Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống đậu xanh

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 57)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống đậu xanh

Năng suất chính là đích đến cuối cùng của công tác chọn tạo giống, nhằm tạo ra các giống có năng suất, hiệu quả kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu của sản xuất. Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng nói chung và sản xuất đậu xanh nói riêng. Đồng thời năng suất cũng là một chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Năng suất đậu xanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết nó phụ thuộc vào tiềm năng năng suất của giống, tức là phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: Số cây/m2

, số quả chắc/cây, số hạt/quả, P1000 hạt.

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu xanh thí nghiệm được tổng hợp trong bảng 3.8.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu xanh thí nghiệm

TT Giống Số quả chắc/cây (quả) Số hạt/quả (hạt) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 Thúa khiêu (đ/c) 11,6 8,1 61,7 16,2 11,7 2 ĐX 208 11,5 8,6 63,7 17,2 12,4 3 ĐX 11 10,9 9,0 63,3 17,9 13,7 4 ĐX 14 12,2 7,4 62,3 15,8 9,9 5 ĐX 17 13,9 8,2 52,7 16,5 11,8 6 VN 99-3 12,0 9,5 54,3 17,4 13,6 P < 0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV % 3,3 3,8 0,5 5,7 4,2 LSD 5% 0,73 0,59 0,57 1,73 0,92

* Số quả chắc trên cây:

Số quả chắc/cây được quyết định bởi các bản chất di truyền của giống, thời điểm ra hoa, mật độ trồng và kỹ thuật chăm sóc. Số liệu bảng 3.8 cho thấy: Số quả chắc/cây của các giống đậu xanh thí nghiệm biến động từ 10,9 – 13,9 quả. Trong thí nghiệm giống ĐX 17 có số quả chắc/cây cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số quả chắc/cây tương đương đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Số hạt/quả:

Số hạt/quả biến động từ 7,4 – 9,5 hạt. Trong thí nghiệm giống ĐX 14 có số hạt/quả ít nhất (7,4 hạt), giống ĐX 11 và VN 99-3 có số hạt/quả nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Hai giống còn lại có số hạt/quả tương đương đối chứng.

* Khối lượng 1000 hạt:

Khối lượng 1000 hạt biến động từ 52,7 – 63,7g. Trong thí nghiệm giống ĐX 17 và VN 99-3 có khối lượng 1000 hạt thấp hơn đối chứng. Các giống còn lại có khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

* Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu:

Năng suất là sự phối hợp của kiểu gen và môi trường. Một giống cây trồng cho năng suất cao trong điều kiện cụ thể cũng chính là sự thích nghi của giống đó với môi trường sinh sống. Do đó để kiểm chứng sự thích nghi của các giống đậu xanh trên đất nương rẫy nhằm tận dụng đất đai bị bỏ hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ Hè Thu, chúng tôi đã tiến hành theo dõi năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu xanh thí nghiệm. Năng suất lý thuyết của các giống đậu xanh thí nghiệm dao động từ 15,8 – 17,9 tạ/ha. Trong thí nghiệm giống ĐX 11 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết tương đương đối chứng.

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đơn vị diện tích. Số liệu bảng 3.8 cho thấy năng suất thực thu của các giống đậu xanh thí nghiệm biến động từ 9,9 – 13,7 tạ/ha. Trong thí nghiệm giống ĐX 14 có năng suất thực thu thấp hơn đối chứng, giống ĐX 11 và VN 99-3 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Hai giống còn lại có năng suất thực thu tương đương đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1: Đồ thị năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống đậu xanh thí nghiệm

3.5. Các chỉ tiêu về chất lƣợng hạt đậu xanh

Năng suất và chất lượng luôn là yêu cầu của một giống cây trồng. Với đậu xanh giá trị dinh dưỡng chính là hàm lượng Protein, bên cạnh đó còn có cả Lipit và các loại Vitamin, khoáng chất, chất khô,… Thí nghiệm tiến hành phân tích hai chỉ tiêu chính là hàm lượng Protein và Lipit. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.9 và đồ thị 3.2.

Bảng 3.9: Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng hạt đậu xanh thí nghiệm

ĐV: %

STT Tên giống Protein Lipit

1 Thúa khiêu (đ/c) 22,1 1,5 2 ĐX 208 18,7 1,6 3 ĐX 11 18,1 2,3 4 ĐX 14 19,0 1,9 5 ĐX 17 17,7 2,1 6 VN 99-3 21,7 1,5

Nguồn: Phòng Thí nghiệm Sinh hóa, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.2: Đồ thị các chỉ tiêu chất lƣợng hạt đậu xanh thí nghiệm

Kết quả phân tích cho thấy: Hàm lượng Protein của các giống đậu xanh thí nghiệm biến động từ 17,7 – 22,1 %. Trong đó giống đối chứng có hàm lượng protein đạt cao nhất (22,1%). Các giống còn lại có hàm lượng Protein thấp hơn so với giống đối chứng từ 0,4 – 4,4 %, thấp nhất là giống ĐX 17.

Hàm lượng Lipit của các giống đậu xanh thí nghiệm dao động từ 1,5 – 2,3 %. Trong đó giống ĐX 11 và ĐX 17 có hàm lượng Lipit cao hơn đối chứng. Các giống còn lại có hàm lượng Lipit tương đương đối chứng.

Nhận xét chung: Trong điều kiện thời tiết khí hậu vụ Hè Thu ở Cao

Bằng, cây đậu xanh sinh trưởng, phát triển tương đối tốt. Năng suất đạt 9,9 – 13,7 tạ/ha. Các loại sâu bệnh xuất hiện và gây hại ở mật độ thấp. Qua thí nghiệm đã tuyển chọn được các giống có năng suất cao khác biệt với giống đối chứng là ĐX 11 và VN 99-3. Các giống còn lại có năng suất cao tương đương với đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.6. Kết quả xây dựng mô hình

Để kiểm chứng lại kết quả thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên diện tích rộng với hai giống đậu xanh có triển vọng đó là ĐX 11 và VN 99-3.

Bảng 3.10: Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm giống đậu xanh ĐX11 và VN99-3 vụ Hè Thu năm 2013 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

TT Hộ gia đình tham gia Diện tích (ha) Giống TGST (ngày) NSTT (tạ/ha)

1 Triệu Văn Rưởng

0,05 ĐX 11 70 13,7 0,05 Thúa khiêu 83 11,4 2 Hoàng Văn Cắm 0,05 ĐX 11 71 13,1 0,05 Thúa khiêu 82 11,1 3 Sầm Văn Tươi 0,05 ĐX 11 72 12,3 0,05 Thúa khiêu 84 10,7 4 Hoàng Văn Hàn 0,05 VN 99-3 69 13,1 0,05 Thúa khiêu 84 10,9 5 Sầm Văn Định 0,05 VN 99-3 67 11,9 0,05 Thúa khiêu 83 9,6 6 Hoàng Văn Thín 0,05 VN 99-3 68 13,8 0,05 Thúa khiêu 84 11,5

Số liệu bảng 3.10 cho thấy mô hình thử nghiệm bố trí theo ô lớn trong các hộ dân đã cho kết quả tương đối rõ rệt, cụ thể:

Thời gian sinh trưởng của hai giống đậu xanh không có sự chênh lệch lớn giữa các hộ trồng, dao động từ 70 – 72 ngày đối với giống ĐX 11 và 68 – 69 ngày đối với giống VN 99-3, 2 giống mới này có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng (Thúa khiêu: 82 – 84 ngày).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năng suất là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của người dân. Năng suất thực thu của hai giống ĐX 11 và VN 99-3 đều đạt khá cao và cao hơn giống Thúa khiêu. Năng suất trung bình của giống ĐX 11 là 13,1 tạ/ha , giống VN 99-3 là 12,9 tạ/ha, trong khi đó giống Thúa khiêu là 10,9 tạ/ha.

Ngoài hai chỉ tiêu chính trên, qua theo dõi mô hình chúng tôi thấy: Hai giống đậu xanh ĐX 11 và VN 99-3 có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng. Vụ Hè Thu 2013, trong điều kiện hạn hán các giống vẫn mọc đều với tỷ lệ cao, cây sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng phân cành khỏe (từ 1 – 3 cành), cây cao đồng đều (khoảng 50 – 60 cm), thân lá phát triển tốt, ra hoa và chín tập trung, khoảng cách giữa các lần thu hái khoảng 10 ngày, cho thu hái từ 2 – 3 lần. Ngoài ra, hai giống ĐX 11 và VN 99-3 đều bị nhiễm sâu bệnh ở mức độ trung bình như bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn cây con, bệnh phấn trắng ở giai đoạn 4 – 5 lá, nhiễm rệp ở giai đoạn ra hoa hình thành quả. Đặc biệt giống ĐX 11 và VN 99-3 có vỏ quả dầy hơn giống Thúa khiêu nên không bị tách vỏ khi quả chín trên nương rẫy như giống Thúa khiêu địa phương. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong chọn giống đậu xanh trồng trên nương rẫy ở miền núi.

Như vậy, với điều kiện đất nương rẫy vùng Lục khu, Hà Quảng, nơi nổi tiếng là khô hạn nhất tỉnh Cao Bằng, mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân đều phụ thuộc vào nước trời, trồng cây đậu xanh đã cho kết quả tương đối khả quan, được người dân trong vùng đánh giá cao và đồng ý đưa vào cơ cấu giống nhằm mục đích luân canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

- Thời gian sinh trưởng của các giống đậu xanh thí nghiệm: Biến động từ 68 – 84 ngày, phù hợp với điều kiện vụ Hè Thu trên đất nương rẫy của tỉnh Cao Bằng.

- Đặc điểm hình thái của các giống đậu xanh: Các giống đều có kiểu sinh trưởng sinh trưởng hữu hạn, dạng thân đứng, gọn. Trong sáu giống tham gia thí nghiệm có hai giống là ĐX 14 và VN 99-3 có hạt màu xanh sẫm vỏ hạt mốc.

- Khả năng chống chịu của các giống đậu xanh: Các giống ĐX 11 và giống VN 99-3 là hai giống có khả năng chống chịu tốt nhất. Các giống khác có khả năng chống chịu từ nhẹ đến trung bình.

- Năng suất của các giống đậu xanh: Năng suất thực thu biến động từ 9,9 – 13,7 tạ/ha. Hai giống ĐX 11 và VN 99-3 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng. Các giống còn lại có năng suất cao tương đương với đối chứng.

- Phẩm chất hạt: Hàm lượng Protein của các giống đậu xanh thí nghiệm biến động từ 17,7 – 22,1%. Trong đó giống VN 99-3 có hàm lượng Protein tương đương đối chứng, các giống còn lại có hàm lượng Protein thấp hơn đối chứng. Hàm lượng Lipit biến động từ 1,5 – 2,3%. Trong thí nghiệm giống ĐX 11 và ĐX 17 có hàm lượng Lipit cao hơn đối chứng, các giống còn lại có hàm lượng Lipit tương đương đối chứng.

- Kết quả xây dựng mô hình: Đã triển khai xây dựng mô hình tại 6 hộ trên tổng diện tích 0,3 ha với hai giống ĐX 11 và VN 99-3. Theo đánh giá của người dân tại mô hình, hai giống ĐX 11 và VN 99-3 đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, phân cành khỏe, nhiễm sâu bệnh ở mức trung bình, chịu hạn tốt, ra hoa, hình thành quả và chín tập trung, không bị tách vỏ quả khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chín. Năng suất thực thu của giống ĐX 11 và VN 99-3 đều đạt khá cao, lần lượt là 13,1 tạ/ha và 12,9 tạ/ha cao hơn giống đối chứng (Thúa khiêu 10,9 tạ/ha). Với các đặc điểm trên giống ĐX 11 và VN 99-3 đã được người dân chấp nhận đưa vào cơ cấu giống của địa phương.

4.2. Đề nghị

Qua tiến hành hai vụ thí nghiệm tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi có đề nghị sau: Mở rộng diện tích gieo trồng giống đậu xanh ĐX 11, VN 99-3 trong vụ Hè Thu không những ở vùng Lục Khu, Hà Quảng mà còn ở những vùng đất nương rẫy khác thuộc các huyện như Thạch An, Quảng Uyên, Nguyên Bình… nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng đồng thời góp phần tăng suất, hiệu quả kinh tế tiến tới phát triển bền vững cây đậu xanh trên toàn tỉnh./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bùi Việt Ngữ, Kỹ thuật trồng cây đậu xanh – Semen Phaseoli Radiati, Nguồn: Khoa học phổ thông, số 454, 1999, http://agriviet.com, ngày 16/10/2013.

2. Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh, Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, http://agriviet.com, ngày 16/10/2013. 3. Nguyễn Trung Bình, Hoàng Minh Tâm (2010), Nghiên cứu một số giải

pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất đậu xanh ở Bình Định, Luận

văn Thạc sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Thế Côn, Phạm Văn My, Nguyễn Hữu Tề (1994), Sản xuất

cây họ đậu ngắn ngày vụ Hè ở huyện Sóc Sơn, Tạp chí NN&CNTP, số 12.

5. Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Thị Nhiên, Phan Thị Phương Lan, Trần Văn Hiến, Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Văn Luật (2003), “Hiệu quả kinh tế của việc luân canh lúa với cây đậu xanh, lạc trong điều kiện bón phân lân khác nhau”, Kết quả nghiên cứu khoa học đề tài KN01- 06, Trung tâm NC&TN Đậu đỗ.

6. Đường Hồng Dật (2006), Cây đậu xanh - kỹ thuật trồng và biện pháp canh tác tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, Nhà xuất bản Lao động

- Xã hội.

7. Lê Xuân Đính (1991), Những giống đậu xanh tốt cho cho Vù ng Đông

Nam Bộ, Tạp chí NN&CNTP số 345.

8. Trần Văn Lài, Trần Nghĩa, Ngô Quang Thắng, Lê Trần Tùng, Ngô Đức Dương (1993), Kỹ thuật gieo trồng Lạc, Đậu, Vừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tâm, Nguyễn Thị Trường, Nguyễn Tấn Hinh, Trần Văn Lâm, Lê Khả Tường và các CTV (2006), Kết quả nghiên cứu và phát triển đậu đỗ giai đoạn 2001-2005, Kỷ yếu hội nghị tổng kết khoa học và công nghệ nông nghiệp2001-2005, NXB Nông nghiệp.

10. Nguyễn Thị Luyện (2009), Phát triển hệ thống tái sinh ở cây đậu xanh

(Vigna radiata (L.) Wilczek) phục vụ chọn dòng chịu hạn và chuyển gen, Luận văn thạc sĩ sinh học, Thái Nguyên.

11. Nguyễn Tiến Mạnh, Ngô Hải, Nguyễn Ngọc Quế (1995), Hiệu quả kinh tế của sản xuất đậu đỗ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí NN&CNTP,

số 5.

12. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2011.

13. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2013.

14. Đoàn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự, Bùi Xuân Sửu (1996) Giáo trình Cây Công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Bùi Việt Nữ (1995), Nghiên các mẫu giống đậu xanh nhập nội và hiện

có trong công tác chọn tạo giống cho vùng Đông Nam Bộ, Luận án

PTSNN, Hà Nội.

16. Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Danh (2010), “Mô hình trồng đậu xanh xen sắn trên đất đồi gò cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững về môi trường tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”, Tạp chí khoa học,

Đại học Cần Thơ.

17. Nguyễn Ngọc Quất, Nguyễn Thị Chinh (2008), Nghiên cứu phát triển

một số dòng, giống đậu xanh triển vọng cho vùng Đồng bằng Sông Hồng, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

18. Tạ Minh Sơn, Hoàng Minh Tâm, Hồ Huy Cường, Nguyễn Ngọc Thành, Đặng Thị Thu Trang và CTV (2006), Kết quả nghiên cứu chọn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lọc giống đậu xanh NTB01 - Kỷ yếu hội nghị tổng kết khoa học và công nghệ nông nghiệp 2001-2005, NXB Nông nghiệp năm 2005.

19. Nguyễn Thị Thanh, Đào Quang Vinh, Nguyễn Kim Lệ, Đỗ Ngọc Giao, Bùi Thị Bộ (2006), Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương và đậu xanh của Viện Nghiên cứu Ngô năm 2006. Tuyển tập kết

quả KH&CN Nông nghiệp 2006-2007.

20. Phan Thị Thanh (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá

của một số giống đậu xanh có triển vọng làm cơ sở hoàn thiện quy

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)