hệ số trách nhiệm (HSTN)
2. Thời gian tham gia công việc của nhân viên (TGLV).
Hệ số mức lương của từng nhân viên sẽ được tính theo công thức: HSML = HSTĐ x TGLV x HSTN
Sau đó cộng tất cả các hệ số mức lương của tất cả các nhân viên trong nhóm sẽ được tổng hệ số mức lương là THSL
Mức lương của mỗi nhân viên sẽ được xác định trên đơn vị mức lương chuẩn (MLC):
MLC = Tổng quỹ lương khoán / THSL Mức lương của mỗi nhân viên sẽ tính theo công thức:
Mức lương = HSML x MLC
Ví dụ: Sau khi xác định mức khối lượng công việc cho một dự án A, DN khoán cho ba nhân viên thực hiện với tổng số tiền thù lao là 30 triệu đồng. Trong quá trình làm việc, trưởng nhóm ghi chép lại như bảng sau:
Nhân viên Hệ số trình độ (HSTĐ) Thời gian tham gia công việc (TGLV) Hệ số trách nhiệm (HSTN) Hệ số mức lương (HSML) Mức lương chuẩn (MLC) Mức lương 1 2 3 4 5=2x3x4 6=Quỹ lương/THSL 7=5x6 A 3 20 5 300 58,140 17,441,850 B 2 18 4 144 58,140 8,372,088 C 1 18 4 72 58,140 4,186,044 Tổng hệ số lương (THSL) 516 29,999,988
Động viên và răn đe Tại sao phải động viên và răn đe?
Như chúng ta đã thảo luận ở trên, bản chất con người là luôn muốn tiến hóa và họ luôn có thái độ và động cơ để tự phát triển cá nhân. Mặt khác, hiệu quả công việc lại phụ thuộc vào năng lực thực hiện công việc và thái độ, động cơ để làm việc. Do vậy, công việc của nhà quản trị là phải làm gia tăng thái độ và động cơ theo hướng có lợi cho công việc bằng công tác động viên và răn đe. Khi động cơ xuất hiện và được thỏa mãn thì khuynh hướng “lực” của động cơ sẽ giảm và thái độ tích cực sẽ gia tăng. Khi không được thỏa mãn thì động cơ càng gia tăng nhưng thái độ tiêu cực lại xuất hiện. Do vậy, căn cứ vào thái độ mà nhà quản trị sẽ tìm hiểu được động cơ của nhân viên đã được thỏa mãn hay chưa và tìm ra cách biện pháp động viên khuyến khích họ.
Những yếu tố thuộc về tổ chức khiến động cơ và thái độ nhìn chung là sẽ thay đổi như bảng sau:
Yếu tố Yếu kém Trung bình Khá tốt Tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp
Động cơ kém,
thái độ chán nản Động cơ thấp, thái độ thiếu tích cực
Động cơ cao, thái độ tích cực
Truyền thông nội
bộ Động cơ không rõ ràng, thái độ hoài
nghi thiếu quyết tâm Động cơ không đồng đều, thái độ khác nhau trong cùng một bộ phận Động cơ và thái độ bộc lộ rõ cả 2 mặt Môi trường làm việc, các mối quan hệ và điều kiện làm việc
Thái độ bất mãn,
nặng nề, giả tạo Thái hứng khởi độ vui vẻ, Văn hóa tổ chức,
khen thưởng, biểu dương, thi đua
Động cơ giảm sút,
thái độ tiêu cực Động cơ không đồng đều, thái độ khác nhau trong cùng một bộ phận
Động cơ và thái độ bộc lộ rõ cả 2 mặt
Thu nhập Động cơ giảm sút,
thái độ tiêu cực Động cơ xuất hiện Động cơ cao, thái độ tích cực