Điểm gãy thứ hai xuất hiện khi sử dụng hết 400 triệu đồng vốn vay với chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là 5,6%

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VỀ NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN (Trang 25 - 28)

sau thuế là 5,6% BPD = 1000 % 40 400 = triệu đồng

Như vậy, trong việc huy động vốn của công ty nảy sinh 2 điểm gãy tương ứng với quy mô vốn huy động là 600 triệu đồng và 1000 triệu đồng. Sau khi xác định được điểm gãy, có thể xác định được chi phí sử dụng vốn bình quân của từng khoảng huy động vốn, cụ thể ở bảng sau:

Tổng nguồn vốn mới

huy động (triệu đồng) Nguồn tài trợ Tỷ trọng

Chi phí sử

dụng vốn WACC

0 đến 600

Nợ vay 40% 5,6%

9,64% Cổ phiếu ưu đãi 10% 9%

Lợi nhuận giữ lại 50% 13% Từ 600 đến 1.000

Nợ vay 40% 5,6%

10,14% Cổ phiếu ưu đãi 10% 9%

Cổ phần thường 50% 14% Trên 1.000

Nợ vay 40% 8,4%

11,26% Cổ phiếu ưu đãi 10% 9%

Cổ phần thường 50% 14%

Như vậy, công ty có 3 khoản vốn huy động và chi phí bình quân sử dụng vốn ở mỗi khoản cũng khác nhau. Ở khoản vốn thứ nhất (từ 0 đến 600 triệu đồng) chi phí bình quân sử dụng vốn là 9,64%,

điều đó cũng cho thấy chi phí cận biên của mỗi đồng vốn mới mà công ty huy động thêm cũng là 9,64%, và khi quy mô huy động vốn vượt quá 600 triệu đồng thì chi phí cận biên của đồng vốn mới huy động sẽ thăng lên ở mức 10,14% và nếu vượt quá 1000 triệu đồng thì chi phí cận biên sử dụng vốn là 11,26%

Mối quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn và quy mô huy động vốn:

Chi phí sử dụng vốn bình quân % 12 11 10 600 1000 Điểm gãyBDE Điểm gãyBDD

Quy mô vốn huy động mới (triệu đồng)

WACC = 9,64%

WACC = 10,14%

KẾT LUẬN

Nguồn vốn luôn là yếu tố không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng vốn trong một doanh nghiệp sẽ hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Với mỗi nguồn khi sử dụng, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản phí nhất định, thường được gọi là chi phí sử dụng nguồn vốn. Và mỗi nguồn vốn sẽ có chi phí sử dụng khác nhau. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, để hoạt động của đơn vị đem lại hiệu quả cao nhất thì phải tối thiểu hóa chi phí sử dụng các nguồn vốn này. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ nguồn vốn nào, doanh nghiệp phải phân tích và cân nhắc xem ưu và nhược điểm của từng nguồn vốn, giữa doanh thu và chi phí bỏ ra có phù hợp hay không?

Thực ra, khi hoạt động, mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Chúng ta không thể đưa ra được một sự lựa chọn nguồn vốn nào tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp. Việc lựa chọn nguồn vốn nào sẽ tùy thuộc vào cách thức quản lý, hoạt động cụ thể từng doanh nghiệp. Nhưng một nguyên tắc chung mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Đó là phải tính chi phí vốn bình quân cho tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng, để từ đó phân tích xem doanh nghiệp có thể chấp nhận được mức chi phí vốn bình quân này không.

Tóm lại, tùy vào tầm nhìn của nhà quản lý và hình thức cũng như quá trình hoạt động mà lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý sao cho có thể tối thiểu hóa được chi phí sử dụng vốn đồng thời vẫn đem lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Danh mục các giáo trình tham khảo

Giáo trình Tài chính Công ty – Chủ biên: TS. Nguyễn Hòa Nhân – Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp – Chủ biên: PGS.TS Trần Ngọc Thơ – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Nhà xuất bản Thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Danh mục các trang web tham khảo

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VỀ NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN (Trang 25 - 28)