.Kiểm tra sâu bệnh

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị cây giống để trồng nghề trồng cây có múi (Trang 56)

Dịch hại: quan sát thƣờng xuyên, nhện, bọ trỉ, loét, hiện tƣợng thối rễ, rệp sáp...

6. Ƣu, khuyết điểm của phƣơng pháp gieo hạt 6.1.Ƣu điếm. 6.1.Ƣu điếm.

- Dễ làm, ít tốn kém - Hệ số nhân cao

- Cây có bộ rễ cọc, thích hợp vùng có mực thuỷ cấp cao, gió mạnh

- Cây con không mang những bệnh virus do cây mẹ truyền sang (các bệnh do virus thƣờng không truyền qua hạt)

6.2. Khuyết điểm

- Cây có nhiều gai

- Thời gian sinh trƣởng dài hơn cây chiết hoặc cây ghép và cây có kích thƣớc lớn

- Cây con không mang những đặc tính giống cây mẹ ban đầu.

Do một số giống cây có múi thuộc nhóm hạt đơn phôi và lại là phôi hợp tử, nên cây con không giống cây mẹ ban đầu. Hơn nữa có giống cho trái không hạt hoặc rất ít hạt. Vì vậy, việc sản xuất cây con bằng hạt rất khó khăn. Do đó, việc trồng cây có múi bằng hạt hiện nay trở nên hạn chế và cũng không nên lập vƣờn trồng cây bằng cây giống gieo bằng hạt nhằm kinh doanh vì rất khó tiêu thụ.

Tuy nhiên, việc sản xuất cây có múi bằng gieo hạt hiện nay rất cần vì sử dụng làm gốc ghép

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi tự luận

1.1. Trình bày cách chuẩn bị phƣơng tiện vật liệu để gieo hạt

Tiêu chí Điểm

Hạt giống đủ tiêu chuẩn 2.5

Nhà lƣới 2 cửa 2.5

Giá thể phù hợp, phƣơng tiện gieo 2.5

Xử lý giá thể 2.5

Tổng 10

1.2.Trình bày cách gieo hạt và ra ngôi

Tiêu chí Điểm

Gieo trong khay 3

Gieo trong túi PE 3

Cách ra ngôi 4

Tổng 10

2.Bài thực hành nhóm

Thực hiện việc chuẩn bị vật liệu gieo hạt

Bƣớc 1: Chuẩn bị hạt Bƣớc 2: Chuẩn bị giá thể

Bƣớc 3: Chuẩn bị khay hoặc túi PE đen Bƣớc 4: Gieo

Đánh giá kết quả thực hành

Tiêu chí Điểm

Chọn hạt đạt đúng theo yêu cầu 2.5

Chuẩn bị giá thể đạt yêu cầu 2,5

Chuẩn bị điểu kiện gieo khay, túi bầu 2,5

Cách gieo đúng yêu cầu 2,5

Tổng 10

C. Ghi nhớ

- Chuẩn bị các vật liêu gieo hạt - Cách gieo hạt

Bài 4: Nhân giống bằng phƣơng pháp giâm cành Mã bài: MĐ 01- 04 Mã bài: MĐ 01- 04

Mục tiêu:

- Trình bày đƣợc cách chuẩn bị phƣơng tiện, dụng cụ và vật liệu phục vụ cho giâm cành

- Thực hiện đƣợc các quy định trong việc sản xuất cây giống cây có múi theo đúng quy định

A.Nội dung

1. Khái niệm giâm cành

Là phƣơng pháp cắt rời một phần thân cây nhƣ cành, rễ hoặc lá, đặt trong môi trƣờng thích hợp để tạo ra rễ, chồi mới, hình thành cây con sống độc lập và mang những đặc điểm giống cây mẹ.

2. Ƣu khuyết điểm của phƣơng pháp giâm cành 2.1. Ƣu điểm 2.1. Ƣu điểm

- Cây đồng đều, cho nhiều cây con, nhanh

- Cây không phân ly, có đặc điểm giống cây mẹ, nhanh cho trái - Nhân đƣợc các cây không có hạt

2.2. Khuyết điểm

- Rễ ăn cạn

- Điều kiện phức tạp (Cần có nhà giâm, hệ thống phun sƣơng...) - Dễ lan truyền bệnh

3.Chuẩn bị vật liệu, phƣơng tiện và giá thể để giâm cành

-Giâm cành trên cây Volkameriana khi giâm rất dễ ra rễ. Trong vƣờn ƣơm, cây phát triển tốt giống nhƣ cây gieo từ hạt. Chu kỳ sản xuất ngắn hơn cây gieo từ hạt.

-Giâm cành nhân giống trên bƣởi

3.1. Chuẩn bị vật liệu

- Cành giâm:

o Cành giâm cắt từ cây gốc ghép (cây chanh volkameriana). Chọn gốc ghép xanh tốt, khỏe mạnh, đồng đều và nhất là phải đúng giống

o Cành giâm là các giống cây có múi phải cây đầu dòng sạch bệnh o Trên cây bƣởi:

Chọn cây đầu dòng để nhân giống:

-Cây đầu dòng sử dụng nhân giống phải khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và côn trùng nguy hiểm. Cây đầu dòng dùng để lấy cành không nên sử dụng để khai thác trái, vì làm nhƣ vậy cây sẽ kiệt sức rất mau.

-Cành đƣợc sử dụng để giâm có thể lấy ở hai dạng cành là cành ngang (mang trái) và cành đứng (cành vƣợt). Cành ngang chỉ lấy từ ngọn vào bên trong khoảng 20-25 cm ở giai đoạn cây không ra hoa. Cành vƣợt có thể lấy từ ngọn vào trong 40- 50 cm, cây con từ cành này có sức sống mạnh. Cành giâm nên đƣợc thu lúc sáng sớm, trong tình trạng trƣơng nƣớc. Có thể trữ cành trong các bao plastic lớn, phun nƣớc bên trong và cột miệng bao để tránh mất nƣớc.

-Để bao trong mát, tránh ánh sáng làm nhiệt độ bên trong bao tăng cao. Chiều dài cành giâm khoảng 15-20cm. Tỉa bớt lá dƣới đáy cành, giữ lại 5-7 lá. Cắt bớt 1/2 của chiều dài lá để giảm thoát hơi nƣớc. Vạt xéo đáy cành 1 góc 45 độ, dùng dao rạch vài đƣờng ở đáy cành để tạo mô sẹo, kích thích sự ra rễ.

- Khay cao 20-25cm hoặc bao PE nhỏ đƣờng kính 8cm, cao 10cm, Bầu ƣơm đen 3,5-4,5 lít, đƣờmg kính 13-14cm, cao 25-30cm, - Dao, kéo sắc bén

- Nƣớc Javel 12 0

chlor - Chất kích thích ra rễ 0,1%

- Giá thể cho giâm cành: dùng loại giá thể gieo hạt nếu giâm cành trong bầu PE nhỏ, hoặc là giá thể bầu ƣơm nếu bầu lớn (giá thể bầu ƣơm gồm: mụn xơ dừa + Cát thô đƣờng kính hạt 1-2mm + tro trấu+ trấu mục theo tỷ lệ 2:2:3:3).

3.2. Chuẩn bị phƣơng tiện

- Nhà lƣới hai cửa có che lƣới giảm 50-80% ánh nắng, có hệ thống phun sƣơng tạo ẩm. Nền phải thoát nƣớc tốt và đã tiệt trùng.

- Nhà màng làm bằng nhựa PE loại trong, nhà có chiều cao từ 1,5-1,7m, rộng không quá 10m2. Nhà màng đặt trong nhà lƣới 2 cửa

Hình 1:Nhà màng

4.Thực hiện các bƣớc giâm cành

Bƣớc1: Chuẩn bị sẵn các vật liệu: - Môi trƣờng đã xử lý - Khay hoặc bầu nilon

Bƣớc 2: Cắt cành theo đúng yêu cầu Có 2 loại cành cành ngắn và cành dài

- Giâm cành ngắn: dài 7-8cm, đƣờng kính khoảng 5-7mm, vỏ màu xám hoặc màu xanh đậm sắp chuyển sang xám. Lá duy nhất giữ lại nên cắt bỏ ½ chiều dài. Cắt ngang hoặc vạt xéo hai bên gốc cành nhƣng không tạo thành hình nêm nhọn.

Hình 2: Cắt cành giâm

Sau giâm khoảng 2 tháng chọn giữ lại những cành giâm có 7-10 rễ ở đều 4 phía rồi cấy vào bầu lớn.

- Giâm cành dài: Cành dài khoảng 35-40cm, còn lá đầy đủ và xanh tốt. Cành gâm loại này có 2 loại:

 Cành giâm là một đoạn cành

 Cành giâm là phần ngọn cuối của cành còn đỉnh chồi và đọt không có lá non  Các nhà khoa học khuyến cáo, muốn giâm càng theo phƣơng pháp mới nên

dùng loại hom có mang chồi ngọn, sau 4 tháng có thể mang cây con đi trồng  Chuẩn bị hom giâm: Các hom đƣợc cắt trên các cành bánh tẻ, lá đã ổn định

(vào lúc sáng sớm trong tình trạng còn đang trƣơng nƣớc), dài 15-20 cm, đƣờng kính 1-2cm. Vết cắt sắc, gọn, nghiêng 45 độ, không xây xƣớc để dễ tạo mô sẹo, kích thích ra rễ. Cắt bớt 1/2 chiều dài lá để hạn chế mất nƣớc. Bƣớc 3:

Nhúng gốc cành giâm sâu 1 cm vào dung dịch chất kích thích ra rễ. NAA pha nồng độ 1.500 ppm trong thời gian 2-3 giây.

Bƣớc 4: Giâm cành

Cắm vào giá thể sâu 2-3 cm khoảng cách 15x15 cm rồi nén chặt gốc cho khỏi đổ ngã.

Đối với cành dài:

Chuẩn bị gốc cành giâm và nhúng vào dung dịch ra rễ nhƣ cành giâm ngắn, sau đó đem cành giâm trong bầu ƣơm lớn, sâu khoảng 3-4cm

Chú ý từ lúc cắt cành cho đến lúc đƣa vào nhà màng phải giữ lá cành luôn ẩm ƣớt và nhà màng phải kính để ẩm độ bên trong ổn định

Hình 3: Thuốc kích thích ra rễ Hình 4: Giâm cành volkamer

5. Chăm sóc sau khi giâm Phun sƣơng Phun sƣơng

Điều kiện ngoại cảnh ảnh hƣởng nhiều đến tỷ lệ ra rễ, sức sống và tỷ lệ chết của cành giâm. Nhiệt độ trong môi trƣờng tốt nhất khoảng 300C. Nhiệt độ cao làm cho lá cành giâm trở nên vàng và rụng.

Sự hiện diện của lá còn trên cành ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của cành giâm.

Ẩm độ của nơi giâm cành phải đƣợc duy trì ở mức 85-90% trong suốt thời gian giâm cành. Ánh sáng không quá cao, nên sử dụng ánh sáng khuếch tán trong khoảng 1.000 - 2.000lux.

Tốt nhất, là để trong nhà có mái che, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Nên áp dụng chế độ phun sƣơng theo thời gian mỗi lần phun kéo dài 10-15 giây

- Tuần đầu: các lần phun sƣơng cách nhau 10 phút - Tuần thứ 2:cách nhau 20 phút

- Tuẩn thứ 3: cách nhau 30 phút Cành sẽ đâm chồi sau 15 ngày

Hình 5: Cành giâm sau 2 tuần

-Tuần thứ 4: khử các chồi mọc ở nách lá, chỉ giữ lại một chồi ở cuối ngọn cành

-Tuần thứ 5, thứ 6 chuyển cây ra khỏi nhà màng và đƣa sang nhà lƣới, chăm sóc bình thƣờng

Tƣới nƣớc:

Duy trì chế độ bón phân 2 tuần một lần với lƣợng từ 1kg/2000 cây lúc nhỏ, tăng dần đến 1kg/200cây khi lớn. Có thể sử dụng N,P,K 20-20-15 hoặc 20-10-10, lƣu ý chọn các loại có thêm trung, vi lƣợng. Chú ý bón lần cuối cùng trƣớc khi tiến hành ghép khoảng 15 ngày, lúc này cây phải có vỏ tróc thật tốt và không có đọt non. Phòng ngừa dịch bệnh, tƣới đủ ẩm.

Thời gian ra rễ của cành giâm tùy vào sức sống của cành. Nếu chọn cành khỏe mạnh và đồng nhất về kiểu cành thì thời gian ra rễ khoảng 45-50 ngày và tỷ lệ ra rễ đạt khoảng 60-65%. Sử dụng cành trung bình thì thời gian ra rễ dài hơn ( 60- 85 ngày) và tỷ lệ ra rễ chỉ khoảng 50%. Cành giâm sau khi ra rễ đƣợc vô trong các bầu plastic có chứa thành phần đất, mụn xơ dừa và phân chuồng hoai.

Cây con vô bầu đƣợc để nơi thoáng mát và tƣới nƣớc thƣờng xuyên.

Mỗi ngày tƣới 4 lần, sáng 2 lần, chiều 2 lần. Sau 1 tuần bắt đầu tƣới thêm phân DAP. Ngâm phân DAP vào thùng nƣớc lƣợng 2g/1lít, tƣới vào bầu đất mỗi tuần một lần cho đến khi cành giâm ra lá mới.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi tự luận

Trình bày cách chuẩn bị phƣơng tiện và vật liệu giâm cành

Tiêu chí Điểm

Chuẩn bị vật liệu 2.5

Chuẩn bị phƣơng tiện 2.5

Cách giâm 2.5

Cách chăm sóc 2.5

Tổng 10

2. Thực hành

Thực hiện việc giâm cành trên bƣởi

Bƣớc 1: Chuẩn bị cành giâm

Bƣớc 2: Khay giâm hoặc bầu giâm

Bƣớc 3: Dao kéo sắc bén, chất kích thích ra rễ Bƣớc 4: Giâm

Đánh giá kết quả thực hành

Tiêu chí Đánh giá

Chuẩn bị cành giâm đúng tiêu chuẩn Đạt theo quy trình

Khay và túi phù hợp Đạt theo quy trình

Dụng cụ bén, chất kích ra rễ Đạt theo quy trình

Thao tác giâm Đạt theo quy trình

C. Ghi nhớ:

- Chuẩn bị các phƣơng tiện vật liệu giâm

- Chọn cây giâm cành

Bài 5: Nhân giống bằng phƣơng pháp chiết cành Mã bài: MĐ 01-05 Mã bài: MĐ 01-05

Mục tiêu:

- Trình bày đƣợc cách chuẩn bị phƣơng tiện và vật liệu phục vụ cho chiết cành

- Thực hiện đƣợc các quy định trong việc sản xuất cây giống cây có múi theo đúng quy định

A. Nội dung

1. Khái niệm chiết cành

Chiết cành là ngƣng sự di chuyển xuống của các chất hữu cơ nhƣ cacbonhytrates, Auxin... từ lá chồi ngọn, các chất này tích luỷ gần điểm xử lý

(khoanh vỏ) và dƣới tác động của ẩm độ, nhiệt độ thích hợp rễ mọc ra khi thân, cành vẫn chiết vẫn dính trên cây mẹ

2. Ƣu khuyết điểm của phƣơng pháp chiết cành 2.1.Ƣu điểm: 2.1.Ƣu điểm:

+Tạo ra đƣợc giống cam, quýt, bƣởi đồng đều về kiểu di truyền. +Hệ số nhân giống cao, nhanh cho ra quả và giá thành hạ.

+Phù hợp trồng ở những vùng đất thấp, mực nƣớc ngầm nông.

2.2.Khuyết điểm:

+Dễ lây lan mầm bệnh. +Bộ rễ ăn cạn tuổi thọ thấp

+Đối với cây có múi hiện nay do áp lực của bệnh vàng lá Greening.

3. Chuẩn bị vật liệu, phƣơng tiện 3.1. Chọn dụng cụ

Dụng cụ bao gồm: Cƣa, kéo, dao, túi nylon bó bầu, dây

3.2. Chuẩn bị dụng cụ

Việc dùng dao chiết không đúng loại hoặc dao chiết không đƣợc mài dũa sắc bén sẽ gây ra khó khăn trong quá trình thao tác và chất lƣợng chiết cành sẽ không đạt yêu cầu. Vì vậy, việc lựa chọn đúng loại dụng cụ phù hợp cho từng loại cây chiết là điều cần thiết, dao chiết dùng cho chiết cây có múi thƣờng có kích thƣớc:

- Chiều rộng từ 1 - 4 cm. - Bề dày từ 2 - 4 mm.

Yêu cầu:

- Dao chiết phải sắc bén và chắc chắn.

- Kéo cắt cành : Dùng để cắt các cành nhánh. - Khử trùng sạch để tránh lây lan mầm bệnh

Hình 1.Dao chiết

- Dây nilông : Dùng để buộc bầu chiết.

- Nilông dùng bó bầu chiết tốt nhất là màu đen (vì màu đen không thu nhiệt bầu chiết sẽ mát hơn).

Hình 2: Bộ dụng cụ dùng chiết cành

3.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu

- Đất bó bầu gồm 2/3 là đất vƣờn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ + 1/3 là mùn cƣa (hiện nay sử dụng bột xơ dừa), rơm rác mục, xơ dừa... tƣới ẩm,

- Trộn rơm bùn: tỷ lệ 1:2 hoặc 1:1 tùy theo bùn khô vừa hay nhão - Tro trấu với xơ dừa tỷ lệ 1: 2, vừa đủ ẩm

- Rễ lục bình

Phần rễ lục bình sau khi xử lý sẽ là vật liệu bó bầu rất tốt

Độ ẩm vừa đủ (thử bằng cách các vật liệu nắm trên lòng bàn tay, nếu khô nƣớc không thấm ra, ƣớt nhỏ ra kẽ tay, chỉ vừa ƣớt trong lòng bàn tay là đƣợc)

Tuy nhiên tuỳ theo từng vùng, miền, ta có thể thay đổi tỷ lệ này để thích hợp.

Hình 3:Cây lục bình

- Bao nilong loại dẻo tùy theo kích thƣớc cành chọn mà quyết định kích thƣớc bao (loại bao trắng đựng đƣờng loại từ 300- 500g)

Hình 4: Nhựa dẻo bó bầu chiết

Hình 5:Túi nilong và bột xơ dừa

-Trƣờng hợp dự kiến khó ra rễ (cây già cành to, loại cây khó chiết), hoặc để cho cành ra rễ nhanh và đều. Có thể dùng chất kích thích IAA - IBA – NAA, dùng phổ biến NAA

Hình 6: Chất kích thích và bông để quét 3.3.2. Xử lý nguyên liệu

Các loại vật liệu trên cần xử lý tránh ảnh hƣởng đến sự ra rễ sau này. Rễ lục bình cần rửa sạch, phơi, bột xơ dừa cần xử lý bằng cách ngâm cho hết chất chát, bùn không đƣợc lấy nơi nhiễm phèn, bẩn, rơm khô cần phải sạch không lấy rơm nơi ruộng bị bệnh

4.1. Chọn cây mẹ và cành chiết

4.1.1.Tiêu chí lựa chọn cây mẹ

- Lựa chọn cây đầu dòng đã cho quả và năng suất ổn định nhiều năm

- Không có triệu chứng bệnh Greening hoặc phytophthora sp ( quan sát bằng mắt).

- Đúng theo tiêu chuẩn ngành (TCN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tùy theo loại cây đƣợc đã đƣợc công nhận và cho phép nhân giống.

- Kiểm tra đúng giống và có lý lịch giống cấp S1 hoặc trên lô nhân nhanh có chứng thực

*Cơ bản cần chọn:

+ Các cây đƣợc trồng khi đã cho trái.

+ Các cây có tán đều, nhiều cành, năng suất cao, quả to, ngon.

Hình 7: Chọn cây mẹ

4.1.2. Tiêu chuẩn cành chiết

- Chọn cành bánh tẻ (không già không non ), sinh trƣởng tốt,vị trí ở ngoài trảng, đƣờng kính cành 0,5-1,0cm

Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật Tiêu chuẩn Quy cách

Đƣờng kính gốc Từ 1.0-1,2cm( cây cam quýt), có thể lớn hơn tùy theo giống cây.

Chiều dài cành Không dƣới 30-60cm, tùy loại cây giống Thân cây Vỏ nhánh không bị tổn thƣơng đến phần gỗ Số cành Tối thiểu 2 cành

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị cây giống để trồng nghề trồng cây có múi (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)