Hàng đợi ưu tiên

Một phần của tài liệu Mô phỏng mạng chuyển mạch quang chùm (optical burst switching) (Trang 70 - 71)

Một cách tiếp cận QoS khác dựa trên hàng đợi ưu tiên đã được đề nghị cho mang OBS. Kế hoạch kết hợp LAUC-VF (được đề cập đến ở chương 2) thuật toán xếp lịch ở các nodes lõi. Thứ tự của các kênh gán cho các bursts đến dựa trên hàng

đợi ưu tiên, tức là burst có ưu tiên cao hơn được xếp lịch trước các bursts có ưu tiên thấp hơn. Kết quả mô phỏng được trình bày cho cách tiếp cận xếp lịch ưu tiên có và không có FDLs. Các tác giả kết luận rằng phương pháp tiếp cận được đề xuất làm giảm khả năng mất gói ở các burst có ưu tiên cao hơn, nhưng cũng dẫn đầu trong việc làm tăng khả năng mất gói ở các burst có ưu tiên thấp hơn.

Khi các node lõi trong một mạng OBS nhận một gói điều khiển, nó phải quyết định kênh nào nhận để chuyển các gói burst dữ liệu đến. Việc chọn các bước sóng để sử dụng được làm bởi các thuật toán sắp xếp. Nếu việc đặt trước thành công, gói điều khiển và burst dữ liệu được gởi tới các node kế tiếp, trong trường hợp khác burst bị block và thậm chí bị rớt nếu không có Fiber Delay Lines (FDLs). Thuật toán sắp xếp là một vấn đề đáng quan tâm trong rất nhiều trường hợp. Nó

được hiểu rộng hơn là việc sắp xếp tốt sẽ được áp dụng để làm giảm khả năng blocking. [14]

Trong thực tế LAUC-VF là thuật toán hàng đợi ưu tiên tốt hơn so với các thuật toán khác với việc lấp đầy khoảng trống (void filling), thông tin bỏ qua các kênh dữ liệu và khoảng trống voids phải được lưu trữ và giữ cập nhật liên tục trong

các cấu trúc dữ liệu, không chỉ là horizon time của chúng. Do vậy , các loại thuật toán này phức tạp hơn những thuật toán khác không có lấp đầy khoảng trống

Một phần của tài liệu Mô phỏng mạng chuyển mạch quang chùm (optical burst switching) (Trang 70 - 71)