Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội.

Một phần của tài liệu phát triển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng - chi nhánh hà nội năm 2011 (Trang 46 - 53)

TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về Ngân hàng VPBank và Chi nhánh Hà Nội.

2.2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh VPBank Hà Nội.

2.2.3.1. Doanh số cho vay tiêu dùng

Bảng 2.7: Tỷ trọng và tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số

tiền TT(%) tiềnSố Tốc độ tăng TT(%) tiềnSố Tốc độ tăng TT(%)

Tổng doanh số 1,964.2 100 2,758.9 40% 100 3,475.7 26% 100

Doanh số

CVTD 379.1 19.3 711.8 88% 25.8 934.98 31% 26.9

Doanh số

CVSXKD 1,585.1 80.7 2,047.1 29% 74.2 2,540.78 24% 73.1

Nguồn: Báo cáo Phòng khách hàng cá nhân của VPBank Hà Nội

Tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng tăng từ 19.3% năm 2008 lên 25.8% năm 2009 và chiếm 26.9% năm 2010. Sự gia tăng tỷ trọng CVTD có xu hướng tăng qua các năm do doanh số CVTD tăng nhanh. Năm 2008, là một năm khó khăn đối với tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng, trong năm doanh số CVTD chỉ đạt 379.1 tỷ đồng. Năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, cầu về vay tiêu dùng giảm nên doanh số không cao.

Sang năm 2009, theo Thông tư số 01/2009/TT-NHNN của NHNN thì tín dụng tiêu dùng chính thức được mở lại theo cơ chế lãi suất thỏa thuận từ ngày 01/02/2009, kết hợp với hạn mức cho vay được nâng lên, các chương trình ưu đãi khi vay tiêu dùng cùng với việc hoàn thiệt các sản phẩm cho vay tiêu dùng dần phù hợp với thị trường và nhu cầu của người dân được VPBank áp dụng đã khuyến khích và thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Đồng thời thủ tục vay vốn cũng đã được làm đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng, với sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của cán bộ tín dụng đã làm hài lòng khách hàng vay vốn. Có thể thấy, năm 2009 là một năm đáng nhớ của cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội. Doanh số cho vay đạt 711.8 tỷ đồng, tăng 88% so với năm 2008 và chiếm 25.8% trong tổng doanh số cho vay của cả chi nhánh.

Năm 2010, doanh số CVTD đạt 934.98 tỷ đồng, tốc độ tăng chậm lại so với năm 2009 với mức tăng 31.5% nhưng tỷ trọng trong cơ cấu doanh số cho vay của tín dụng tiêu dùng đã tăng lên và chiếm 26.9%.

Nhìn chung, với kết quả đạt được trong thời gian qua( 2008-2010) có thể thấy sự phát triển đúng hướng của chi nhánh khi mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng tiêu dùng, với sự phát triển như hiện nay của nền kinh tế, cùng với sự thay đổi trong cách tiêu dùng và trình độ của người dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu về vay tiêu dùng sẽ phát triển mạnh mẽ, cho vay tiêu dùng sẽ là khoản mục đóng góp lợi nhuận cao cho ngân hàng.

 Doanh số CVTD theo thời hạn

Bảng 2.8: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số

tiền TT(%) tiềnSố Tốc độ tăng TT(%) tiềnSố Tốc độ tăng TT(%)

Tổng doanh số CVTD 379.09 100% 711.79 88% 100% 934.98 31.5% 100% Ngắn hạn 81.50 21.50% 130.97 60.69% 18.40% 176.71 34.93% 18.90% Trung hạn 217.22 57.30% 436.33 100.87% 61.30% 561.92 28.78% 60.10% Dài hạn 80.37 21.20% 144.49 79.79% 20.30% 196.35 35.89% 21.00%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội

Theo thời hạn cho vay, cho vay tiêu dùng được chia thành các kỳ hạn : ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó, cho vay trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất điều này thể hiện đúng nhu cầu vay vốn của người dân nhằm mua sắm các vận dụng lâu bền. Nhìn chung, tốc độ tăng doanh số CVTD năm 2009 đạt mức cao nhất, và thời hạn được người dân lựa chọn nhiều hơn vẫn là trung hạn với mức tăng lên đên 100.87% đạt 436.33 tỷ đồng. Năm 2010, không có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu cho vay, CVTD trung hạn tăng chậm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (60.01%), CVTD ngắn hạn và dài hạn có mức tăng khá lần lượt là 34.93% - 35.89%. Trong cơ cấu cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn của chi nhánh, định hướng phát triển các sản phẩm cho vay với kỳ hạn 1 năm – 5 năm là hợp lý với tình hình thị trường hiện nay.

 Doanh số CVTD theo mục đích sử dụng

Bảng 2.9: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng.

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số tiền TT(%) Số tiền Tốc độ tăng TT(%) Số tiền Tốc độ tăng TT(%)

Tổng doanh số

CVTD 379.09 100% 711.79 88% 100% 934.98 31% 100%

Cho vay mua, xây

dựng, sửa chữa nhà 211.53 55.8% 400.74 89% 56.3% 529.20 32% 56.6% Cho vay mua ô tô 133.44 35.2% 249.84 87% 35.1% 324.44 30% 34.7%

Cho vay du học

5.31 1.4% 8.54 61% 1.2% 12.62 48% 1.35%

Cho vay hộ kinh

doanh 28.81 8% 52.67 83% 7.4% 68.72 30% 7.35%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội

Hiện nay, các sản phẩm chính của tín dụng tiêu dùng của VPBank được xây dựng trên mục đích sử dụng khoản vay. Để có cái nhìn cụ thể hơn về nhu cầu tiêu dùng hiện nay của khách hàng và có hướng phát triển thích hợp ta xem xét kết quả CVTD theo mục đích sử dụng của VPBank Hà Nội trong 3 năm 2008-2010.

Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Như đã phân tích thì nhu cầu xây dựng mà sắm nhà ở là nhu cầu cấp thiết của người dân, nếu chỉ với thu nhập của bản thân thì rất ít người có thể mua được nhà và nếu có mua được thì cũng phải chờ ít nhất là vài chục năm. Vay vốn để mua sắm ngay từ bây giờ và trả gốc và lãi định kỳ được xem là sự lựa chọn tối ưu của rất nhiều hộ gia đình hiện nay. Xác định đúng nhu cầu, phương thức tiếp thị hợp lý, sản phẩm cạnh tranh đã giúp cho VPBank cũng như chi nhánh Hà Nội có doanh số từ sản phẩm trên ở mức cao đạt 211.53 tỷ đồng năm 2008 và tăng mạnh trong năm 2009 với mức tăng 89% đạt 400.74 tỷ đồng, năm 2010, tăng 32% so với 2009 đạt 529.2 tỷ đồng, trong năm tình hình bất động sản không mấy khởi sắc, làm giảm nhu cầu của khách hàng nên mức tăng không cao so với năm 2009.

Cho vay mua ôtô là một trong những sản phẩm phát triển nhất hiện nay, với mức sống tăng cao, nhu cầu mua sắm ôtô của người dân phục vụ việc sinh hoạt và công việc ngày càng cao. Vì thế tốc độ tăng trưởng của hoạt động này tại chi nhánh cũng tăng nhanh, từ 133.44 tỷ đồng năm 2008 lên 249.83 tỷ đồng năm 2009 với mức tăng tương đối 87%. Trong năm 2010, mức tăng và tốc độ tăng có chậm lại và chỉ

tawg 30% so với 2009 đạt 324.44 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay mua ô tô vẫn còn thấp hơn so với cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà.

Cho vay du học, doanh số cho vay du học chiếm tỷ trọng thấp. Du học ngày càng trở nên phổ biến nhưng hiện nay đi du học phần lớn vẫn là do học bổng, còn tự túc thì chiếm phần ít. Do vây, tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng chỉ đạt trên 1% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng.

Cho vay hộ kinh doanh, đây là sản phẩm mới triển khai nhưng bước đầu đã đạt được những kết quả tốt, chiếm từ 7.5% đến 8% trong tổng doanh số.

2.2.3.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng.

Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng và cơ cấu cho vay tại VPBank Hà Nội 2008-2010.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số tiền TT(%) Số tiền Tốc độ tăng TT(%) Số tiền Tốc độ tăng TT(%)

Tổng dư nợ 1,883 100% 2,482.60 31.8% 100% 3,108.7 25.2% 100% Dư nợ CVTD 352.12 18.7% 692.65 96.7% 27.9% 795.83 14.90% 25.6%

Dư nợ cho vay

SXKD 1,530.88 81.3% 1,789.95 16.9% 72.1% 2,312.87 29.21% 74.4%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội 2008-2010

Dư nợ CVTD tăng đều qua các năm và có tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu tổng dư nợ tín dụng. Tốc độ tăng dư nợ CVTD năm 2009 đạt mức cao kỷ lục với 96.7% so với năm 2008, đạt 692.65 tỷ đồng nâng tỷ trọng lên 27.9% tổng dư nợ. Sau năm tăng kỷ lục thì sang năm 2010, tín dụng có vẻ chững lại, CVTD cũng có mức tăng nhưng thấp hơn so với năm 2009. Hết năm 2010, dư nợ CVTD đạt 795.83 tỷ đồng chiếm 25.6% tổng dư nợ.

 Xét cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.11 : Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại chi nhánh.

Đơn vị : tỷ đồng.

Số tiền TT(%) Số tiền Tốc độ tăng TT(%) Số tiền Tốc độ tăng TT(%) Tổng dư nợ CVTD 352.12 100% 692.65 96.7% 100% 795.83 14.9% 100% Ngắn hạn 71.83 20.40% 123.57 72.02% 17.84% 146.59 18.63% 18.42% Trung hạn 196.13 55.70% 418.84 113.55% 60.47% 474.31 13.24% 59.60% Dài hạn 84.16 23.90% 150.23 78.52% 21.69% 174.92 16.43% 21.98%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội 2008-2010

Theo bảng số liệu tổng hợp trên, ta thấy cơ cấu dư nợ theo thời hạn có tỷ trọng khá ổn định qua các năm, nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng chủ yếu có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm, vay trung hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng có mức tăng ấn tượng nhất, đặt biệt trong năm 2009, tăng 113.55% so với năm 2008, đạt 418.84 tỷ đồng, chiếm 60.47% tổng dư nợ CVTD. Dư nợ ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng trung bình 40%.

Dư nợ CVTD của chi nhánh biến động theo sát sự biến động của doanh số CVTD. Với sự gia tăng của cả về doanh số và dự nợ thể hiện sự phát triển về quy mô, số lượng của hoạt động CVTD tại chi nhánh.

 Xét cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay.

Bảng 2.12: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích tại chi nhánh.

Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số tiền TT(%) Số tiền Tốc độ tăng TT(%) Số tiền Tốc độ tăng TT(%)

Tổng dư nợ CVTD 352.12 100% 692.65 96.7% 100% 795.83 14.9% 100%

Cho vay mua nhà 192.96 54.80% 390.65 102% 56.40% 434.52 11% 54.60%

Cho vay mua ô tô 118.66 33.70% 247.97 109% 35.80% 296.84 20% 37.30%

Cho vay du học 5.67 1.61% 8.03 42% 1.16% 11.22 40% 1.41% Cho vay hộ kinh

doanh 34.82 10% 45.99 32% 6.6% 53.24 16% 6.69%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội 2008-2010

Hoạt động CVTD tại chi nhánh phát triển khá ổn định, dư nợ và doanh số tăng trưởng khá đồng đều. Xét về cơ cấu cho vay theo mục đích, tỷ trong cho vay mua, xây

dựng, sửa chữa nhà ở có dư nợ cao nhất, trong 3 năm ổn định trên mức 50% tổng dư nợ CVTD. Cấp tín dụng cho mục đích mua nhà, xây dựng nhà chịu ảnh hưởng nhiều từ sự biến động của thị trường bất động sản và chính sách của Chính phủ. Trong năm 2008, chịu ảnh hưởng từ chính sách hạn chế cho vay bất động sản nên dư nợ cho vay mua, sửa chữa nhà chỉ đạt 192.96 tỷ đồng, nhưng sang năm 2009, đã tăng mạnh với tốc độ lên tới 102% so với năm 2008. Với sản phẩm cho vay mua ôtô, mức tăng dư nợ thể hiện đúng nhu cầu tiêu dùng của bộ phận khách hàng cá nhân có thu nhập cao. Tuy tỷ trọng vẫn nhỏ hơn so với cho vay mua nhà nhưng khả năng phát triển sản phẩm này là rất lớn. Cụ thể, năm 2008, dư nợ cho vay mua ô tô đạt 118.66 tỷ đồng nhưng sang năm 2009 đã tăng 109% đạt 247.97 tỷ đồng chiếm 35.8% tổng dư nợ, tỷ trọng này còn tăng trong năm 2010 chiếm 37.3% trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà giảm. Kết quả cho thấy VPBank Hà Nội đã và đang chú ý khai thác tốt sản phẩm này.

2.2.3.3. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng.

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay đối với mỗi ngân hàng, đặt biệt là trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng với đặc điểm rủi ro cao thì chỉ tiêu này lại càng quan trọng. Tổng kết qua 3 năm, tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. 13: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà nội

Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Nợ quá hạn CVTD 9.79 10.60 10.03

Dư nợ CVTD 352.12 692.65 795.83

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD (%) 2.78% 1.53% 1.26%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội 2008-2010.

Năm 2008, với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát lên cao… hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến thu nhập của người dân không cao, khả năng trả nợ vay ngân hàng cũng trở thành vấn đề đau đầu đối với khách hàng. Vì vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2008 ở mức cao 2.78% nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của cả hệ thống trên 3%.

Năm 2009, khắc phục những khó khăn của năm 2008, với những biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay vốn lưu động, khuyến

khích sản xuất kinh doanh phát triển, nền kinh tế dần hồi phục. Hoạt động tín dụng tiêu dùng dễ dàng hơn, doanh số và dự nợ tăng dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống còn 1.53% . Sang năm 2010, tỷ lệ này giảm xuống còn 1.26% đây là mức khá an toàn, điều này cho thấy chất lượng của các khoản cho vay tiêu dùng của chi nhánh là khá cao, việc đánh giá và cấp tín dụng đạt hiệu quả tốt.

2.2.3.4. Tỷ trọng lợi nhuận CVTD trong tổng lợi nhuận của chi nhánh.

Sự gia tăng lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất, phản ánh sự phát triển của hoạt động CVTD cả về số lượng và chất lượng. Qua 3 năm, lợi nhuận trươc thuế của chi nhánh không ngừng tăng lên, tương ứng với đó là sự gia tăng lợi nhuận CVTD, cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.14: Tỷ trọng lợi nhuận cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội.

Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

LNTT CVTD 4.81 10.80 20.22

LNTT 23.69 41.87 85.33

Tỷ trọng lợi nhuận 20.30% 25.80% 23.70%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của VPBank Hà Nội 2008-2010.

Tỷ trọng lợi nhuận CVTD trong tổng lợi nhuận của chi nhánh qua các năm là khá ổn định và có xu hướng tăng. Năm 2008, do những khó khăn của nền kinh tế, lợi nhuận từ hoạt động CVTD chỉ đạt 4.81 tỷ đồng, năm 2009, lợi nhuận là 10.8 tỷ đồng chiếm 25.8% lợi nhuận của cả chi nhánh. Sang năm 2010, với mức tăng gần như gấp đôi, lợi nhuận CVTD đạt 20.22 tỷ đồng, mức cao trong hệ thống VPBank. Điều này một lần nữa khả định sự phát triển đúng hướng của CVTD tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu phát triển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng - chi nhánh hà nội năm 2011 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w