0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI NĂM 2011 (Trang 54 -57 )

TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về Ngân hàng VPBank và Chi nhánh Hà Nội.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế.

Lãi suất cho vay tiêu dùng cao, hạn mức cho vay và thời hạn cho vay còn chưa hợp lý.

Trong 3 năm qua, lãi suất cho vay tiêu dùng luôn ở mức cao dẫn đến khách hàng có nhu cầu nhưng lại không thể vay được vốn. Bên cạnh đó, hạn mức cho vay cũng gây cản trở đến việc tiếp cận vốn vay của khách hàng, trường hợp khách hàng có thu nhập trung bình nhưng có nhu cầu vay với mức vốn cao thì không được chấp nhận. Điều này vô tình ngân hàng đã giới hạn đối tượng cho vay trong khi đối tượng vay này lại chính là đối tượng tiềm năng nhất, có nhu cầu lớn nhất. .

Các thủ tục vay vốn còn rườm rà, sản phẩm có sức cạnh tranh chưa cao.

Có những khoản vay để được giải ngân, khách hàng phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng làm tài sản đảm bảo, điều này gây khó khăn cho khách hàng vay vốn, vì nếu khách hàng đã có tiền gửi ngân hàng thì không có lý gì khách hàng lại phải vay tiền ngân hàng cả. Ngoài ra, các sản phẩm của chi nhánh chưa thật sự phong phú và có điểm mới so với các ngân hàng khác nên khả năng cạnh tranh là không cao.

Yếu tố nhân lực và công tác đào tạo

Đội ngũ cán bộ tín dụng cá nhân tại chi nhánh hiện nay phần lớn có tuổi đời khá trẻ, có chuyên môn nghiệp vụ tốt nhưng kỹ năng mền còn yếu, nhất là kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đàm phán...Bên cạnh đó, số lượng nhân viên còn hạn chế, có những nhân viên quản lý đến 30 khoản vay, điều nay sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm tra kiểm soát trong và sau khi cho vay. Với sự hạn chế về nhân lực thì khó có thể đáp ứng được tốt nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng.

Ngoài ra, hệ thống đào tạo của VPBank còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nhất là trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Cần phải có quy trình đào tạo tổng thể, đồng bộ có sự kết hợp giữa những cán bộ nòng cốt và các phòng ban có liên quan, mở các lớp phát triển kỹ năng cho cán bộ tín dụng cũng như nhân viên toàn chi nhánh, từ đó sẽ có được

đội ngũ nhân viên dồi dào phục vụ cho sự phát triển của chi nhánh cũng như lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, cũng như khách quan từ bên ngoài. Qua quá trình phân tích, tìm hiểu, ta có thể khái quát các nguyên nhân chủ yếu sau:

Nguyên nhân từ môi trường pháp lý.

Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Nhìn chung, cơ sở pháp luật về cho vay tiêu dùng còn thiếu sót nhiều. Nhiều chính sách, luật lệ của NHNN gây hạn chế đáng kể đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cụ thể như quy định về hồ sơ, thủ tục, giấy tờ gây mất nhiều thời gian của khách hàng. Mặt khác, để đưa ra một sản phẩm mới thì cần phải được trình duyệt qua nhiều khâu... gây chậm trễ trong việc đưa sản phẩm đến với khách hàng, ảnh hưởng đến kế hoạch cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau.

Môi trường kinh tế.

Trong những năm lại đây, nền kinh tế nước ta có sự phát triển đáng khích lệ nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như lạm phát cao, sự bất ổn về lãi suất, tỷ giá....Ngoài ra còn có rủi ro về chính sách điều hành kinh tế vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ còn chưa thật hiệu quả, việc thay đổi chính sách trong thời gian gần đây là khá liên tục, ngân hàng thương mại khó có thể thích nghi nhanh chong với sự thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng.

Trình độ dân trí.

Nhìn chung trình độ dân trí của người dân Việt Nam về hoạt động ngân hàng là chưa cao. Với dân số trên 86 triệu người nhưng tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ của ngân hàng chỉ trên 10% dân số, một tỷ lệ quá ít so với các nước phát triển. Một phần là do dân số nước ta phần lớn là làm nghề nông, thu nhập không cao nên không có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng, với những người có thu nhập trung bình trở lên thì một số lại có tâm lý e ngại, cũng như thói quen vay mượn người thân để đáp ứng nhu cầu. Điều này gây hạn chế sự phát triển cho vay tiêu dùng.

 Chính sách cho vay của khách hàng.

Ngay từ đầu, VPBank đã có định hướng phát triển thành ngân hàng bán lẻ nhưng chưa có sự đầu tư thích hợp cho hoạt động này nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Các sản phẩm triển khai chưa có tính cạnh tranh cao vì chính sách cho vay còn khắt khe. Mặt khác do công tác triển khai các chương trình tiếp thị, marketing các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Việc giới thiệu, tư vấn mới chỉ dừng lại ở những khách hàng truyền thống, và một phần là khách hàng mới. Trong khi thị trường cho vay tiêu dùng là rất rộng lớn, với những sản phẩm cho vay tiêu dùng nên chú trọng liên kết với doanh nghiệp bán hàng, cung cấp hàng hóa dịch vụ, qua đó sẽ làm cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh.

 Công nghệ ngân hàng và cơ sở vật chất, hạ tầng.

Công nghệ ngâ hàng vẫn chưa được ứng dụng một cách đầy đủ và hoàn thiện, việc cập nhật thông tin khách hàng còn chưa thuận tiện. Gây khó khăn trong việc đánh giá khách hàng cũng như trong công tác kiểm soát khoản vay. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hạ tầng cần được đầu tư hơn nữa vì đây chính là bộ mặt của ngân hàng, cơ sở vật chất hiện đại sẽ được khách hàng đánh giá cao hơn trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.

Tất cả các nguyên nhân trên đã và đang làm hạn chế sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank cũng như tại chi nhánh Hà Nội. Vì vậy, VPBank và chi nhánh cần có những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình này.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI NĂM 2011 (Trang 54 -57 )

×