Thực trạng phân tích môi trường kinh doanh của công ty TNHH KNIC.

Một phần của tài liệu Phân tích TOWS hoạch định chiến lược của công ty TNHH KNIC (Trang 25 - 30)

2.3.4.1. Các nhân tố môi trường bên ngoài.

Môi trường bên ngoài luôn biến động nên việc phân tích, đánh giá, nhận dạng cơ hội, thách thức là rất cần thiết đối với hoạch định chiến lược của công ty.

Hình 2.1. Biểu đồ đánh giá mức độ quan tâm của công ty tới công tác phân tích môi trường bên ngoài.

( Nguồn: Điều tra phỏng vấn năm 2015)

Theo kết quả điều tra thì công tác phân tích môi trường bên ngoài đã được công ty chú trọng tới ( 60% số phiếu bầu). Tuy nhiên theo ông Lê Văn Khoa – Trợ Lý Giám Đốc cho biết: “Công ty không sử dụng bất kì một công cụ hay mô thức nào để

đánh giá và phân tích tác động của những yếu tố môi trường bên ngoài tới hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty mới chỉ dừng lại ở việc các nhân viên kinh doanh tự tìm hiểu các yếu tố của môi trường bên ngoài từ đó tiến hành nhận dạng các cơ hội, thách thức một cách định kỳ theo từng năm.”

Hình 2.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thách thức đối với công ty TNHH KNIC

( Nguồn: Điều tra phỏng vấn năm 2015)

Theo kết quả điều tra cho thấy việc các thách thức mà công ty hiện đang gặp phải bao gồm:

1.Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành như Kids Plaza, Bibomart, Mykingdom, Tuti Care,…và hàng trăm các cửa hàng lớn nhỏ trong thành phố đang kinh doanh mặt hàng này. Yếu tố này được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao nhất 6.1/7 điểm.

2. Trên thị trường hiện nay tràn ngập các loại đồ chơi nhập lậu từ Trung Quốc với giá rẻ được bày bán. Đây là trở ngại đối với công ty vì nó sẽ làm giảm bớt lượng khách hàng của công ty đồng thời các loại hàng giả với các chất độc hại sẽ làm ảnh hưởng tới các loại đồ chơi chính hãng cùng thương hiệu mà công ty đang kinh doanh. Đây cngx là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty vì vậy nó được đánh giá với mức điểm 5.7/7 điểm.

3. Sự thay đổi của các mặt hàng đồ chơi: Các mặt hàng đồ chơi luôn có sự thay đổi theo sự phát triển của thế thới phim hoạt hình. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và hơn thế là tìm được nhà cung ứng đáp ứng được đầy đủ nguồn hàng cho công ty. Do vậy, yếu tố này cũng được đánh giá khá cao 5.2/7 điểm.

4. Sự bất ổn định về hàng hóa của nhà cung cấp là mối đe dọa khá lớn đối với công ty. Đặc biệt là vào các dịp lễ như 1-6, 24/12, hoặc khi xuất hiện các mặt hàng hot nhà cung cấp thường xuyên xảy ra tình trạng hết hàng không cung cấp được hàng cho công ty. Vì vậy, yếu tố này được đánh giá tương đối cao 4.9/7

5. Đối tượng khách hàng chủ yếu của mặt hàng đồ chơi là trẻ em nhưng người quyết định mua lại là các bậc phụ huynh. Điều này gây khó khăn trong việc tư vấn cũng như việc bán hàng. Yếu tố này cũng được đánh giá có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động của công ty 4.4/7

6. Việc đối thủ cạnh tranh lợi dụng các trang mạng xã hội để nói xấu thương hiệu của Shop Trẻ Thơ đã từng xảy ra. Vào tháng 9/2014 một thành viên trong trên trang diễn đàn lamchame.com đã đăng tải một thông tin nói rằng họ đặt mua 1 hộp sữa của Shop Trẻ Thơ nhưng hơn một tuần mới được nhận hàng và hàng nhận được thì con họ uống bị nổi mầm đỏ và ngứa, sau vài hôm sữa có hiện tượng bón cục. Gọi điện cho nhân viên thì nhân viên tìm mọi cách để đùn đẩy, hứa này hứa nọ. Thông tin này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các mẹ. Nhiều mẹ vẫn tin tưởng vào

Shop Trẻ Thơ, nhưng bên cạnh đó, nhiều mẹ lại tỏ ra lo ngại và đưa ra ý kiến không mua hàng của Shop Trẻ Thơ nữa. Nhưng theo sự kiểm tra của công ty thì không hề có một khách hàng nào phản ánh với Shop về trường hợp sữa bị như vậy. Sau sự cố này, khách hàng mua hàng tại shop đã giảm đi một lượng đáng kể, từ đó kéo theo doanh số của công ty giảm khá nhiều.

Tuy nhiên, việc này xảy ra không thường xuyên, nên mức độ ảnh hưởng của nó so với các yếu tố khác là không lớn ( 3.1/7 điểm)

7. Sự thay đổi của thời tiết ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng của các loại đồ chơi đặc biệt là các sản phẩm như đồ chơi gỗ, đồ chơi đất nặn. Đây là yếu tố ảnh hưởng ít nhất tới hoạt động kinh doanh của công ty ( 2.8/7 điểm).

Hình 2.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cơ hội đối với công ty TNHH KNIC

( Nguồn: Điều tra phỏng vấn năm 2015)

Theo kết quả điều tra cho thấy việc các nhân tố cơ hội có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty phải bao gồm:

1.Khả năng thanh toán của khách hàng cao: GDP/đầu người của nước ta năm 2014 tăng lên 2.024 USD/ người. Điều này làm cho quyết định mua của khách hàng diễn ra nhanh chóng hơn. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của công ty nên nó được đánh giá khá cao 6.1 /7 điểm.

2. Thương mại điện tử phát triển công ty sẽ có cơ hội mở rộng thêm nhiều kênh bán hàng online để tăng doanh thu. Yếu tố này có ảnh hưởng khá lớn tới tình hình hoạt động kinh doanh cảu công ty 5.9/7 điểm.

3. Các nhà cung cấp đồ chơi cũng đang được đa dạng hơn. Việc này giúp công ty dễ tìm kiếm thêm nhà cung cấp để tránh khỏi việc thiếu hàng hóa. Yếu tố này được đánh giá khá cao 5.6/7 điểm.

4. Hàng Việt Nam ngày càng được các mẹ tin dùng hơn. Do vậy công ty cũng chuyển dần hướng sang nhập các loại hàng đồ chơi sản xuất tại Việt Nam điều này sẽ làm giảm đi chi phí mua hàng, chi phí xuất nhập khẩu. Yếu tố này được đánh giá 5.2/7 điểm.

5. Sự thay đổi của các mặt hàng đồ cũng là một nhân tố cơ hội cho công ty. Với các sản phẩm đồ chơi hot thì đây sẽ là cơ hội tạo một nguồn doanh thu lớn cho công ty. Yếu tố này được đánh giá vói số điểm trung bình là 4.1/7 điểm.

6. Sự thay đổi của thời tiết vừa là một yếu tố thách thức nhưng nó cũng đem lại cơ hội kinh doanh cho công ty. Nắm bắt được sự thay đổi của thơi tiết công ty sẽ chuẩn bị được đầy đủ các mặt hàng đồ chơi phù hợp với thời tiết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Yếu tố này có số điểm trung bình là 3.2/7 điểm.

7. Năm 2014, việc giảm thuế nhập khẩu các loại đồ chơi giáo dục, các loại đồ chơi xếp hình từ 20% xuống còn 10% đã giúp cho công ty giảm bớt được phần nào chi phí mua hàng. Đây là yếu tố được đánh giá là kém quan trọng nhất 3.0/7 điểm.

2.3.4.2. Các nhân tố môi trường bên trong.

Hình 2.3. Biểu đồ đánh giá mức độ quan tâm của công ty tới công tác phân tích môi trường bên trong.

( Nguồn: Điều tra phỏng vấn năm 2015) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi được hỏi về mức độ quan tâm của công ty đối với công tác phân tích môi trường bên trong thì 60% số phiếu bầu cho rằng công tác này ít được công ty quan tâm tới. Điều này cho thấy công ty chưa chú trọng tới việc phân tích môi trường bên trong để nhận ra điểm mạnh điểm yếu cảu mình để có những định hướng chiến lược cụ thể.

Theo ông Lê Văn Quân cho biết thì công tác phân tích môi trường bên trong của công ty chỉ được thực hiện khi công ty có các dự định kinh doanh lớn như mở thêm ngành hàng kinh doanh hay khi đưa ra mục tiêu chiến lược dài hạn cho công ty. Công ty cũng không sử dụng mô thức IFAS để phân tích môi trường bên trong mà công tác này được thực hiện một cách chủ quan theo suy nghĩ của các cá nhân trong ban quản trị.

Hình 2.4. Các điểm mạnh của công ty TNHH KNIC.

( Nguồn: Điều tra phỏng vấn năm 2015)

Theo kết quả điều tra cho thấy các điểm mạnh của công ty bao gồm:

1.Xây dựng được thương hiệu đến với khách hàng. Sau hơn 5 năm xây dựng và phát triển công ty đã xây dựng thành công thương hiệu Shop Trẻ Thơ đến với người tiêu dùng, được các mẹ tin tưởng lựa chọn. Đây chính là điểm mạnh nhất của công ty. ( 7.6/8 điểm)

2. Công ty có một nguồn lực tài chính vững mạnh. Tính tới năm 2014 nguồn vốn của công ty đã đạt 259,675 tỷ đồng trong đó chủ sở hữu chiếm trên 76%. Điều này cho thấy công ty luôn chủ động được nguồn vốn của mình. Đây cũng là một thế mạnh lớn cảu công ty ( 6.5/8 điểm).

3. Công ty đã có phòng nhập hàng riêng, các nhân viên nhập hàng sẽ chuyên trách nhập hàng cho từng nhóm hàng riêng biệt. Qua quá trình làm việc công ty đã xây dựng được uy tín đối với các nhà cung cấp, nên thường xuyên nhận được các ưu đãi của các nhà cung cấp lớn. Yếu tố này được đánh giá 5.7/ 8 điểm.

4. Phân chia phụ trách theo từng nhóm hàng. Kinh doanh về mặt hàng cho mẹ và bé nên số lượng hàng hóa của công ty rất nhiều. Để đảm bảo cho việc quản lý cũng như

phát triển công ty đã chia mặt hàng cảu mình thành các nhóm hàng riêng có đội quản lý riêng biệt cho từng nhóm hàng.

5. Khi mới đi vào hoạt động doanh số mặt hàng đồ chơi cho bé đem lại chỉ chiếm dưới 5% tổng số doanh thu của công ty. Nhưng nhìn thấy sự phát triển của mặt hàng này công ty đã tập trung chú trọng để phát triển, tăng doanh thu của nhóm hàng lên hơn 36% tổng doanh thu của công ty.

6. Lực lượng lao động của công ty ngày được trẻ hóa. Các nhân viên trẻ có sự năng động, sáng tạo trong công việc. Đây sẽ trở thành lực lương chủ chốt đưa công ty phát triển theo hướng sáng tạo và đổi mới. Vì vậy yếu tố này được đánh giá khá cao 5.1/8 điểm.

7. Qua hơn 5 năm xây dựng và phát triển công ty đã xây dựng cho mình được 11 chi nhánh trong đó có 6 chi nhánh tại Hà Nội. Điều này giúp cho công ty tiếp xúc được với khách hàng nhiều hơn. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách. Đây cũng là một thế mạnh khá lớn của công ty 4.6/8 điêm

8. Có phòng ban riêng phụ trách về kỹ thuật, thiết kế phần mềm quản lý, website. Công ty đã có những phần mềm chuyên quản lý và theo dõi giá của các đối thủ cạnh tranh, phần mềm KSE để quản lý việc bán hàng, việc bán hàng online cũng được đẩy mạnh nhiều hơn nhờ các thiết kế thân thiện trên website. Tuy nhiên, phòng ban này hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên mức độ đánh giá chỉ được 3.6/8 điểm.

Hình 2.5. Các điểm yếu của công ty TNHH KNIC

( Nguồn: Điều tra phỏng vấn năm 2015)

1. Tuy kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nhưng kỹ năng của các nhân viên bán hàng tại cửa hàng của công ty lại chưa tốt. Chưa nắm vững được thông tin về sản phẩm cũng như chưa có kỹ năng tư vấn cho khách hàng. Đây chính là điểm yếu kém nhất của công ty. ( 6.8/7 điểm).

2. . Công tác marketing có ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng do phòng Marketing mới đi vào hoạt động nên công tác marketing của công ty chưa đạt được nhiều hiệu quả, từ khóa chưa được seo lên top, quảng cáo chưa tiếp cận được đúng đối tượng người tiêu dùng gây lãng phí chi phí. Yếu tố này cũng lá là 1 trong 3 yếu tố kém nhất cảu công ty 6.3/7 điểm.

3. Công tác chăm sóc khách hàng chưa đạt hiệu quả. Mặc dù đã có các chính sách chăm sóc cho khách hàng như tư vấn miễn phí, tổ chức các lớp học tiền sản, lớp học ăn dặm miễn phí hàng tuần, miễn phí vận chuyển nhưng các công tác này chưa được thực hiện tốt vẫn còn nhiều sai sót xảy ra như: vận chuyển hàng chậm, hay bị lỗi, ….. Công tác chăm sóc khách hàng cũng là một yếu tố còn nhiều yếu kém của công ty 6.3/7 điểm.

4. Trong kinh doanh, yếu tố giá cả là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng. Nhưng một số sản phẩm của công ty lại có giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Điều này làm cho khách hàng dễ dàng sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh. Yếu tố này được đánh giá với mức độ yếu kém là 5.7/7 điểm.

5. Công tác quản lý còn lỏng lẻo, việc quản lý đội ngũ bán hàng cũng như công tác tình hình hoàng hóa tại các chi nhánh chưa đi vào quy củ vẫn có nhiều sai sót xảy ra. Đây cũng là một điểm yếu kém khá quan trọng của côgn ty 5/7 điểm.

6 Công tác hoạch định chiến lược chưa được chú trọng. Các chiến lược công ty đưa ra chủ yếu là phản ứng của công ty đối với những tác động của môi trường. Công tác này được đánh giá với mức độ yếu kém 3.8/7 điểm.

7. Công ty vẫn còn mang phong cách của một công ty gia đình. Các nhân viên trong công ty vẫn có sự nể nang chức tước trong gia đình nên chưa thẳng thắn góp ý cũng như xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Đây là một điểm hạn chế, kìm hãm sự phát triển về mặt quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là yếu tố được đánh giá thấp nhất trong số các điểm yếu của công ty, tuy nhiên con số điểm đánh giá vẫn được coi là khá cao 3.6/7 điểm.

2.3.5.Thực trạng xây dựng TOWS của công ty TNHH KNIC

Theo Bà Hoàng Thị Thanh Hải cho biết hì hiện tại công ty chưa sử dụng bất kì một mô thức nào trong công tác hoạch định chiến lược trong đó có cả mô thức EFAS, IFAS hai mô thức được đánh giá là rất hữu ích trong việc đưa ra các chiến lược kinh doanh.

Hình 2.6. Tần suất phân tích TOWS hoạch định của công ty

( Nguồn: Điều tra phỏng vấn năm 2015)

Khi được hỏi về tần suất phân tích TOWS hoạch định chiến lược của công ty, đa số cho rằng là tương đối ít ( 60%). Điều này cho thấy, công tác phân tích TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty chưa được chú trọng. Công ty chưa đánh giá được tầm quan trọng của công tác này trong việc phân tích cũng như lựa chọn chiến lược kinh doanh cho công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tích TOWS hoạch định chiến lược của công ty TNHH KNIC (Trang 25 - 30)