.Thực hiện các bƣớc giâm cành

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị cây giống để trồng nghề trồng cây có múi (Trang 61 - 66)

Bƣớc1: Chuẩn bị sẵn các vật liệu: - Môi trƣờng đã xử lý - Khay hoặc bầu nilon

Bƣớc 2: Cắt cành theo đúng yêu cầu Có 2 loại cành cành ngắn và cành dài

- Giâm cành ngắn: dài 7-8cm, đƣờng kính khoảng 5-7mm, vỏ màu xám hoặc màu xanh đậm sắp chuyển sang xám. Lá duy nhất giữ lại nên cắt bỏ ½ chiều dài. Cắt ngang hoặc vạt xéo hai bên gốc cành nhƣng không tạo thành hình nêm nhọn.

Hình 2: Cắt cành giâm

Sau giâm khoảng 2 tháng chọn giữ lại những cành giâm có 7-10 rễ ở đều 4 phía rồi cấy vào bầu lớn.

- Giâm cành dài: Cành dài khoảng 35-40cm, còn lá đầy đủ và xanh tốt. Cành gâm loại này có 2 loại:

 Cành giâm là một đoạn cành

 Cành giâm là phần ngọn cuối của cành còn đỉnh chồi và đọt không có lá non  Các nhà khoa học khuyến cáo, muốn giâm càng theo phƣơng pháp mới nên

dùng loại hom có mang chồi ngọn, sau 4 tháng có thể mang cây con đi trồng  Chuẩn bị hom giâm: Các hom đƣợc cắt trên các cành bánh tẻ, lá đã ổn định

(vào lúc sáng sớm trong tình trạng còn đang trƣơng nƣớc), dài 15-20 cm, đƣờng kính 1-2cm. Vết cắt sắc, gọn, nghiêng 45 độ, không xây xƣớc để dễ tạo mô sẹo, kích thích ra rễ. Cắt bớt 1/2 chiều dài lá để hạn chế mất nƣớc. Bƣớc 3:

Nhúng gốc cành giâm sâu 1 cm vào dung dịch chất kích thích ra rễ. NAA pha nồng độ 1.500 ppm trong thời gian 2-3 giây.

Bƣớc 4: Giâm cành

Cắm vào giá thể sâu 2-3 cm khoảng cách 15x15 cm rồi nén chặt gốc cho khỏi đổ ngã.

Đối với cành dài:

Chuẩn bị gốc cành giâm và nhúng vào dung dịch ra rễ nhƣ cành giâm ngắn, sau đó đem cành giâm trong bầu ƣơm lớn, sâu khoảng 3-4cm

Chú ý từ lúc cắt cành cho đến lúc đƣa vào nhà màng phải giữ lá cành luôn ẩm ƣớt và nhà màng phải kính để ẩm độ bên trong ổn định

Hình 3: Thuốc kích thích ra rễ Hình 4: Giâm cành volkamer

5. Chăm sóc sau khi giâm Phun sƣơng Phun sƣơng

Điều kiện ngoại cảnh ảnh hƣởng nhiều đến tỷ lệ ra rễ, sức sống và tỷ lệ chết của cành giâm. Nhiệt độ trong môi trƣờng tốt nhất khoảng 300C. Nhiệt độ cao làm cho lá cành giâm trở nên vàng và rụng.

Sự hiện diện của lá còn trên cành ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của cành giâm.

Ẩm độ của nơi giâm cành phải đƣợc duy trì ở mức 85-90% trong suốt thời gian giâm cành. Ánh sáng không quá cao, nên sử dụng ánh sáng khuếch tán trong khoảng 1.000 - 2.000lux.

Tốt nhất, là để trong nhà có mái che, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Nên áp dụng chế độ phun sƣơng theo thời gian mỗi lần phun kéo dài 10-15 giây

- Tuần đầu: các lần phun sƣơng cách nhau 10 phút - Tuần thứ 2:cách nhau 20 phút

- Tuẩn thứ 3: cách nhau 30 phút Cành sẽ đâm chồi sau 15 ngày

Hình 5: Cành giâm sau 2 tuần

-Tuần thứ 4: khử các chồi mọc ở nách lá, chỉ giữ lại một chồi ở cuối ngọn cành

-Tuần thứ 5, thứ 6 chuyển cây ra khỏi nhà màng và đƣa sang nhà lƣới, chăm sóc bình thƣờng

Tƣới nƣớc:

Duy trì chế độ bón phân 2 tuần một lần với lƣợng từ 1kg/2000 cây lúc nhỏ, tăng dần đến 1kg/200cây khi lớn. Có thể sử dụng N,P,K 20-20-15 hoặc 20-10-10, lƣu ý chọn các loại có thêm trung, vi lƣợng. Chú ý bón lần cuối cùng trƣớc khi tiến hành ghép khoảng 15 ngày, lúc này cây phải có vỏ tróc thật tốt và không có đọt non. Phòng ngừa dịch bệnh, tƣới đủ ẩm.

Thời gian ra rễ của cành giâm tùy vào sức sống của cành. Nếu chọn cành khỏe mạnh và đồng nhất về kiểu cành thì thời gian ra rễ khoảng 45-50 ngày và tỷ lệ ra rễ đạt khoảng 60-65%. Sử dụng cành trung bình thì thời gian ra rễ dài hơn ( 60- 85 ngày) và tỷ lệ ra rễ chỉ khoảng 50%. Cành giâm sau khi ra rễ đƣợc vô trong các bầu plastic có chứa thành phần đất, mụn xơ dừa và phân chuồng hoai.

Cây con vô bầu đƣợc để nơi thoáng mát và tƣới nƣớc thƣờng xuyên.

Mỗi ngày tƣới 4 lần, sáng 2 lần, chiều 2 lần. Sau 1 tuần bắt đầu tƣới thêm phân DAP. Ngâm phân DAP vào thùng nƣớc lƣợng 2g/1lít, tƣới vào bầu đất mỗi tuần một lần cho đến khi cành giâm ra lá mới.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi tự luận

Trình bày cách chuẩn bị phƣơng tiện và vật liệu giâm cành

Tiêu chí Điểm

Chuẩn bị vật liệu 2.5

Chuẩn bị phƣơng tiện 2.5

Cách giâm 2.5

Cách chăm sóc 2.5

Tổng 10

2. Thực hành

Thực hiện việc giâm cành trên bƣởi

Bƣớc 1: Chuẩn bị cành giâm

Bƣớc 2: Khay giâm hoặc bầu giâm

Bƣớc 3: Dao kéo sắc bén, chất kích thích ra rễ Bƣớc 4: Giâm

Đánh giá kết quả thực hành

Tiêu chí Đánh giá

Chuẩn bị cành giâm đúng tiêu chuẩn Đạt theo quy trình

Khay và túi phù hợp Đạt theo quy trình

Dụng cụ bén, chất kích ra rễ Đạt theo quy trình

Thao tác giâm Đạt theo quy trình

C. Ghi nhớ:

- Chuẩn bị các phƣơng tiện vật liệu giâm

- Chọn cây giâm cành

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị cây giống để trồng nghề trồng cây có múi (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)