0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2008-2010.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI NĂM 2011 (Trang 31 -37 )

TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về Ngân hàng VPBank và Chi nhánh Hà Nội.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2008-2010.

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn.

Huy động vốn là nghiệp vụ chủ yếu, là cơ sở, mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có huy động được thì mới có thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Đánh giá được sự quan trọng của việc huy động vốn, VPBank Hà Nội đã chủ động, tích cực khai thác các nguồn vốn bằng nhiều biện pháp và hình thức phong phú.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại VPBank Hà Nội 2008- 2010.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số dư % Số dư % So với 2008 Số dư % So với 2009

số dư % Số dư %

Tổng huy

động vốn 2,372 100 3,837 100 1,465 61.75 6,716 100 2,879 75

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội 2008-2010

Năm 2008, là một năm đáng nhớ của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thị trường ngân hàng trải qua những biến động về lãi suất và tỷ giá chưa từng có. NHNN thay đổi chính sách và điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… với tần suất thất thường làm khó các ngân hàng. Lãi suất huy động VNĐ biến động mạnh nhất từ trước đến nay, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng bùng nổ mạnh từ tháng 5 và sốt trong tháng 6. Trước tình hình trên, VPBank đã có những thời điểm lãi suất huy động lên tới 19%/năm ( thời điểm này trên thị trường lãi suất huy động có ngân hàng niêm yết ở mức 20%/năm, còn trên thị trường liên ngân hàng thì lãi suất “ treo” lên đến 43%/năm). Nhưng nhìn chung, tính đến cuối năm, lãi suất đã được điều chỉnh giảm, do đó, tính trong cả năm, tổng vốn huy động của Chi nhánh đạt 2,372 tỷ đồng tăng 63.5% so với năm 2007.

Năm 2009, nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn cón khó khăn. So với năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng thương mại đã có sự ổn định tương đối. Với định hướng đúng đắn, đánh giá phân tích thị trường hiệu quả,

cộng với việc triển khai các chương trình khuyến mãi, VPBank đã đạt được mức huy động cao, đạt 3,873 tỷ đồng tăng 61,7% so với năm 2008.

Năm 2010, lãi suất huy động tăng lên mức 12%/năm, những tháng cuối năm thị trường chứng kiến hiện tượng Techcombank huy động “3 ngày vàng” với lãi suất lên tới 17,6%/năm điều này dẫn đến một số ngân hàng nhỏ thỏa thuận lãi suất với khách hàng lên tới 18%/năm. Trước tình hình đó, VPBank vẫn duy trì lãi suất theo đúng quy định, đến cuối năm có điều chỉnh lãi suất lên tới 14%/năm. Bên cạnh đó, năm 2010, VPBank chính thức thay đổi thương hiệu, logo và slogan mới tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tạo uy tín đối với người dân. Cũng trong năm này, VPBank cũng mở rộng mạng lưới hoạt động, khai trương thêm nhiều phòng giao dịch nên làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng, cũng như của chi nhánh. Kết thúc năm 2010, VPBank Hà Nội huy động đạt 6,716 tỷ đồng tăng 75% so với năm 2009.

Xét về cơ cấu của huy động ta thấy:  Phân theo đối tượng huy động

Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng của VPBank Hà Nội 2008-2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số dư % Số dư % So với 2008 Số dư % So với 2009

số dư % Số dư % Huy động từ khách hàng 2,163 91.2% 2,589 67.47% 426 19.7% 4,686 69.77% 2,097 81% Huy động từ TCKT khác 194 8.2% 1,174 30.60% 980 505.2% 1,937 28.84% 763 65% Huy động khác 15 0.6% 75 1.95% 60 400.0% 93 1.38% 18 24%

Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn với mức tăng về số tuyệt đối lên đến 2,097 tỷ đồng trong năm 2010 so với 2009 đạt 4,686 tỷ đồng chiếm 69,77% tổng nguồn vốn huy động.

Với khách hàng là các tổ chức kinh tế tỷ trọng cũng được tăng lên rõ rệt, với mức tăng 65% so với năm 2009 đạt 1,937 tỷ đồng.

Điều này cho thấy chi nhánh đã có chính sách huy động vốn hợp lý, khai thác tốt nguồn khách hàng truyền thống, nâng cao được chất lượng phục vụ, khẳng định được tính hiệu quả của các sản phẩm tiết kiệm.

 Phân theo kỳ hạn

Bảng 2.3. Cơ cấu huy động theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số dư % Số dư % So với 2008 Số dư % So với 2009

số dư % Số dư %

KKH 664.2 28% 1,250.9 32.6% 586.7 88.3% 2,498.4 37.2% 1,247.5 99.7%

CKH 1,707.8 72% 2,586.1 67.4% 878.3 51.43% 4,217.6 62.8% 1,631.5 63.1%

Nguồn : Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội 2008-2010

Nguồn vốn huy động được phân chia theo kỳ hạn cũng tương đối ổn định, nguồn vốn huy động có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, bên cạnh đó, tỷ trọng của nguồn vốn không kỳ hạn đang có xu hướng tăng lên, đây cũng là một xu hướng tất yếu khi mà khách hàng không chỉ gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời mà còn phục vụ các hoạt động thanh toán, chi trả khác… Một mặt, với nguồn vốn không kỳ hạn ngân hàng sẽ phải trả mức lãi suất thấp hơn, giảm chi phí cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần duy trì tỷ trọng này ở mức hợp lý vì nếu huy động nhiều loại nguồn vốn không kỳ hạn ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng ứ đọng vốn hoặc trong một số trường hợp cho vay lớn sẽ làm giảm tính thanh khoản, ngân hàng cần có cơ cấu thích hợp để đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Bảng 2.4. Cơ cấu huy động phân theo tiền tệ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số dư % Số dư % So với 2008 Số dư % So với 2009

số dư % Số dư %

VNĐ 2,063.6 87.0% 2,927.6 76.3% 864.0 41.9% 4,721.3 70.3% 1,793.7 61.3% Ngoại

tệ quy

đổi 308.4 13.0% 909.4 23.7% 601.0 195% 1,994.7 29.7% 1,085.3 119%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội 2008-2010

Về loại tiền, nguồn vốn huy động chủ yếu hiện nay tại VPBank Hà Nội là VNĐ, hiện nay tỷ trọng VNĐ giảm mạnh, thay vào đó là sự tăng lên của nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, trong thời gian gần đây, VNĐ liên tục bị mất giá, người dân mất lòng tin vào đồng nội tệ vì thế để đảm bảo giá trị, người dân gửi ngoại tệ nhiều hơn chủ yếu là các đồng tiền mạnh như: USD, EUR…

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng.

Bảng 2.5: Tình hình tín dụng tại VPBank Hà Nội từ năm 2008-2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số dư % Số dư % So với 2008 Số dư % So với 2009

số dư % Số dư %

Tổng dư

nợ 1,883.0 100 2,482.6 100 599.7 31.8% 3,108.7 100 626.1 25.2% Phân theo kỳ hạn

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số dư % Số dư % So với 2008 Số dư % So với 2009

Số dư % Số dư %

Ngắn

hạn 1,035.6 55% 1,027.8 41.4% -7.8 0.8% 1,367.8 44% 340.0 33.1% Trung và

Phân theo loại tiền

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số dư % Số dư % So với 2008 Số dư % So với 2009

số dư % Số dư %

VNĐ 1,384 73.5% 1,757.7 70.8% 373.7 27% 2,372 76.3% 614.3 34.9%

Ngoại tệ

quy đổi 499 26.5% 724.9 29.2% 225.9 45% 736.8 23.7% 11.8 1.6%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội 2008-2010

Năm 2008, với tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất huy động ở mức cao dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp khi phải vay vốn với mức lãi suất lên đến 21%. Mặc dù, đến cuối năm lãi suất có điều chỉnh giảm, đưa lãi suất cho vay về mức 12,75% nhưng tín dụng vẫn chỉ đạt 1,883 tỷ đồng.

Từ cuối năm 2008, chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng, từ thắt chặt sang dần nới lỏng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng trên là một yếu tố tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2009. Tính đến cuối năm 2009, VPBank Hà Nội đạt tổng dư nợ là 2,482.6 tỷ đồng tăng 31,8% so với năm 2008.

Đến năm 2010, tín dụng có vẻ chậm lại ở nửa cuối năm, khi lãi suất huy cho vay có khi lên đến 22%, nhưng tính đến cuối năm, tổng dư nợ tín dụng vẫn tăng đạt 3,108.7 tỷ đồng tăng 25,2% so với năm 2009.

 Xét dư nợ cho vay theo kỳ hạn:

Năm 2008, lãi suất cho vay ở mức cao, doanh nghiệp vay vốn trong ngắn hạn là chủ yếu để chờ chính sách của Chính phủ, do đó, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong năm cao hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Kết thúc năm 2008, tín dụng ngắn hạn đạt 1,035.6 tỷ đồng chiếm 55% tổng dư nợ của chi nhánh.

Bước sang 2009, kinh tế dần ổn định, tăng trưởng tín dụng cao, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tăng và trở lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu.

Năm 2009, dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 1,454.8 tỷ đồng tăng 72% so với năm 2008 và chiếm 58,6% tổng dư nợ.

Năm 2010, dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 1,740.9 tỷ đồng chỉ tăng 19.7% so với năm 2009 và chiếm 56% tổng dư nợ.

 Xét dư nợ cho vay theo loại tiền:

Cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu cho vay của chi nhánh, tín dụng bằng ngoại tệ có những biến động.

Năm 2008, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 499 tỷ đồng, chiếm 26,5% trong tổng dư nợ.

Năm 2009, chứng kiến mức tăng cao của tín dụng ngoại tệ, đạt 724,9 tỷ đồng với mức tăng 2 năm trở lại tăng điều này có thể lý giải là do sự biến động của tỷ giá, đồng nội tệ VNĐ bị mất giá.

Kết thúc năm 2010, tín dụng ngoại tệ đạt 736.8 tỷ đồng chỉ tăng 1.6% so với năm 2009 và chiếm 23% tổng dư nợ cho vay.

2.1.4.3. Lợi nhuận hoạt động.

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Hà Nội 2008-2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số dư Số dư % thay đổi Số dư % thay đổi

Tổng thu nhập từ hoạt động 102.543 143.556 40% 202.281 40.9% Chi phí hoạt động 74.534 92.024 23.4% 114.428 24.57% LNTT của VPBank HN 23.694 41.868 76.7% 85.328 103.8% LNTT của VPBank 199 383 92.5% 670 75%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Hà Nội 2008-2010

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy mức tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh là khá cao. VPBank Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của hệ thống VPBank, là một trong những chi nhánh kinh doanh tốt nhất của ngân hàng, luôn đóng góp 10% đến 12% vào LNTT của ngân hàng. Trong năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nhưng LNTT

vẫn đạt 21.694 tỷ đồng. Năm 2009, kinh tế hồi phục, hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng đạt được nhiều thành công, với mức tăng 76.7% so với năm 2008, đạt 41.868 tỷ đồng. Năm 2010, chi nhánh đã có hướng đi đúng đắn, khai thác tốt lợi thể của 1 chi nhánh lớn, triển khai hiệu quả các sản phẩm dịch vụ điều này thể hiện ở LNTT cuối năm 2010 tăng 103.7% mức tăng lớn nhất từ trước đến nay, đạt 85.328 tỷ đồng, góp phần vào tăng mức LNTT của ngân hàng lên 75% so với 2009 và đạt 670 tỷ đồng đạt 103% kế hoạch( theo kế hoạch LNTT 2010 đạt 650 tỷ đồng ). Đây là những thành quả hết sức đáng mừng và cần phải duy trì của hệ thống VPBank cũng như VPBank Hà Nội.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI NĂM 2011 (Trang 31 -37 )

×