Giải quyết tranh chấp ưu tiên

Một phần của tài liệu Mô phỏng mạng chuyển mạch quang chùm (optical burst switching) (Trang 67 - 70)

Một cách tiếp cận khác để cung cấp QoS là phân biệt giữa các bursts trong quá trình giải quyết tranh chấp. Một trong những phương pháp tiếp cận để giải quyết tranh chấp phân biệt dựa trên khái niệm về phân mảnh burst và chuyển hướng burst. Trong trường hợp này, bursts được gán cho độưu tiên, và tranh chấp giữa các bursts được giải quyết thông qua sự phân mảnh chọn lọc, chuyển hướng, và bỏ burst (dropping) dựa trên những độưu tiên này.

Vấn đề chung được tiếp cận lần đầu tiên bằng cách xác định các chính sách phân mảnh và chuyển hướng nào có thể được áp dụng khi một tranh chấp xảy ra. Kịch bản tranh chấp có khả năng xảy ra là có sự tham gia của các burst với độ ưu tiên và độ dài khác nhau được xác định sau đó. Cuối cùng, chính sách để áp dụng cho mỗi kịch bản tranh chấp cụ thể được xác định. Khi hai bursts tranh chấp với nhau, một trong những chính sách sau đây có thểđược áp dụng để giải quyết tranh chấp:

Chính sách phân mảnh trước rồi chuyển hướng (SFDP): Burst gốc được phân mảnh, và các mảnh của burst ban đầu có thểđược chuyển hướng nếu một cổng thay thế có sẵn, nếu không các mảnh của burst ban đầu sẽ bị drop.

Chính sách chuyển hướng trước rồi drop (DFDP): burst tranh chấp được chuyển hướng đến cổng thay thế nếu cổng thay thế có sẵn. Nếu không, burst tranh chấp sẽ bị drop.

Chính sách chuyển hướng trước, phân mảnh rồi drop (DFSDP): burst tranh chấp được chuyển hướng đến cổng thay thế nếu có sẵn cổng thay thế. Nếu không,

burst ban đầu sẽ bị phân mảnh và các mảnh của burst ban đầu sẽ bị drop, trong khi burst tranh chấp được định tuyến đến cổng ra ban đầu.

Chính sách phân mảnh rồi drop (SDP): burst tranh chấp sẽ chiến thắng trong cuộc tranh chấp. Burst gốc được phân mảnh và các mảnh của burst gốc bị drop.

Chính sách drop (DP): burst ban đầu sẽ thắng trong cuộc tranh chấp. Toàn bộ

burst tranh chấp sẽ bị drop.

Có tổng cộng bốn kịch bản tranh chấp khác nhau có thể xảy ra, chúng được dựa trên độưu tiên và độ dài của burst gốc (burst ban đầu) và burst tranh chấp. Khi hai bursts tranh chấp, burst ban đầu có thể có độ ưu tiên cao hơn burst tranh chấp, burst ban đầu có thể có độ ưu tiên thấp hơn burst tranh chấp, hoặc cả hai có thể có cùng độ ưu tiên. Đối với trường hợp trong đó 2 bursts có cùng độ ưu tiên, sự cân bằng có thể bị phá hỏng bằng cách xem xét độ dài của burst tranh chấp dài hơn hoặc ngắn hơn phần đuôi còn lại của burst gốc. Cho mỗi bốn kịch bản tranh chấp này, một trong những chính sách giải quyết tranh chấp được mô tảở trên có thểđược xác

định.

Hình 3.5 minh họa kịch bản tranh chấp có thể xảy ra. Đối với trường hợp trong đó các burst tranh chấp (contending burst) có độưu tiên thấp hơn so với burst gốc (original burst), burst tranh chấp nên được chuyển hướng hoặc bỏ, vì vậy, DFDP sẽ được áp dụng. Mặt khác, nếu burst tranh chấp có độưu tiên cao hơn, thì nó nên chiếm trước burst gốc nhờ quyền ưu tiên. Trong trường hợp này, SFDP sẽ được áp dụng. Đối với những trường hợp trong đó cả hai bursts có cùng độưu tiên, chúng ta sẽ cố gắng để giảm thiểu tổng số các gói tin bị bỏ hoặc chuyển hướng; vì vậy, chúng ta so sánh độ dài của burst tranh chấp với chiều dài còn lại (đuôi) của burst gốc. Nếu burst tranh chấp ngắn hơn so với đuôi của burst gốc, thì burst tranh chấp nên bị chuyển hướng hoặc bỏ, vì vậy, DFDP được áp dụng. Nếu burst tranh chấp dài hơn đuôi của burst ban đầu, thì chúng ta có sự lựa chọn, hoặc cố gắng phân mảnh rồi chuyển hướng phần đuôi của burst gốc, hoặc cố gắng chuyển hướng burst tranh chấp; vì vậy, dù là DFSDP hay SFDP đều có thể được áp dụng. Cả hai tuỳ

kế hoạch mà SFDP được áp dụng như Scheme 2. Các chính sách áp dụng trong mỗi kịch bản theo từng kế hoạch được tóm tắt trong bảng 3.1. Với Po và Pc lần lượt là

độ ưu tiên của burst gốc và burst tranh chấp, Lo và Lc lần lượt là chiều dài còn lại của burst gốc và chiều dài của burst tranh chấp.

Burst rớt/chuyển hướng Burst gốc ưu tiên Po

Burst xung đột ưu tiên Pc

Po > Pc Vùng xung đột Thời gian chuyển mạch (a)

Burst gốc ưu tiên Po Burst xung đột ưu tiên Pc

Po < Pc Thời gian chuyển mạch Vùng xung đột Thời gian Thời gian Đuôi Burst rớt/chuyển hướng

Đuôi Burst rớt/chuyển hướng

Thời gian Vùng xung đột Thời gian chuyển mạch Burst gốc ưu tiên Po

Burst xung đột ưu tiên Pc

Po = Pc

Burst gốc ưu tiên Po

Burst xung đột ưu tiên Pc

Po = Pc

Burst rớt/chuyển hướng

Vùng xung đột Thời gian (b) (c) (d) Po Po Po Po Pc Pc Pc Pc

Hình 3.5: (a) Xung đột gia mt burst có độưu tiên thp vi mt burst có độ ưu tiên cao (b) Xung đột gia mt burst có độưu tiên cao vi mt burst có độưu tiên thp (c) Xung đột gia hai burst cùng độưu tiên vi burst xung đột dài hơn (d)

Trường hợp xung đột Mức độưu tiên Chiều dài burst Chính sách 1 Chính sách 2 1 P0 >Pc Bất kỳ DFDP DFDP 2 P0 <Pc Bất kỳ SFDP SFDP 3 P0 =Pc L0 >Lc DFDP DFDP 4 P0 =Pc L0 < Lc DFSDP SFDP Bảng 3.1: Các chính sách QoS cho nhiều trường hợp xung đột khác nhau

Một phần của tài liệu Mô phỏng mạng chuyển mạch quang chùm (optical burst switching) (Trang 67 - 70)