cáo.

4.4.Thực trạng thải sắt của các bệnh nhân thalassemia:

Bảng 3.25 cho ta thấy nồng độ Ferritin rất cao >1000 ở những bệnh nhân có số lần truyền máu > 8 lần là 47% trong đó nhóm bệnh nhân có số lần truyền máu <8 lần là 7.7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vói p < 0.01. Như vậy chúng ta thấy tầm quan trọng của điều trị thải sắt cho bệnh nhi.

Theo TIF (2004) [23] chỉ định thải sắt được khuyến cáo khi bệnh nhi bắt đầu thực hiện liệu pháp truyền máu thường xuyên. Trong điều kiện chung chỉ định thải sắt là bắt buộc với bệnh nhi đã trải qua 10 – 20 lần truyền máu hoặc khi nồng độ ferritin máu lớn hơn 1000μg/l hoặc lượng sắt trong gan > 3.2 mg/g gan khô.

Bảng 3.28 cho thấy bệnh nhân có thải sắt chiếm 87.1% trong đó bệnh nhân thải sắt không định kì chiếm 41.9%. và bệnh nhân thải sắt định kì chiếm

45.2%. nhưng nồng độ Feritin vẫn cao ở nhóm thải sắt định kì và không có sự khác biệt về nồng độ Feritin ở cỏc nhúm thải sắt định kì và thải sắt không định kì. Lí do chính là chúng tôi không có đủ điều kiện thải sắt cho bệnh nhân theo đúng liều lượng của tiêu chuẩn TIF. Chúng tôi thải sắt bằng Desferal tiêm dưới da với liều 20 - 40 mg /kg cân nặng/24 giờ. nhưng bệnh nhân chỉ đươc thải 1-2 lần sau mỗi lần truyền máu. không đủ so với tiêu chuẩn TIF(Liều được khuyến cáo với trẻ em 20 - 40 mg /kg cân nặng/24 giờ. đảm bảo ít nhất 6 ngày trong tuần cho một đợt điều trị).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH THALASEMIA TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG (Trang 69 - 72)