Trả lương theo sản phẩm, doanh số

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực (Trang 30 - 32)

Mua bán chất xám, nhân công

Trả lương theo sản phẩm, doanh số

trả lương theo sản phẩm và DN sẽ căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm

để trả lương cho nhân viên. Hình thức này là hình thức căn bản để thực hiện

quy luật phân phối theo lao động. Hình thức này căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động của mỗi nhân viên: ai làm nhiều, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn

thì được hưởng lương nhiều và ngược lại. Những người làm việc như nhau thì

phải được hưởng lương bằng nhau. 1. Lợi ích:

a. Làm cho mỗi lao động phải suy nghĩ rằng vì lợi ích vật chất mà nên quan tâm đến việc không ngừng tăng cao năng suất lao động, chất lượng công việc của mình.

b. Khuyến khích người lao động tích cực sản xuất, tận dụng thời gian làm việc để tăng năng suất. Hơn nữa chỉ những sản phẩm tốt mới được trả lương nên người lao động nào cũng phải cố gắng đảm bảo chất lượng sản phẩm và như vậy năng suất lao động sẽ tăng cùng với việc chất lượng sản phẩm bảo đảm. Đây chính là căn cứ để giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho DN và cải thiện thu nhập cho nhân viên.

c. Khuyến khích người lao động quan tâm đến việc tự nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật, cải tiến cách nghĩ, cách làm, tích cực, chủ động sáng tạo trong công việc.

2. Yêu cầu:

a. DN phải luôn có sự chuẩn bị tốt trong các khâu đầu vào cho sản xuất, công tác bảo trì bảo dưỡng máy móc, dây chuyền và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

b. Thống kê sản lượng, doanh số nhanh chóng và chính xác. Do vậy cần bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân sự tính toán về tiền lương, kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

c. Quán triệt sâu rộng chế độ lương theo sản phẩm cho nhân viên để họ hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của chế độ từ đó nhận ra các mục tiêu phấn đấu về năng suất lao động nói chung, sản lượng, chất lượng sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu nói riêng.

d. Xác định đúng đơn giá lương theo sản phẩm dựa trên cơ sở xác

định cấp bậc thợ, tay nghề và các định mức về sản lượng, chất lượng và thời gian.

3. Hình thức trả lương theo sản phẩm:

a. Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp và không hạn chế: Chế độ

tiền lương này được trả theo từng đơn vị sản phẩm không phân biệt là bán thành phẩm hay thành phẩm và theo một đơn giá quy định trước.

Mức lương = Đơn Giá Trực Tiếp x Mức sản Lượng Hay

Mức lương = % thưởng x Doanh số

b. Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp: Chế độ lương này chỉ áp

dụng cho nhân viên hậu cần phục vụ cho sản xuất. Công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt và vượt mức của nhân viên chính hưởng lương theo sản phẩm. Mức lương của họ gắn liền với lương của nhân viên sản xuất.

Mức lương = Đơn Giá Gián Tiếp x Mức sản Lượng (hoặc mức thời gian)

c. Chế độ trả lương sản phẩm lũy tiến: Trong phạm vi định mức quy

định, mức lương tính theo đơn giá trực tiếp bình thường nhưng khi vượt qua định mức thì đơn giá sẽ thay đổi và tùy thuộc vào chính sách của DN mà đơn giá này sẽ cao hay thấp hơn so với đơn giá trực tiếp.

Mức lương = [ Q1 x P1 ] + [ Q0 – Q1 ]xP2 Trong đó:

Q1: Là sản lượng định mức.

P1: Đơn giá trực tiếp P2: Đơn giá lũy tiến

d. Chế độ trả lương khoán sản phẩm: Chế độ lương khoán là chế độ

khi giao việc DN đã qui định rõ ràng và cụ thể mức lương để hoàn thành một khối lượng công việc nào đó trong một thời gian nhất định. Như vậy, ngay sau khi nhận việc, nhân viên đã biết ngay

được mức lương mà mình sẽ được lãnh sau khi hoàn thành chỉ tiêu

giao việc. Nếu nhân viên hoàn thành sơm thì lĩnh sớm và nhận công việc tiếp theo và khả năng tăng mức lương phụ thuộc vào năng lực hoàn thành của nhân viên. Do đó chế độ lương khoán có tác dụng khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất lao động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực (Trang 30 - 32)