Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thông qua nhật ký

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp - Sự gặp gỡ Đông Tây " potx (Trang 61 - 71)

Một trong những thành tựu có giá trị và quan trọng nhất trong cách tân nghệ

thuật của Từ Chẩm Á là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật thông qua nhật

ký. Nếu như thơ làm ra để cho người khác ca ngâm, bình luận. Thư viết ra để

gửi cho một ai đó thì nhật ký chỉ dùng để viết riêng cho chính tác giả. Vì vậy,

nhất. Trong nhật ký, chủ thể sẽ kể lại tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống

của họ, những điều họ suy nghĩ, cảm nhận về nó mà họ không bao giờ tiết lộ

ra bên ngoài cho một ai khác biết. Và Từ Chẩm Á đã tận dụng cơ hội đó để

miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tuyết hồng lệ sử của ông.

Có cùng nội dung với Ngọc lê hồnnhưng sau đó Từ Chẩm Á lại viết lại dưới hình thức nhật ký. Bản thân tiểu thuyết Ngọc lê hồn ngay từ khi được

xuất bản đã được nhiều độc giả đón nhận và trở thành một hiện tượng trong văn học thông tục Thượng Hải thời bấy giờ. Nhưng khi Tuyết hồng lệ sử ra

đời, những nội dung ấy không hề cũ mà càng được độc giả quan tâm và đón

nhận bởi những cách tân nghệ thuật của nó. Đó là những đổi mới trong nghệ

thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Và trong đó, hình thức nhật ký đóng vai trò chủ đạo quyết định sự tồn tại và sức hấp dẫn của tác phẩm.

Dưới hình thức nhật ký, Tuyết hồng lệ sử được kể lại bằng ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn bên trong của nhân vật Mộng Hà. Trong đó, nhân vật Mộng Hà kể

lại từ những tâm sự thầm kín, những cảm xúc riêng tư từ khi cha Mộng Hà mất:

Tỉnh dậy, nghe tiếng pháo đùng, ra vườn thấy cảnh hoa nở vui

vẻ thay cho tết nguyên đán, mà sao tôi buồn bã thay cho tết nguyên

đán? Tết nguyên đán cũ đã bỏ tôi mà đi, tết nguyên đán mới nó lại đuổi

theo tôi mà chạy. Tôi nghĩ tết nguyên đán khi trước thì tôi rớm nước

mắt; tôi lại chưa biết tết nguyên đán sau này ra làm sao, thì tôi lại bâng khuâng như giấc mộng hồn vậy. Cũng có người cười tôi, trái chứng,

người, tôi cũng có mồm miệng, tôi biết cười, tôi cũng có mặt mày, tôi biết tươi; nếu thật lòng vui tôi tội gì không ốm mà tôi rên?”[4; 14].

Đến những biến đổi trong cuộc đời của chàng từ khi Mộng Hà đến làm gia sư

cho nhà họ Thôi và gặp Quân Thiến:

“Từ khi đến nhà ông cụ Thôi, vì chủ nhân sẵn lòng yêu khách, nên bữa cơm

nào cũng có nậm rượu. Khi buồn, buồn đến thế nào, quỳnh tương đánh bạn

cỡ sao lại buồn, nhân thế ngày nào tôi cũng uống rượu, mỗi khi uống rượu

xong thì ngà ngà mà say, ngày ngày mà sầu, rồi rầu rầu mà khóc. Người ta

vẫn bảo uống rượu cho đỡ buồn, nhưng nếu buồn thật, thì càng uống rượu,

càng buồn thêm.”[4; 31].

Và những diễn biễn, những xung đột sâu bên trong tâm lý của Mộng Hà mỗi

khi chàng gửi thư cho Lê Nương:

“Tôi gửi thư ấy sang rồi tôi lại lo; bây giờ nghĩ lại gửi thư ấy thật liều quá,

bậy quá nghĩ là bụng người ta đã như giếng khô, thân như cây thông già bỗng dưng mình đem lời hữu tình để khêu nhau thì chắc không bằng lòng, lỡ vỡ

chuyện ra, mình còn ra gì nữa. Nhưng cũng không sợ, ấy tại ai gợi ra trước, tưởng như người này xem bức thư ấy mà động lòng thương nhau chăng? Nếu

không thì nước trôi cứ việc trôi xuôi, mảnh tình kia có vì ai mà sầu! Chỉ e

rằng: lưới tình mắc míu lấy nhau đây duyên ai gỡ mối sầu cho ra?” [4;25]

Mỗi lần gửi thư cho Lê Nương là mỗi lần Mộng Hà lại thấp thỏm lo âu.

thư mình không, có quan tâm đến mình không? Tất cả những ý nghĩa ấy cứ

quay quanh, ám ảnh tâm trí của Mộng Hà:

“Tay cần lấy bút viết lảm nhảm mấy câu mà cái thần hồn của tôi cũng bay

theo. Không biết Lê Ảnh xem thư này thì mừng hay giận, cười hay khóc, nhưng tôi cũng tệ quá, cái người đã thương tâm, sao đem cái lời nói thương tâm cho người ta nghe làm gì? Bức thư ấy qua mắt Lê Ảnh được bốn mưới

tám giờ đồng hồ, trong bốn mươi tám giờ đồng hồ ấy, tôi không có một phút nào không để bụng vào đấy. Chỉ mong Lê Ảnh đem một lời thương yêu mà

trả lời mình, vốc một nắm nước mắt mà đền cho mình. Cái bụng tôi không

khác gì đại hạn đợi trời mưa, cái cây lúa ấy sống hay chết là giờ giọt mưa ấy

cả. “[4; 47]

Nếu mỗi lần gửi thư cho Lê Nương, Mộng Hà lo lắng bao nhiêu thì mỗi lần

nhận được thư, được tin của nàng, Mộng Hà lại suy nghĩ, dằn vặt bấy nhiêu: “Than ôi! Lạ quá! Lê Ảnh tại tôi mà đau ư? Bây giờ mới biết nhé, xưa nay cứ

bảo tôi là si tình! Bây giờ mới biết ai si tình hơn, không những một mình tôi

nhé! Đêm dài dằng dặc, ngọn đèn lờ mờ; hồn phách không về, ruột gan đã chết. Tôi nghe cái tin ấy thì còn vui thú sao được nữa. Nếu Lê Ảnh tại tôi mà

ốm, thì tật tôi cũng tệ quá, cố bắt cho Lê Ảnh phải ốm. Nhưng nếu không có

cái tờ của tôi, Lê Ảnh cũng vẫn không quên được tôi. Hôm nọ tôi vì Lê Ảnh ốm, thế thì bây giờ Lê Ảnh yên lành một mình sao được? [4;49]

Ôi! Nhưng đã trót nói ra rồi, còn lấy lại làm làm sao được nữa. Nhưng nếu Lê

Khi biết tin Lê Ảnh ốm, một mặt Mộng Hà vừa lo lắng, vừa tự trách mình sao nỡ viết những lời lẽ đau lòng làm tổn thương đến Lê Ảnh, trách mình đã làm Lê Ảnh lâm bệnh. Song một mặt Mộng Hà cũng phủ nhận lại hành động của

mình để tự trấn an. Nhưng chỉ ngay sau đó, chàng lại hối hận vì việc mình đã làm. Cứ thế những suy nghĩ mâu thuẫn nhau cứ thay phiên nhau hiện lên qua lời bộc bạch của Mộng Hà.

So với Ngọc lê hồn, những diễn biến tâm lý trong Tuyết hồng lệ sử ngày càng

tường tận và sâu sắc. Ngọc lê hồn chỉ được kể lại bởi lời kể của người ký giả mà người ký giả này chỉ được nghe lại câu chuyện chứ không phải là người

trực tiếp trải qua. Vì vậy trong Ngọc lê hồn những đoạn lời tự thuật của nhân

vật Mộng Hà như ở trên không có, đặc biệt những diễn biến, mâu thuẫn của

Mộng Hà giữa việc gửi bức thư đi và việc không nên gửi đã tạo nên đời sống

thực cho nhân vật.

Có thể thấy rằng, nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật dưới

hình thức nhật ký, tác giả sẽ không thể can thiệp vào suy nghĩ, nội tâm của

nhân vật. Thay vào đó, nhân vật sẽ bộc lộ những nỗi lo lắng sâu bên trong tâm hồn mình và suy nghĩ của mình về những người xung quanh. Những suy

nghĩ này không phải bao giờ cũng có điều kiện để bộc bạch, tỏ bày. Chỉ khi nhân vật tự viết dưới hình thức nhật ký, tức là riêng cho bản thân mình nhân vật mới bộc lộ hết. Do đó, nếu thư từ là hình thức thúc đẩy tâm lý nhân vật

phát triển, thơ ca là phương tiện giải thoát cho những đau khổ ẩn sâu trong

tâm hồn nhân vật, nhật ký chính là hình thức miêu tả tâm lý nhân vật một

cách trọn vẹn, bao quát và xác thực nhất. Và có thể thấy rằng, trong tiểu

thông qua hình thức nhật ký. Vì vậy, miêu tả tâm lý nhân vật cũng là một

trong những cách tân trong nghệ thuật mà Từ Chẩm Á đã ảnh hưởng từ tác

phẩm Trà hoa nữ của nhà văn Pháp Alexandre Dumas. Như đã nói ở phần kết

cấu, Tuyết hồng lệ sử có kết cấu mô phỏng với thể nhật ký của tiểu thuyết Trà

hoa nữ. Trong đó, nhân vật Duval cũng trực tiếp kể lại câu chuyện tình và giãi bày tâm sự thầm kín của chàng:

“Về đến nhà, tôi khóc như một đứa trẻ. Có người đàn ông nào mà chẳng bị

lừa dối, ít nhất một lần, và chẳng biết thế nào là đau khổ?

Dằn vặt bởi nỗi đau cay nghiệt mà ta cứ tưởng đủ sức chịu đựng, tôi tự nhủ

phải cắt đứt ngay cuộc tình này, và tôi xốn xang chờ đợi đêm hết để phóng ra

ga lấy vé nhanh chóng quay về bên cha và cô em gái, hai kẻ thân thiết chẳng

phản bội tôi bao giờ.

Song le, tôi không muốn ra đi mà chẳng cho Marguerite biết rõ lí do. Chỉ kẻ

nào không còn yêu nữa, mới có thể ra đi mà không để lại lời từ biệt người

tình của mình.

Tôi viết đi viết lại hàng chục lá thư trong đầu.

Tôi dính vào một cô gái bao, như trăm ngàn cô khác, tôi đã khéo lãng mạn

hóa cô ta, rõ ràng là ả xem tôi như cậu học trò ngờ nghệch vì để lừa dối tôi, ả

chỉ cần sử dụng một mưu chước thật ngây ngô. Lòng tự ái sôi sục. Phải rời bỏ người đàn bà này mà không cho cô ả được hả hê, vì sự đoạn tuyệt sẽ làm tôi

đau khổ và đây là những gì tôi viết bằng nét chữ bay bướm nhất, với những giọt lệ oán hờn và cõi lòng tan nát.”[11; 159].

Đoạn tự thuật trên của nhân vật Duval không khác gì những lời tự thuật của

Mộng Hà được viết trong nhật ký của chàng. Tất cả những điều được hai

nhân vật này nói ra đều là những cảm xúc và suy nghĩ bên trong của họ mà bình thường người khác không dễ nhận thấy được.

Thông qua sự tương đồng trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua

những trang nhật ký của Tuyết hồng lệ sử và Trà hoa nữ, có thể thấy, Từ

Chẩm Á không chỉ dừng lại ở những cách thức miêu tả nhân vật của tiểu

thuyết truyền thống mà ông đã nỗ lực học hỏi và tiếp nhận một cách khéo léo

những phương thức miêu tả từ tiểu thuyết phương Tây để tạo cho nhân vật

của mình có sức sống hơn, gần gũi hơn, chân thật hơn. Và đây cũng là

phương diện quan trọng nhất trong tiểu thuyết của Từ Chẩm Á đóng vai trò tiên phong trong sự cách tân tiểu thuyết Trung Quốc vào thế kỷ XX.

Tiểu kết

Trong bốn thiên tiểu thuyết của Từ Chẩm Á là Vợ tôi, Ngọc lê hồn,

Tuyết hồng lệ sử, Giấc mộng nàng Lê có giá trị nghệ thuật không đồng đều

nhau. Hai tác phẩm Vợ tôi và Giấc mộng nàng Lê vẫn còn quá thiên về nghệ

thuật truyền thống của loại tiểu thuyết tài tử giai nhân mà ít chứa đựng những

cách tân mới mẻ. Nhưng không thể phủ nhận rằng hai tác phẩm còn lại là

Ngọc lê hồnTuyết hồng lệ sử là hai tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng

sáng tác hiện đại. Với kết cấu phi tuyến tính, tồn tại dưới nhiều hình thức mới như nhật ký, thư từ, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (xưng tôi), đời sống tinh

thần, tình cảm của nhân vật được hiện lên một cách tinh tế, khéo léo nhất. Từ đó, Từ Chẩm Á đã dẫn nhận thấy những quá trình tâm lý, đấu tranh giằng xé

nội tâm có thể làm thay đổi số phận của nhân vật và đã đem lại hơi thở mới

cho tác phẩm của mình bằng sự cách tân độc đáo mà trước đây chưa nhà văn

nào từng thể hiện. Và nhắc đến sự cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của

Từ Chẩm Á không thể nhắc đến những ảnh hưởng khá lớn từ phương pháp

sáng tác và nghệ thuật từ các tác phẩm phương Tây như tiểu thuyết nổi tiếng

Trà hoa nữ của nhà văn Dumas và Nỗi đau của chàng Werther, tiểu thuyết

theo thể thư tín của văn hào Johann Wolfgang von Goethe - hai cuốn tiểu

thuyết tình cảm đã gây nên tiếng vang chấn động trên văn đàn thế giới bởi vì sức hấp dẫn từ phương pháp sáng tác của nó. KẾT LUẬN

Đầu thế kỷ XX, với những thay đổi về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, … văn học cũng bắt đầu có những bước chuyển mình đáng

kể. Để đáp ứng những nhu cầu của thời đại, những dòng văn học mới ra đời

và tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" là một trong những dòng văn học đó. Và

khi đặt tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" vào trong một bối cảnh lịch sử cụ thể

cũng như tìm hiểu sự tương quan giữa tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" và các loại tiểu thuyết bình dân ở các nước phương Tây, có thể thấy sự xuất hiện của

tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" là một trong những quy luật tất yếu trong

quá trình phát triển của văn học Trung Quốc nói chung và văn học thông tục

Trung Quốc nói riêng.

Tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" là một thể loại tiểu thuyết tình cảm. Trong đó, bằng những câu chuyện tình yêu đầy màu sắc, nhà văn đã mang độc giả đến với những giây phút giải trí nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng cũng để lại cho

họ những cảm xúc bi thương, đau xót, cùng những ám ảnh khôn nguôi về

những mối tình tan vỡ, về những mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc và hiện thực đau khổ của những đôi thanh niên nam nữ Trung Quốc trong giai đoạn bấy giờ.

Thông qua những tác phẩm của mình, nhà văn đã mở ra bức tranh xã hội Trung Quốc nói chung và Thượng Hải nói riêng vào những năm cuối thế

kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở những góc độ khác nhau. Tuy bức tranh này còn nhỏ hẹp và mờ nhạt nhưng đã phần gợi cho người đọc những âm vang của

những tệ nạn như bán người, mại dâm, cờ bạc, tham nhũng,… đến những

cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng biến động của thời đại, những thay đổi của

lịch sử.

Từ những vấn đề của xã hội Trung Quốc trong thời đại mới, khi mà chế độ phong kiến và tư tưởng Nho giáo đang dần sụp đổ, và những luồng gió

mới từ phương Tây mà đặc biệt là phong trào nữ quyền lần thứ nhất thổi vào

đời sống tinh thần của người dân Trung Quốc, tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" cũng đã phác họa lại bức chân dung của người phụ nữ Trung Quốc khi

lịch sử chuyển mình. Trong bức chân dung đó, hai mẫu người phụ nữ hiện

lên: một là người phụ nữ đại diện cho phụ nữ Trung Quốc truyền thống, một là người phụ nữ đại diện cho phụ nữ tân học theo lối sống mới. Với người

phụ nữ truyền thống, tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" đề cập đến những đau

khổ, bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc của người phụ nữ

và từ bi kịch của họ, nhà văn đã phản ánh những quan niệm hôn nhân lạc hậu,

những hủ tục bất công, phi nhân tính đới với người phụ nữ, mà đặc biệt là những người góa phụ Trung Quốc hàng trăm, hàng ngàn năm qua. Còn với người phụ nữ tân học, tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" đã cho thấy những rạn

nứt của hệ tư tưởng cũ và đề xuất những nhận thức của người phụ nữ Trung

Quốc trong thời đại mới khi người phụ nữ bắt đầu tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và bắt đầu có chỗ đứng bên ngoài xã hội.

Đặc biệt, bằng một số những cách tân trong nghệ thuật như sự thay thế

kết cấu tuyến tính bằng kết cấu phi tuyến tính, sự giảm dần vai trò của các sự

kiện, xung đột trong cốt truyện, cùng những phương thức nghệ thuật xây

những hình thức khác nhau: thư từ, nhật ký,… tiểu thuyết "uyên ương hồ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp - Sự gặp gỡ Đông Tây " potx (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)