Tình hình sản xuất đậu xanh ở Cao Bằng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 32)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.5.3.Tình hình sản xuất đậu xanh ở Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, có 670.758,6 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 94.383,3 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 534.050 ha. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 89.753,2 ha, riêng đất trồng lúa là 34.275,3 ha; diện tích đất trồng ngô 38.971 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm khác (lạc, đậu tương, thuốc lá...) (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, 2011) [12]. Bên cạnh đó, đặc trưng của địa hình Cao Bằng là thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có vùng ôn đới mát mẻ, có lạnh kèm theo sương mù, nhiệt độ bình quân 19,80C - 22,20C, tổng lượng mưa bình quân 1.450 mm/năm nhìn chung thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Mặt khác, với đặc thù là tỉnh vùng cao, diện tích đồi núi là chính, đất của khu vực chủ yếu là đất feralit màu đỏ, nâu đỏ phát triển trên đá sét biến chất. Độ dốc phổ biến là 25 – 300

nên địa hình khá hiểm trở, sườn dốc và bụ chia cắt mạnh. Đất đồi núi độ cao trung bình chiếm tỷ lệ nhỏ, tầng đất thô dày, tất đất mịn. Thành phần cơ giới nhẹ, keo sét ít, lực liên kết các hạt đất yếu, đất núi thấp chiếm tỷ lệ cao tập trung chủ yếu ở các sườn đồi, đặc điểm đất thể hiện tính chất gió mùa, đất có nhiều đá lẫn, hàm lượng dinh dưỡng nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.4: Diện tích, năng suất sản lượng một số loại cây trồng chính tại tỉnh Cao Bằng năm 2011

STT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 1 Ngô 38.971 32,0 124.849 2 Lúa 30.072 39,0 117.234 3 Đậu tương 5.533 8,3 4.580 4 Mía 3.431 570,8 195.844 5 Thuốc lá 3.144 18,3 5.756 6 Sắn 2.464 136,4 33.609 7 Lạc 1.678 13,7 2.297 8 Khoai lang 1.544 54,4 8.405 9 Rau 3.109 81,3 25.294 10 Đậu các loại 1295 6,7 874

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, 2011[12].

Số liệu bảng 1.4 cho thấy: Các cây trồng chính của Cao Bằng là lúa, ngô, đậu tương, mía, thuốc lá. Trong đó ngô là cây trồng chính với diện tích cả năm là 38.971 ha, năng suất đạt 32 tạ/ha, sản lượng đạt 124.849 tấn. Đây là cây trồng chủ lực trên đất chuyên màu, đất một lúa, một màu và đất nương rẫy. Với sản lượng ngô hạt như vậy đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thức ăn cho ngành chăn nuôi của tỉnh. Lúa là cây trồng có diện tích đứng thứ hai sau cây ngô với diện tích trồng cả năm 30.072 ha, năng suất đạt 39 tạ/ha, sản lượng đạt 117.234 tấn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về lương thực cho người dân địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đậu tương là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Tuy nhiên, diện tích đậu tương đang giảm dần. Năm 2011, diện tích đậu tương là 5.533 ha, năng suất 8,3 tạ/ha, sản lượng 4.580 tấn. Hiện nay ngành nông nghiệp đang có chương trình phục hồi lại diện tích đậu tương nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do:

- Rét kéo dài nên vụ Xuân thu hoạch muộn, sau Đại thử 23 tháng 7 trồng đậu tương năng suất thấp hoặc không cho thu hoạch.

- Vụ Hè Thu thường hạn nặng nên năng suất đậu tương không cao. - Giá đậu tương thấp không khuyến khích được người nông dân sản xuất. Để giải quyết các vấn đề nêu trên cần tăng hệ số sử dụng đất, tăng giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác. Ngành nông nghiệp đang triển khai chương trình nâng cao thu nhập trên đất nương rẫy, bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng các giống ngắn ngày có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng đồi núi, đặc biệt là các giống đậu xanh năng suất, chất lượng.

Đậu xanh là cây trồng rất quen thuộc đối với người dân miền núi Cao Bằng đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên người dân chỉ quen với tập quán sản xuất nhỏ lẻ, không có đầu tư, sản xuất phục vụ nhu cầu hàng ngày là chủ yếu nên diện tích, năng suất sản lượng cây đậu xanh còn thấp và không có số liệu thống kê cụ thể. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh nhất là các huyện miền núi cao như Hà Quảng, Thông Nông, Thạch An... người dân vẫn sử dụng công thức luân canh cây trồng giữa ngô xuân và đỗ nho nhe trên đất nương rẫy. Đỗ nho nhe là cây họ đậu sinh trưởng vô hại, có tác dụng che phủ chống xói mòn đất dốc, cho sinh khối lớn, làm thức ăn gia súc và làm chất hữu cơ giàu đạm cải tạo đất, rễ có nốt sần có khả năng cố định đạm cho đất. Sau khi thu hoạch ngô người dân giữ lại đỗ nho nhe ở những diện tích đất xấu, không trồng lạc, đậu tương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là biện pháp canh tác hạn chế xói mòn đất rất tốt đã được người dân nơi đây áp dụng. Tuy nhiên, sản phẩm thu được từ đỗ nho nhe chỉ là các bộ phận rễ, thân, lá, không cho năng suất hạt, do đó không mang lại hiệu quả kinh tế triệt để cho người dân. Cùng chung với chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh nhằm tăng hệ số sử dụng đất, tăng giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác, đặc biệt là nâng cao thu nhập trên đất nương rẫy, bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng các giống ngắn ngày có khă năng thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng đồi núi thì việc sử dụng các giống đậu xanh năng suất, chất lượng thay thế cho các giống cũ như đỗ nho nhe là vấn đề hết sức cần thiết.

Xét tình hình thực tế địa phương, Cao Bằng có nhiều lợi thế để phát triển cây đậu xanh như diện tích và chủng loại đất phong phú, khí hậu thích hợp cho sinh trưởng và phát triển đậu xanh 2 vụ/năm, có nguồn lao động dồi dào... Đây là cơ hội để đầu tư và phát triển cây đậu xanh nói riêng và cây đậu đỗ nói chung nhằm góp phần vào phát triển nền nông nghiệp của tỉnh.

Mặt khác, sử dụng cây đậu xanh vào trong cơ cấu luân canh cây trồng có những lợi thế sau:

- Cây đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ hè thu 70 ngày); - Dễ trồng, hầu như không bón phân, chăm sóc nhưng vẫn cho thu hoạch; - Giá bán đậu xanh hiện nay cao gấp 2,5 lần so với đậu tương và nhu cầu ngoài thị trường là rất lớn;

- Khả năng cải tạo đất lớn; - Khả năng chịu hạn cao;

- Thời vụ rộng, vụ hè thu trồng muộn sau 25/8 vẫn cho thu hoạch khoảng 1 tấn/ha.

Tuy nhiên để phát triển cây đậu xanh với diện tích lớn, mang lại hiệu quả thật sự, không rủi ro cho sản xuất thì cần phải có những cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xác định bộ giống đậu xanh có khả năng chịu hạn cao và phù hợp với vùng sinh thái của tỉnh Cao Bằng.

- Xác định khoảng thời vụ cho phép hiệu quả nhất.

- Chế độ canh tác: mật độ, phân bón, phòng trừ sâu bệnh.

- Giá trị thương phẩm, giá trị hàng hoá, sức cạnh tranh của mỗi giống. - Bảo quản sau thu hoạch.

Bình quân thu nhập năm 2010 ở Cao Bằng là 20 triệu đồng/ha/năm, tuy nhiên đất nương rẫy thì thấp hơn. Tỉnh đã có nhiều chương trình cho đất ruộng, cho các vùng xung quanh thị xã, thị trấn những vùng đồng bào dân tộc ít người như mông, dao,... vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn hầu như đầu tư còn ít và hiệu quả không cao.

Để chính sách Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống ở những vùng khó khăn thì việc nâng cao giá trị thu nhập trên đất nương rẫy thực sự có ý nghĩa đối với người dân Cao Bằng. Với mục tiêu thu nhập bình quân/ha đạt 50 triệu đồng thì việc đưa cây đậu xanh trồng trên đất nương rẫy sẽ giải quyết bài toán đó.

Tóm lại: Qua các nghiên cứu về đậu xanh ở trong và ngoài nước đã

cho thấy: Ở Việt Nam có điều kiện thích hợp để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất đậu xanh nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ở vùng miền núi đặc biệt là ở Cao Bằng đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu về khảo nghiệm tính thích ứng của các giống đậu xanh để chọn ra những giống tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, đặc biệt là khả năng chịu hạn. Trong khi đó người nông dân vẫn chủ yếu sử dụng các giống đậu xanh địa phương năng suất thấp, mất nhiều công thu hái vì ra hoa không tập trung, chịu hạn kém. Để đạt được mục đích như vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ Hè Thu trên đất nương rẫy tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Thí nghiệm gồm 6 giống đậu xanh trong đó giống đậu xanh địa phương được dùng làm đối chứng.

Bảng 2.1: Nguồn gốc các giống đậu xanh thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2012

STT Tên giống Nguồn gốc

1 Thúa khiêu Giống địa phương của Cao Bằng

2 ĐX 208 Viện KHNN Miền Nam phục tráng từ giống địa phương ở miền Nam.

3 ĐX 11

Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Đậu Đỗ - Viện cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ dòng đậu xanh ký hiệu CN36 nhập từ Thái Lan, được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số 111/QĐ-TT-CCN ngày 03 tháng 6 năm 2007.

4 ĐX 14

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ - Viện nghiên cứu duyên hải Nam Trung Bộ, nhập nội từ Hàn Quốc năm 2004.

5 ĐX 17 Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ.

6 VN 99-3

Viện nghiên cứu Ngô chọn tạo từ tổ hợp lai khác loài giữa giống đậu xanh VN93-1 và Vigna mungo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí trên đất nương rẫy thuộc xã Sỹ Hai, Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè thu năm 2012 và vụ Hè thu năm 2013:

+ Ngày gieo thí nghiệm khảo nghiệm vụ Hè Thu năm 2012: 17/7/2012.

+ Ngày gieo mô hình thử nghiệm vụ Hè Thu năm 2013: 20/7/2013.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu xanh thí nghiệm.

- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm.

- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm.

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu xanh thí nghiệm.

- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các giống đậu xanh thí nghiệm.

- Xây dựng mô hình thử nghiệm.

2.4. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm một nhân tố (giống) được thiết kế và bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Randomized Complete Block Design – RCBD) với 6 công thức và 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2(2 x 5 m).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ NL 1 2 4 5 3 6 1 NL 2 4 5 6 1 2 3 NL 3 6 3 1 2 4 5 Dải bảo vệ 1- Thúa khiêu (Đ/c) 2- ĐX 208 3- ĐX 11 4- ĐX 14 5- ĐX 17 6- VN 99-3

2.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các thí nghiệm đồng ruộng được gieo trồng, chăm sóc theo Tiêu chuẩn QCVN 01-62: 2011/BNNPTNT do Trung tâm khảo nghiệm giống và phân bón Quốc gia biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 48/2011/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2011.

* Quy trình kỹ thuật:

- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ, lên luống, rạch hàng, bón phân lót trước khi gieo trồng.

- Khoảng cách, mật độ gieo trồng:

Gieo hạt với khoảng cách hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 10cm, tỉa định cây khi có từ 1 đến 2 lá thật.

- Phân bón:

+ Lượng phân bón cho 1 ha: 5 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ khác với lượng quy đổi tương đương, từ 30 đến 50 kg N, từ 50 đến 60 kg P205, từ 50 đến 60 kg K20, tùy điều kiện cụ thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, vôi, 1/2 lượng đạm,1/2 lượng kali.

Toàn bộ phân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân hữu cơ. Sau khi bón lót, lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt để tránh hạt tiếp xúc với phân làm giảm sức nảy mầm.

Bón thúc 1 lần khi cây có từ 5 đến 6 lá thật: 1/2 lượng đạm, 1/2 lượng kali.

- Xới vun:

+ Lần 1: Xới nhẹ, tỉa định cây kết hợp với bón thúc khi cây có từ 2 đến 3 lá thật.

+ Lần 2: Xới sâu, vun cao khi cây có từ 5 đến 6 lá thật.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

- Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch ít nhất 3 đợt, đợt 1 khi có khoảng 40 – 50% số quả chín. Đợt 2 khi có 50% quả chín (lá trên cây úa vàng) và đợt 3 khi quả đã chín hết (lá trên cây rụng hoàn toàn). Thu hoạch để riêng từng ô, tránh để quả bị rơi rụng. Đập lấy hạt ngay khi quả được phơi khô.

2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi

* Chỉ tiêu về sinh trưởng:

- Thời gian sinh trưởng: Ngày gieo, ngày mọc, ngày ra hoa, thời gian ra hoa.

+ Ngày mọc: Là ngày có khoảng 50% số cây/ô mọc 2 lá mầm.

+ Ngày ra hoa: Là ngày có khoảng 50% số cây/ô có ít nhất một hoa nở. + Thời gian ra hoa:

Ra hoa không tập trung: Hoa nở kéo dài > 30 ngày. Trung bình: Hoa nở kéo dài 16 – 30 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch đợt cuối.

- Đặc điểm thực vật học:

+ Kiểu sinh trưởng: Hữu hạn, vô hạn. + Dạng cây: Đứng, nửa đứng, ngang. + Màu hoa: Vàng nhạt, vàng, màu khác.

+ Màu sắc hạt khi chín: Vàng xanh, vàng, xanh nhạt, xanh sẫm, màu khác.

+ Dạng hạt: Tròn, ôvan, trụ, khác. + Vỏ hạt: Sáng bóng, mốc.

+ Chiều cao cây: Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch của 10 cây mẫu/ô.

+ Số cành cấp 1/cây: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các chỉ tiêu về chống chịu:

- Chỉ tiêu chống chịu sâu hại:

+ Sâu đục quả (Eitiella zinekenella) %: Tỷ lệ quả bị hại = Số quả bị hại/tổng số quả điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

+ Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata) %: Tỷ lệ lá bị hại = Số lá bị cuốn/tổng số lá điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 32)