CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CƠ BẢN CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ 1975
3.3. GIỌNG ĐIỆU THƠ
Giọng điệu thơ vốn là một trong những hình thức bộc lộ chủ quan cá nhân rõ rệt nhất. Giọng điệu là âm hưởng chung trong cách nghĩ, cách nhìn, là tình cảm, thái độ lập trường, đạo đức của tác giả thể hiện trong lời thơ, tạo nên một phong cách riêng.
Thơ viết về chiến tranh và người lính giai đoạn này, tiếp tục xu hướng phản ánh sự vĩ đại của dân tộc qua hai cuộc chiến tranh bằng chất giọng hùng tráng. Xu hướng này vừa là sự tiếp nối chủ âm thơ trước 1975 như một quán tính, vừa thể hiện nổ lực của các nhà thơ trong quá trình cắt nghĩa và lí giải những vấn đề trong và sau chiến tranh. So với thơ trước 1975, giọng thơ giai đoạn này có phần "hạ tơng" và chứa nhiều suy tư, chiêm nghiệm hơn: "Tổ quốc tơi - Ơi Tổ quốc tơi/
Thương mẹ suốt một đời nuôi con đi đánh giặc/ Vợ xa chồng nuôi con bao năm đi học/ Đợi người về ngắn tháng, ngắn năm.../ Và chúng tôi ngày ngày lớn bồng lên/ Không thể khác trong tay cầm khẩu súng/ Không thể khác Tổ quốc tôi phải sống/ Sống cho người mẹ già, người vợ trẻ, những đứa con" (Tổ quốc tôi - Nguyễn Hoa).
Thể tài thế sự - đời tư trở nên nổi bật và gắn liền với nó là chất giọng tự thú và chất giọng giễu nhại. Hai chất giọng này cho phép người đọc hình dung được về
cuộc sống, bên cạnh cái trong veo, thuần khiết là những thứ "tèm nhem tâm hồn". Cả hai đều tồn tại bình đẳng trong một thế giới không phải lúc nào cũng cắt nghĩa theo logíc nhân quả: "Thế là tao đợi chết già/ chứ không chết trẻ như là tụi bay/ Tụi
bay đi...thật tiếc thay/ Những thằng lính trận hây hây má hồng.../ Đi đêm đâu lạc đường rừng/ Giữa đường cái rộng vấp sưng mặt mày/ Ngủ trong hầm hố thì say/ Chiến tranh vật vã ở ngay trên giường" (Thương nhớ - Nguyễn Hồng Hà). Đó là lí
do chúng ta hiểu vì sao, cái tôi trong thơ sau 1975 là cái tôi đa diện, cái tôi cá nhân với những lo âu, giằng xé, hướng nội.
Trước thực tiễn cuộc sống phức tạp, khó khăn, các nhà thơ nói nhiều hơn về nghịch lí cuộc đời, về những cảm nhận của cái tôi với một giọng thơ buồn: "Tơi đã
đi vào các gia đình/ Những người mẹ bên rổ khoai lang luộc/ Những vợ có chồng nơi trận mạc/ Nuôi con rau cháo ngày ngày/ Tơi đã đi đến các gia đình/ Tơi đã vào những căn nhà không cửa liếp/ Tôi đã gặp bữa cơm ngày giáp hạt/ Tơi hiểu/ Ở đây chỉ cái đói mới là điều có thật" (Điều có thật - Lê Văn Vọng). Nếu như trước đây
các nhà thơ dường như e ngại nói về nỗi buồn thì trong thơ sau 1975, nhiều nhà thơ cơng khai bày tỏ nỗi buồn. Đó khơng hẳn là nỗi buồn kiểu nhà Thơ mới mà là nỗi buồn gắn chặt với một thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới. Trong cuộc sống thời bình, con người có rất nhiều nỗi buồn, đó là nỗi buồn về nhân phẩm, về cuộc sống mưu sinh, về những trắc ẩn riêng tư: "Tơi trở về sau cuộc chiến tranh/ Mẹ đón
tơi bằng đôi tay gầy guộc/ Tay mẹ mỏng làm tôi ứa nước mắt/ Mẹ bây giờ thấp hơn/ Mẹ chắp tay tạ ơn trời đất/ Con vẹn nguyên đi chín, về mười/ Mẹ đâu biết trong người con của mẹ/ Cái chết loang dần, sự sống chẳng sinh sôi" (Trăn trở - Hà
Thiên Sơn).
Chất giọng tự thú, tự bạch xuất hiện khá dày trong các sáng tác thơ ca, điều đó có thể lí giải do nỗi buồn về thời thế, sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất an trước thời cuộc nên ngày càng có nhiều bài thơ mang chất giọng đó: "Chiến tranh qua lâu
rồi/ Huân chương sáng trong tủ kính/ Với cơ quan - Tơi hãnh tiến/ Hn chương làm lá chắn đời tôi/ Thăm nghĩa trang gặp bầu bạn/ Những dịng tên - kim châm đau nhói!/ Trước đồng đội tơi cúi đầu tự hỏi/ Sao nghĩa trang/ Khơng có tên tơi?
(Sao khơng có tên tơi - Vũ Thành Chung). Nét nổi bật xu hướng này, là các nhà thơ rung động trước những biến thái tâm lí tinh tế, sâu kín, nhiều khi ngỡ như thật mong manh. Ta biết rằng, buồn, cô đơn là một phạm trù thẩm mĩ và cũng là một đề tài nổi bật của thơ ca. Khơng hẳn nỗi buồn nào cũng nhất thiết phải có nguyên cớ. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhà thơ phải thể hiện được những nỗi buồn sâu sắc và thấm đầy chất nhân bản. Đó phải là những giọt nước mắt có giá trị thanh lọc cảm xúc, khiến con người phải biết sống cao đẹp hơn, "Người" hơn.
Khi chiến tranh đi qua, các nhà thơ đã có một độ lùi cần thiết để nhìn rõ hơn cái được và cái mất, thấu hiểu hơn cái giá mà dân tộc ta phải trả để có được niềm vui trọn vẹn thống nhất đất nước. Bởi thế, bên trong chất giọng hùng ca là chất giọng bi ca với những day dứt, những nỗi đau vò xé: "Trong số những người về sau
cuộc chiến tranh/ Có người cịn ngun hình/ Có kẻ cụt chân, có người thiếu ngón/ Người thủng đầu, người xơ gan, nát ngực/ Cịn riêng ta/ Những người cùng sinh hơm nay phải cùng biết/ Lời vĩnh biệt trối lại là/ Ta chết giữa tuổi thanh xuân/ Vì một nguyên tử hơi độc da cam" (Ra đi - Phùng Khắc Bắc). Không phải ngẫu nhiên
mà các nhà thơ nói nhiều hơn đến mất mát, đến những nỗi đau khó cất nổi thành lời của cuộc chiến. Sự vĩ đại của dân tộc không chỉ được đo bằng các chiến cơng mà cịn được đo bằng những nỗi đau thầm lặng nhưng hết sức vĩ đại: "Nếu tất cả trở về
đông đủ/ Sư đồn tơi sẽ thành mấy sư đồn/ Câu thơ ấy năm chiến tranh tôi viết/ Trước những hàng bia mộ dọc thời gian" (Gửi sư đoàn cũ - Nguyễn Đức Mậu).
Nhìn vào thơ ca giai đoạn 1975 - 2000, dễ nhận thấy thơ thực sự mang một diện mạo khác hẳn so với thơ ca trước 1975. Theo Hà Minh Đức "về cơ bản, giọng điệu chung của thơ cách mạng trước 1975 là tiếng nói yêu thương đằm thắm, tiếng nói tâm tình đằm sâu, vần thơ tha thiết". Dàn đồng ca thơ kháng chiến, với giọng cao hùng tráng, đã nhường chỗ cho sự xuất hiện của nhiều giọng điệu, nhiều cách thức tổ chức trữ tình khác nhau. Đây là lí do quan trọng, tạo nên sự đa dạng của thơ thời hậu chiến. Với kiểu nhà thơ sau 1975, cái nhìn đời sống thay đổi khiến cho phong cách ru khơng cịn phù hợp. Vì vậy, sự phá vỡ chất ru là một yêu cầu về đổi mới giọng điệu mang tính tất yếu. Thơ 1975 - 2000 chủ yếu là giọng thô tháp, gân guốc và trúc trắc hơn nhiều. Giọng điệu ấy không phải là chất giọng tráng ca hay những khúc ru ngọt ngào về đất nước về những con người anh hùng mà luôn gắn với những nhức nhối, day dứt của chủ thể thơ trữ tình trước cuộc sống: "Anh về lại
ngơi nhà của mình/ Sau mười năm chiến tranh/ Mẹ đón anh buổi bình minh nhập nhoạng/ Cơn mưa đón anh buổi hừng đơng chạng vạng/... Nhà dột/ Chỗ nằm chỉ còn đủ độ dài giữa hai chiếc cột/ Chiều rộng bằng khn chiếc xe tăng/ Khơng có trái bom nào rơi trúng mái nhà mẹ/ Chỉ có đứa con trai đi xa/ Chỉ có sự chờ đợi nặng nề giọt xuống/ Đã xuyên thủng mái nhà thành những/ Lỗ to lỗ nhỏ khác nhau"
(Ngày hịa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc).
Giọng điệu của thơ ca sau 1975, đã bắt đầu bứt thốt khỏi những trận mưa trữ tình và sự ngọt ngào thường thấy trong thơ 1945-1975, để tiến đến sự đa dạng với những câu thơ mang tính đối thoại cao, gần gũi với đời sống thường ngày. Gắn liền với những thay đổi ấy trong cấu trúc tư duy nghệ thuật là vị thế của nhà thơ trong hoàn cảnh mới. Nhà thơ không phải là những người rao giảng đạo đức hay minh họa cho một tư tưởng sẵn có, mà phải là người góp phần đánh thức những khát khao, những niềm trắc ẩn của con người trên cơ sở trình bày cảm nhận của mình về các giá trị.
Trước đây, chiến tranh hiện lên trong tác phẩm thường là "hiện thực nhìn thấy" thì trong thơ sau 1975, chiến tranh chủ yếu hiện lên trong kí ức, đó là thứ "hiện thực tự cảm thấy". Với một khoảng cách thẩm mĩ như thế, chiến tranh khơng chỉ được nhìn từ mặt trước mà cịn được nhìn từ phía sau với bao nỗi đau trĩu nặng, nhức nhối khó lành. Chất giọng thương cảm được nói nhiều trong thơ: "Những người đàn
bà can trường đi qua chiến tranh/ Khơng qua nỗi một đêm gió lùa đơn độc/ Họ tìm về bên nhau lá rách đùm lá nát/ Ngơi nhà khơng có đàn ơng/ Khơng có đàn ơng/ Thế giới bỗng vắng đi một nửa/ Nửa cịn lại hóa phong trần bão tố/ Dư âm chiến tranh đau đáu đến bây giờ" (Võ Thị Kim Liên). Từ điểm nhìn hiện tại, các nhà thơ
phóng chiếu cái nhìn sâu, xa về lịch sử đất nước - một lịch sử oai hùng nhưng khơng ít đau thương bất hạnh. Ý thức nói nhiều hơn về bi kịch, khiến cho thơ thể
hiện được chiều sâu ngẫm ngợi về thế thái nhân tình trong sự chuyển động khơng ngừng của lịch sử.
Chưa bao giờ khát vọng tìm giọng nói riêng lại da diết như thơ sau 1975. Các nhà thơ, mỗi người mỗi kiểu, tuy chưa có giọng điển hình nhưng đều cố gắng có tiếng nói riêng của mình. Đó là tiếng nói về cuộc đời, về con người sau chiến tranh thơng qua lăng kính của mỗi người. Thơ trước đây cũng mỗi người mỗi vẻ, nhưng đó là sự phong phú của một nền thơ thống nhất trên cùng một tiếng thơ trữ tình chính trị, cịn hiện nay, sự đa dạng về giọng điệu là kết quả của sự giải phóng ý thức, giải phóng cá tính. Bắt đầu là loại giọng cố tình nói ngược lại những điều quen thuộc, các nhà thơ cố ý xé rào, phá vỡ những cơng thức và mơ hình cũ để tạo ra một giọng thơ khác thích hợp hơn với thời cuộc.
Thơ sau 1975 viết về chiến tranh và người lính là một góc nhìn rộng. Trong thơ xuất hiện nhiều nhân vật, nhiều tư thế trữ tình, nhiều giọng điệu. Với nhiều điểm nhìn chiến tranh: từ xa đến gần, từ cảm xúc nồng nhiệt đến lí trí tỉnh táo, từ lãng mạn hóa đến hiện thực hóa, từ khái qt đến cụ thể, từ tính hồnh tráng của sự kiện đến chiều sâu tâm lí, từ những khái niệm cao xa tới số phận cụ thể. Tính chất lí sự, trình bày, suy ngẫm, nêu vấn đề là tiếng nói nặng về lí trí nên khó dung nạp sự du dương, ngọt ngào trong thơ. Giọng điệu lí trí này làm mất đi chất men say đắm, mộng mơ, chất êm dịu, quyến rũ nhưng đã mang đến cho thơ vẻ đẹp khỏe khoắn và xông xáo. Ngay thơ lục bát giọng điệu cũng bớt đi cái mượt mà, dàn trải, nhịp điệu nhanh hơn, phù hợp với nhịp điệu cuộc sống hiện đại, giữ được cách diễn tả cảm xúc quen thuộc mà vẫn có dáng dấp mới: "Bao mùa chinh chiến xa gần/ Ngày về
tóc đã chín phần bạc sương/ Quỳ bên mộ mẹ - chiều buông/ Nén hương tạ tội, lệ tuôn giọt sầu" (Viếng mẹ - Phạm Vũ). Do cuộc sống phát triển, có nhiều sự kiện, địi
hỏi nhà thơ phải suy nghĩ, bình giá, kết luận, đề xuất, gợi ý, vạch hướng, vì vậy, thơ có khi thâm trầm suy tưởng, có lúc dõng dạc tính luận thuyết. Nhiều giọng tâm sự, độc thoại, kể, bình luận, khái quát, miêu tả, biểu hiện, nhiều cảm hứng như hào hùng, bi thương, lãng mạn, hiện thực, nhiều chủ đề như Tổ quốc, nhân dân, hạnh phúc, chiến tranh, hủy diệt, sự sống... tạo điều kiện cho cảm xúc của các nhà thơ tuôn chảy ào ạt, mãnh liệt.
Thơ viết về chiến tranh và người lính giai đoạn 1975 - 2000, nhìn chung giọng thơ trầm xuống, lắng sâu như lời tâm tình, giãi bày, thổ lộ những suy tư, trăn trở của người chiến sĩ trước cuộc chiến, trước sự dấn thân hi sinh của mình. Các nhà thơ sử dụng cách nói trầm tĩnh, khai thác cảm xúc đến tận cùng, nhằm đẩy nhanh tứ thơ đến những hình tượng khái quát giàu chất suy tưởng: "Vẫn biết vào "cơn gió bụi"/
"Xưa nay mấy kẻ trở về"/ Vẫn biết những nhà liệt sĩ/ Đều vì lẽ sống mà đi/ Nhưng trước nấm mồ ruột thịt/ Em như người đứt cánh tay/ Xin liệm thêm vào dưới ấy/ Của em, lời xót thương này" (Thơ bên mộ liệt sĩ Đỗ Trung Cẩn ở nghĩa trang thị xã Pleiku - Gia lai - Đỗ Trung Lai).
Thơ 1945 - 1975 đã đi trọn quãng đường lịch sử của mình với hệ giá trị riêng, với cái tôi sử thi chủ đạo. Giai đoạn thơ 1975 - 2000, mơi trường xã hội khơng cịn là môi trường thuần khiết cho cái tôi sử thi tiếp tục phát triển, cái tôi chuyển sang màu sắc thế sự, với sự thức tỉnh những nhu cầu xã hội và cá nhân. Giọng thơ ca ngợi nhạt dần, thơ tìm đến giọng điệu lí trí, tỉnh táo, gai góc, chuyển tải nhiều chủ đề và dồn nén nhiều thông tin. Thơ 1975 - 2000 viết về chiến tranh và người lính đã đóng góp cho thơ ca một giọng điệu riêng, rất đa thanh, đậm màu suy tư, chiêm
nghiệm nhưng cũng đầy tính nhân văn cao cả và góp phần mở ra một hướng đi mới cho thơ.
3.4. CÂU THƠ
Câu thơ là dịng thơ, là một đơn vị nhịp điệu, có ý nghĩa, liên kết trong bài thơ. Trong quan hệ với cái tơi trữ tình, câu thơ như một hình thức ngơn ngữ cụ thể, biểu hiện được quan niệm của tác giả. Câu thơ còn là đơn vị của lời văn, lời nói nghệ thuật. Câu thơ là sự co duỗi của cảm xúc, của lí trí, bởi thế câu thơ gắn với phong cách tác giả.
Thơ sau 1975, câu thơ mang nhiều chất kể, chất nói, ít chất ngâm. Câu thơ tự do được sử dụng linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các dịng. Câu thơ tự do đã chiếm ưu thế trên thi đàn với tính năng động, co duỗi tự nhiên, ít lệ thuộc vào vần, vào hòa thanh và nhịp cố định. Các tác giả hướng về làm thơ không chú ý nhiều đến vần, cắt nhịp không cần đều đặn để giữ được ý. Một trong những đặc trưng của thơ này là khó nhớ, vì các câu thơ chỉ liên kết với nhau về ý chứ không liên kết về vần. Câu thơ tự do bao trùm tất cả các thể loại trường ca, thơ văn xuôi, thơ ngắn. Đi sâu vào đời sống hiện thực, thơ cũng trăn trở tìm một hình thức về câu thơ phù hợp hơn. Khuynh hướng mở rộng khuôn khổ câu thơ, phá vỡ những cấu trúc câu thơ cũ, đưa thơ về gần với văn xi, với lời nói thường ngày là xuất phát từ ý định muốn mở rộng khả năng ôm trùm, khái quát cuộc sống rộng lớn, gắn liền với một lối thơ không chỉ biểu hiện, mơ tả mà cịn suy nghĩ, bình luận, tranh luận:
Vẫn anh
Hơm qua chưa nhận một viên đạn Hôm nay nhận những lỗ thủng Anh về q khơng mang súng Vũ khí lúc này
Hai bàn tay Mẹ giục
- Ăn cơm con!
Hồ bình trong canh cua, mồng tơi, cà và
Mùi ổ rơm.
(Ngày hồ bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc).
Người đọc ngày nay không chỉ muốn nhà thơ miêu tả tâm tư tình cảm, mà cịn muốn qua thơ ca thấy cách đặt và giải quyết những vấn đề căn bản, lớn lao, bức thiết của đời sống xã hội, đời sống cá nhân con người. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhân giải thưởng thơ báo văn nghệ 1989 - 1990 đã khái quát: "Xu hướng chung của sự chuyển biến mới này là tìm cách biểu cảm hiện đại cho thơ: dồn nén thông tin, ham bày tỏ, ít so sánh trực tiếp, nhiều liên tưởng ngầm, tăng trực giác, câu thơ co duỗi tự