Khả năng chống chịu đối với sâu, bệnh hại chính

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 53 - 56)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

3.3.1. Khả năng chống chịu đối với sâu, bệnh hại chính

Cây đậu xanh từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch có khá nhiều đối tượng sâu bệnh hại. Tuy nhiên mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển gắn liền với một số loại sâu bệnh nhất định. Có những đối tượng gây hại nguy hiểm làm ảnh hưởng mạnh đến năng suất như bệnh lở cổ rễ, khi bị nhiễm gây chết cây hoặc tổn thương làm suy giảm sức sống của cây. Nhưng thực sự nguy hiểm và khó phòng trừ là bệnh khảm lá và bệnh đốm lá do nấm, khi bị bệnh làm mất diệp lục và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quang hợp trong giai đoạn ra hoa và làm hạt. Do đó đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chọn giống. Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các giống đậu xanh thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5 và 3.6.

Bảng 3.5: Tình hình sâu hại của các giống đậu xanh thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2012

ĐV: %

STT Giống (% số quả bị hại) Sâu đục quả (% số lá bị cuốn) Sâu cuốn lá

1 Thúa khiêu (đ/c) 6,6 6,5 2 ĐX 208 4,6 3,3 3 ĐX 11 3,1 4,6 4 ĐX 14 3,3 5,7 5 ĐX 17 3,8 2,8 6 VN 99-3 1,7 3,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số liệu bảng 3.5 cho thấy vụ Hè Thu 2012 các giống đậu xanh thí nghiệm bị hai loại sâu hại chính:

- Sâu đục quả (Eitiella zinekenella) xuất hiện và gây hại ở tất cả các giống vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa tạo quả cho tới khi thu hoạch. Tỷ lệ quả bị hại biến động từ 1,7 – 6,6%. Trong thí nghiệm, giống VN 99-3 có số quả bị hại ít nhất (1,7%) và giống Thúa khiêu (đối chứng) bị nhiễm cao nhất (6,6%); các giống còn lại nhiễm ở mức trung bình từ 3,1 – 4,6 % và đều thấp hơn so với đối chứng. Tuy nhiên, đặc thù sâu đục quả xuất hiện theo lứa và sự ra hoa đậu quả của các giống cũng không trùng nhau nên rất khó nhận định.

- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata) gây hại phổ biến trên các giống trong suốt chu kỳ sinh trưởng của đậu xanh, tỷ lệ lá bị hại dao động từ 2,8 – 6,5%. Trong đó giống Thúa khiêu (đ/c) là giống có số lá bị cuốn cao nhất (6,5%), thấp nhất là giống ĐX 17 (2,8%), các giống còn lại có mức độ nhiễm sâu cuốn lá trung bình.

Vụ Hè Thu năm 2012, các giống đậu xanh thí nghiệm bị nhiễm một số loại bệnh hại như lở cổ rễ, gỉ sắt, khảm lá và đốm nâu. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tình hình nhiễm bệnh của các giống đậu xanh thí nghiệm

ĐV: Điểm STT Giống Lở cổ rễ Gỉ sắt Khảm lá Đốm nâu 1 Thúa khiêu (đ/c) 1 3 1 5 2 ĐX 208 1 3 2 3 3 ĐX 11 1 1 1 1 4 ĐX 14 1 3 2 3 5 ĐX 17 1 1 1 3 6 VN 99-3 1 3 1 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani, Fusarium sp): Còn gọi là bệnh gây chết cây con rất phổ biến trên ruộng đậu xanh, bệnh có thể gây chết hàng loạt, làm giảm nghiêm trọng mật độ cây con. Trong thí nghiệm, bệnh gây hại trên tất cả các giống, tuy nhiên tỷ lệ cây bị hại rất thấp, dao động từ 0,9 – 4,7%, được đánh giá ở điểm 1 (không bị nhiễm).

- Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow) hại chủ yếu ở thời kỳ từ khi cây có hai lá kép cho đến lúc quả chín. Bệnh phát triển chậm vào giai đoạn từ cây con đến trước khi ra hoa, nhưng sau đó bệnh sẽ phát triển nhanh và nặng hơn. Lá còn non có sức chống chịu bệnh cao hơn các lá già. Điều này có thể do ở lá non có chứa nhiều đạm tổng hợp và đạm protein hơn ở lá già. Lá, thân và quả đều bị nhiễm bệnh, nhưng bệnh xuất hiện chủ yếu trên các lá già. Trong thí nghiệm giống ĐX 11 và ĐX 17 không bị nhiễm bệnh, được đánh giá ở điểm 1. Các giống còn lại tỷ lệ diện tích lá bị hại biến động từ 1 – 4,3 % được đánh giá ở điểm 3 (bị hại nhẹ).

- Bệnh khảm lá (Mosaic Virus) xuất hiện giai đoạn trước lúc đậu xanh ra hoa. Khi bị bệnh lá cây có những phần xanh nhạt, đậm và biến vàng xen kẽ, cây chậm phát triển. Lá non ở ngọn khảm lá mạnh và biến dạng, quả thường lép. Cây bị bệnh đọt non xoăn lại, các đốt thân co ngắn, cây chùn lại, phát triển chậm, quả ít và biến dạng, sần sùi, có vị đắng. Trong thí nghiệm, các giống đậu xanh có tỷ lệ cây bị bệnh biến động từ 0 – 7,3%. Trong đó giống ĐX 208 và ĐX 14 có >6% số lá có vết bệnh được đánh giá ở điểm 2, bị hại nặng hơn đối chứng. Các giống còn lại có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh <5%, được đánh giá ở thang điểm 1, tương đương đối chứng.

- Bệnh đốm nâu (Septoria glycines Hemmi) xuất hiện từ khi có lá thật (10 -12 ngày sau mọc) đây là bệnh phổ biến trong điều kiện không khí nóng ẩm, thường nhiễm trên tất cả giống đậu xanh hiện nay. Giống nào bị nhiễm sớm thì thường rụng lá sớm, cho năng suất thấp. Bệnh nhiễm phổ biến từ giai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đoạn ra hoa trở đi. Các giống đậu xanh thí nghiệm có tỷ lệ diện tích lá bị hại biến động từ 0 – 5,5%. Trong đó giống ĐX 11 không có cây nào bị nhiễm bệnh, được đánh giá ở thang điểm 1. Các giống còn lại đều có tỷ lệ diện tích lá bị hại <5%, được đánh giá ở thang điểm 3 (nhiễm nhẹ), thấp hơn so với đối chứng (Thúa khiêu điểm 5).

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu xanh vụ hè thu trên đất nương rẫy tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)