Định tính E.coli bằng phương pháp cấy ria và xét nghiệm sinh hóa IMViC

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tiệm ăn gần trường đại học kỹ thuật công nghệ tp.hcm (Trang 44 - 47)

IMViC

R nVf

N

35 3.3.4.1 Ý nghĩa

Là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thực phẩm , đánh giá mức độ vệ sinh trong chế biến, bảo quản, đặc biệt là khả năng nhiễm phân của thực phẩm

3.3.4.2 Nguyên tắc

Đây là phương pháp dùng để định tính và kết luận phát hiện hay không phát hiện E.coli trong một lượng mẫu xác định.

Cấy mẫu vào môi trường tăng sinh BGBL, phân lập trên môi trường EMB và khẳng định bằng các thử nghiệm sinh hoá (nghiệm pháp IMViC).[1]

3.3.4.3 Quy trình phân tích [5]

Ủ ở 37 ± 0,5oC qua đêm

Kết luận: phát hiện (hay không phát hiện) E.coli trong 25g mẫu.

Indol (+), MR (+), VP (-), Citratase (-)

Một trong những phản ứng trên sai thì không phải là E.coli

Cấy chuyển vào các môi trường thử nghiệm sinh hóa: Canh trypton, MR-VP, Simmon Citrate, để thử nghiệm IMViC

Cân 25g mẫu + 225 môi trường BPW đồng nhất 30 giây

Lấy 1ml mẫu trên vào 10ml môi trường BGBL

Chọn khuẩn lạc dẹt, có ánh kim, đường kính khoảng 1mm để cấy sang TSA

Ủ ở 37 ± 0,5oC trong 24 giờ Ủ ở 44 ± 0,5oC trong 24 – 48 giờ

Chọn các ống sinh hơi cấy sang EMB. Mẫu không sinh hơi được xem là âm

36 3.3.4.4 Thuyết minh quy trình

Chuẩn bị mẫu.

Dùng kéo vô khuẩn cắt 25g mẫu cho vào bao nilong vô khuẩn. Thêm vào 225ml môi trường BPW đã hấp khử trùng để nguội. Tiến hành đồng nhất mẫu được độ pha loãng 10-1.

Cấy mẫu.

Tăng sinh: Cấy 1ml dịch mẫu có nồng độ 10-1 vào ống nghiệm có chứa 10ml môi trường tăng sinh BGBL. Ủ trong 24 giờ ở 44oC

Phân lập: Chọn ống nghiệm có phản ứng dương tính9 làm đục môi trường và

có sinh hơi. Cấy chuyển sang môi trường thạch đĩa EMB, ủ trong 24 giờ ở 37oC.

Nhận dạng khuẩn lạc E.coli Khuẩn lạc màu tím,ánh kim bờ tròn, đều đường kính

khoảng 0.5mm. Chọn khuẩn lạc đặc trưng cấy chuyển sang môi trường thạch đĩa TSA, tăng sinh không chọn lọc.

Thử nghiệm khẳng định. [3]

Lấy khuẩn lạc từ môi trường TSA cấy sang các môi trường thử nghiệm IMVIC. Thực hiện như sau.

Thử nghiệm khả năng sinh indol: Cấy vi sinh vật qua môi trường canh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trypton ủ khoảng 24 giờ ở 37oC. Nhỏ vài giọt thuốc thử Kovac. Phản ứng dương(+) tính khi trên bề mặt có vòng đỏ cánh sen xuất hiện, âm tính (-) khi không có vòng đỏ xuất hiện.

Thử nghiệm methyl red: Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường glucose

photphate ủ trong khoảng 24 giờ ở 37oC . Thêm vào vài giọt thuốc thử methyl red được pha theo tỉ lệ 0,1g trong 300ml cồn và cho nước vào để đạt thể tích 500ml. Phản ứng dương tính khi môi truo2ng chuyển sang màu đỏ. Phản ứng âm tính khi môi trường giữ nguyên màu vàng.

Thử nghiệm Voges-Proskauer: Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường glucose

photphate ủ trong khoảng 2-5 ngày. thêm vào vài giọt 3m dung dịch 1-αnapthol 5% trong cồn bổ sung them 3ml dung dịch KOH 40 % hay NaOH 40 %. Quan sát phản ứng trong khoảng 5 phút. Phản ứng Voges-Proskauer dương tính khi môi trường chuyển sang màu đỏ hay hồng sáng, phản ứng âm tính khi không có sự chuyển màu.

37

Thử nghiệm citrate : Cấy vi sinh vật vào môi trường thạch nghiên Simmon

Citrate có màu xanh lục, ủ khoảng 24 giờ ở 37oC. Phản ứng dương (+) tính khi môi trường đổ sang màu xanh dương, âm tính (-) khi môi trường không đổi màu.

Bảng 3.1: Ghi nhận kết quả thử nghiệm sinh hoá

TT Thử nghiệm sinh hoá Kết quả

1 Indol +

2 Methyl red +

3 Voges Prokauer -

4 Khả năng sử dung citrate -

3.3.4.5 Ghi kết quả

Phát hiện E.coli khi thử nghiệm IMVIC có kết quả (+ + - - )

Không phát hiện E.coli khi thử nghiệm IMVIC không có kết quả (+ + - - ) Phát hiện hay không phát hiện E.coli trong 25g mẫu

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tiệm ăn gần trường đại học kỹ thuật công nghệ tp.hcm (Trang 44 - 47)