2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
3.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc
Đây là giai đoạn đầu tiên để bắt đầu vòng đời sinh trưởng của đậu xanh, nó có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại của mỗi giống. Dưới những điều kiện thích hợp về nước, oxy, nhiệt độ, hạt được gieo sẽ hút nước, trương lên và bắt đầu mọc. Điều kiện đầu tiên để hạt nảy mầm trong đất là nước. Độ ẩm thường xuyên cho cây đậu xanh mọc tốt nhất là từ 70 - 80%. Nhiệt độ mà cây đậu xanh mọc được là từ 30 - 400C. Nếu nhiệt độ chỉ 180C thì sẽ mọc chậm, yếu và sau cùng sinh trưởng kém. Nếu nhiệt độ ở 140
C thì cây sẽ không mọc và mọi quá trình trao đổi chất sẽ không xảy ra. Nhiệt độ từ 150C trở lên thì hạt giống mới nẩy mầm được thuận lợi, do đó không nên gieo đậu xanh khi thời tiết còn lạnh (< 150C). Bên cạnh đó quá trình nảy mầm còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như: Độ ẩm hạt, tính nguyên vẹn, yếu tố di truyền quyết định độ bật mầm lên khỏi mặt đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong giai đoạn này diễn ra hàng loạt các hoạt động về sinh lý, sinh hóa, các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ, cung cấp năng lượng để phục vụ quá trình nảy mầm.
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy trong điều kiện vụ Hè Thu năm 2012, đầu vụ khi gieo gặp mưa, nhiệt độ trung bình 26,50C, ẩm độ trung bình 86% (phụ lục 1) nên thuận lợi cho quá trình nảy mầm và mọc của các giống đậu xanh. Sau gieo 3 – 4 ngày các giống đều mọc với tỷ lệ rất cao. Các giống ĐX 11, ĐX 17 và VN 99-3 có thời gian từ gieo đến mọc là 3 ngày, ngắn hơn so với giống đối chứng (Thúa khiêu: 4 ngày).