Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thông qua thơ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp - Sự gặp gỡ Đông Tây " potx (Trang 50 - 61)

Thơ là một thể loại trữ tình, một mặt nó “tác động đến người đọc bằng sự

nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với

những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động

của ngôn từ giàu nhạc điệu” [16; 206]; mặt khác nó là sự giải phóng những gì

ẩn sâu trong tâm hồn và thế giới nội tâm sâu kín của người sáng tác ra nó. Đúng như Belinsky đã từng nói: “thơ là tất cả những gì làm cho phải quan

tâm, gây xúc động với niềm vui, nỗi buồn, thú say mê, sự đau khổ, nỗi lo

lắng, niềm an tâm,… tóm lại tất cả những gì tạo nên cuộc sống tinh thần của

chủ thể, hòa nhập và nảy sinh trong tác giả.” [16; 210].

Trong văn học Trung Quốc, thơ ca là một trong những thành tựu nổi bật, luôn

gắn liền với văn học chính thống, văn học thanh nhã. Bởi vì thơ chính là hình thức cao nhất trong việc phản ánh tinh thần và tư tưởng của một con người. Đến khi tiểu thuyết được hình thành và trở thành một trong những thể loại tự

sự quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc, thơ ca vẫn giữa một địa vị

nhất định không hề thay đổi. Bên cạnh đó, thơ thường được các nhà văn đưa

vào tác phẩm, làm câu chuyện trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn. Đặc biệt, trong những truyện giai nhân tài tử, các nhân vật thường lấy thơ ca để phân định tài năng. Vì vậy, các tác giả thường thêm thơ ca vào để thể hiện

tài hoa của các nhân vật và giúp tác phẩm tăng phần thi vị, phong nhã. Nhưng

càng về sau, thơ ca lại trở thành một phương tiện đắc dụng dùng để miêu tả

tâm tính nhân vật mà bộ tiểu thuyết trường thiên Hồng lâu mộng của nhà văn

Tào Tuyết Cần đã đạt đến đỉnh cao đó. Đến Từ Chẩm Á, thơ trở thành một bộ

phận quan trọng trong các thiên tiểu thuyết của ông. Mỗi suy nghĩ, tâm trạng

của từng nhân vật đều được thể hiện trong thơ của họ. Theo thống kê có thể

thấy, riêng tác phẩm Vợ tôi không có sự xuất hiện của các bài thơ. Còn trong ba tác phẩm còn lại Từ Chẩm Á đều xen kẽ vào câu chuyện những bài thơ đối đáp giữa các nhân vật.

Giấc mộng nàng Lê có tất cả bốn bài thơ, một bài tiểu từ theo điệu Giang Nam. Trong đó, có một bài thơ và một bài tiểu từ do Huệ Xuân sáng

Những bài thơ này tuy thiên về mặt xướng họa mua vui nhưng cũng thể hiện được phần nào tâm lý của từng nhân vật. Như một bài thơ của Huệ Xuân là

do nàng sáng tác lúc đương ốm, nhìn ngắm thiên nhiên ngoài kia mà buồn

tủi. Còn bài tiểu từ được nàng viết khi ốm nặng, biết không còn hi vọng gì cứu chữa được:

“I

Dung nhan tốt

Thảm não bóng trong gương!

Việc tốt chồn mong, ngao ngán thiếp, Thơ sầu ngại đọc, ngóng trông chàng, Bao thuở thấy tin sương?

II

Dung nhan tốt

Chi kém vẻ hoa đào.

Ngán nỗi xuân quang trò biến huyễn,

Buồn tênh thân thế giấc chiêm bao. Tâm sự khổ dường bao!

Dung nhan tốt,

E nỗi tốt khôn bền,

Ngọn sắp châu rơi lau chẳng ráo.

Lò hương khói tắt thổi không nhen

Gan ruột đứt lòi phen. IV

Dung nhan tốt.

Ai lấy kẻ ấy tri âm?

Hoa rụng tơi bời hoa có ý,

Nước trôi cuồn cuộn nước vô tâm

Nông nỗi nghĩ thương thầm.”[6;60]

Trong bài từ này, mỗi đoạn Huệ Xuân đều bắt đầu bằng một câu “dung nhan

tốt” để thể hiện sự chua xót cho số phận của mình. Sinh ra trong một gia đình quyền quý, không có chi phải lo phiền, dung mạo, tài năng lại hơn người nhưng tình duyên lại lạnh lẽo. Từ khi Giát Phu phẫn chí bỏ đi, ngày tháng cứ

trôi qua vùn vụt. Huệ Xuân mong mỏi Giát Phu trở về nhưng bóng dáng của

chàng vẫn mịt mờ, xa xăm. Từ đó, nàng thành ra như dại như ngây, chẳng

thiết tha gì đến vui thu cuộc đời, sầu xuân muôn bộc, u uất tình riêng khôn tỏ,

chữ “ai” nhấn mạnh thêm sự trống vắng và tâm trạng cô đơn; còn hình ảnh

“hoa rụng”, “nước trôi” lại càng thể hiện thân phận yếu ớt, mỏng manh của

nàng.

Còn khi Giát Phu ôm nặng một mối tư tình mà không thể bày tỏ cũng chỉ biết ngâm thơ mà trút sầu hận trong lòng:

“Thơ thẩn này ai tựa mái lầu,

Bên giời trông thẳm biết là đâu!

Mấy hàng thư gửi trăm hàng lệ,

Một mối tình mang vạn mối sầu.

Vùn vụt xuân đưa thoi én gấp, Tơi bời hoa phải trận mưa mau.

Gặp nhau chẳng dễ, trao thơ khó

Lối hẻm thuyền con gió tạt đầu!

…….

Tình ở tâm đầu khôn vạch tỏ,

Mình không lông cánh khó bay sang!

Én ghét oanh ghen phận nhỡ nhàng. Lệ thảm vì ai rơi thấm áo,

Trăm năm duyên kiếp uổng mơ màng.” [6; 52]

Với những hình ảnh hiu hắt, ảm đạm, bài thơ thể hiện tâm trạng u sầu, uất ức

của Giát Phu vì quá thương nhớ Lê Vân khi nàng bỏ đi. Chàng cho rằng Lê

Vân đi cũng vì do người nào đó bức bách nhưng không thể nói ra mà đành xót thương cho thân phận của hai người: Không biết lúc này Lê Vân trôi dạt

về đâu, tình duyên của hai người chẳng lẽ dừng tại đây?

Trong Ngọc lê hồn, các bài thơ chiếm một số lượng lớn, theo thống kê, Ngọc lê hồn có khoảng trên dưới 50 bài thơ. Mỗi bài thơ đều là những tâm tư tình cảm xuất phát từ những suy nghĩ bên trong nhân vật. Sau khi bắt gặp cảnh

Mộng Hà thương hoa mà nhặt cánh hoa đem chôn, Lê Nương đã viết một bài từ thể hiện sự đồng cảm và xúc động của mình đối với Mộng Hà:

“Khéo phũ phàng thay trận gió đông, Chôn hoa để khách ngẩn ngơ lòng Chiều hôm dạo gót vườn xuân vắng,

Man mác sầu ai chửa dễ đong

Tình một mối,

Đoạn trường sổ rút được tên không? Buồn tênh nước chảy bông hoa rụng,

Lạnh ngắt song khuya bóng nguyệt lồng.”[3; 35]

Thông qua bài từ trên, Lê Nương thể hiện nỗi lòng sầu muộn của mình. Thấy

cảnh Mộng Hà chôn hoa vừa thầm cảm mến cái lòng tiếc thương hoa của

chàng, từ đó xem Mộng Hà như người tri âm tri kỷ; sau đó Lê Nương lại vừa

lấy hình ảnh “buồn tênh nước chảy bông hoa rụng”, “lạnh ngắt song khuya

bóng nguyệt hồng” để giãi bày cùng Mộng Hà thân phận mỏng manh, cô đơn,

lạnh lẽo của mình. Chỉ một bài từ đã thể hiện hết mọi tâm tư của Lê Nương. Để đáp lại tấm lòng Lê Nương, Mộng Hà cũng viết lại tám bài thơ để trút nỗi

lòng bực tức của mình: “I

Nhiều sầu lắm bệnh ngán cho thân,

Cợt ghẹo người chi oanh trước sân

Ánh ỏi dường than xuân sắp hết, Hoa hương thôi đã nhạt phai dần.

II.

Mộng hồn vơ vất lúc tàn canh; Lòng gần xót nỗi người xa lắc,

Thâp thoáng này ai dưới bóng cành?”[3;36].

Mượn những hình ảnh của thiên nhiên, những biến đổi của thời gian, lời thơ

của Mộng Hà vừa xen lẫn cảm xúc bi thương đau khổ cho số phận lênh đênh,

trắc trở của mình nhưng lại vừa len lỏi niệm vui sướng. Vì trước đây Mộng

Hà vốn đã yêu thích tác phẩm Thạch đầu ký, vẫn mong mỏi tìm được người

tri âm tri kỷ như Lâm Đại Ngọc. Nay đã tìm được người khóc thương hoa

không khác gì Lâm Đại Ngọc, lại đồng cảm với nỗi lòng của mình, cùng

nhau xướng họa thơ từ, trao đổi tình ý thì không vui sướng nào bằng: “Đôi phen thảm biệt lại thương xuân,

Bể cả bèo trôi một tấm thân;

Chiếc bóng đèn tàn cam tịch mịch,

Vì đây may mắn gặp tình nhân.”[3;36]

Sau đó, mỗi lần Mộng Hà bệnh nặng, không thể đi đâu lại làm thơ gửi cho Lê

Nương để giải nỗi sầu. Mặc dù làm thơ có mục đích giải khuây nhưng mỗi

vần thơ của Mộng Hà đều chan chứa tâm sự u uất, đau buồn. Lúc thì đau khổ

vì ly biệt:

Tình sâu nên nỗi vạ càng sâu; Sầu không bút mực nào ghi hết

Mộng có đèn xanh họa biết nhau,…”[3; 130]

Khi lại bi thương chồng chất, tâm sự ngổn ngang khiến mỗi lần nhận được thơ chàng, Lê Nương lại đau đớn, xúc động, đến nỗi tâm thần ngẩn ngơ, trào

cả nước mắt:

“Gặp nhau quá chậm ngoại mười niên,

Gương vỡ mong chi chắp được liền!

Nghìn thuở hãy còn đeo đẳng hận, Ba sinh thôi đã lỡ làng duyên; Hầu khô giếng nọ trào khôn rậy, Đã tắt lò kia lửa lại nhen;

Bể khổ mông mênh tìm giải thoát,

Bờ xa chưa dễ dắt nhau lên.” [3; 140]

Trong Ngọc lê hồn thơ đã nhiều, tình cũng theo đó mà thẩm thấu nhưng Tuyết

hồng lệ sử, thơ càng tăng, tình lại càng nặng hơn. Xuyên suốt tác phẩm, hầu như mỗi trang sách đều rải rác có một vài câu thơ của nhân vật Mộng Hà.

Mộng Hà bởi, thơ đã trở thành phương tiện phát ngôn, thể hiện suy nghĩ của

chàng. Mỗi lần viết thư, hai người thường làm những bài thơ bày rỏ tâm sự

của mình:

“Gặp nhau duyên nợ lần này,

Trăm năm cũng gọi một ngày tương tri, Thương ôi, một khối tình si.

Trừ câu thơ nữa lấy gì cho nhay? Nghìn thu còn lúc bạch đầu, Thư đi, từ lại với nhau là tình. Thôi thôi:

Bao giờ sạch nợ ba sinh,

Yêu thương thì mến mối tình cho hoa “Mộng Hà kính thứ”.[4;25]

Và trong một lần uống rượu say, Mộng Hà làm một bài ca gửi cho Lê Nương

nói hết những tâm sự uất ức trong lòng: “Mộng Hà ơi hỡi Mộng Hà!

Như cái dùi cùn nhụt cho qua một đời? Đợi đến khi công danh trọn vẹn

Thân thế vui cười,

Thì cây xương bồ kia dễ cũng mấy lần nở hoa, …

Cai khổ riêng này ai biết cho, Nước mắt đã cạn máu chưa khô

Trời đất vô tình không biết cho

Vứt rượu đứng lên kêu thật to,

Đoạn trường một khúc viết cho ai làm gì?”[4;30,31]

Bằng một bài thơ dài, Mộng Hà đã trút hết những đắng cay, tâm sự về cuộc đời long đong, xui rủi của chàng. Sinh ra làm thân nam nhi, từ thuở bé đã biết bao nhiêu người yêu quý, thán phục vì tư chất thông minh, tài hoa hơn người nhưng đến nay vẫn chưa đạt được công danh gì. Những tâm sự này Mộng Hà

đã cất giấu từ lâu trong lòng, nay tất cả được bộc bạch hết qua những lời thơ

trên với hi vọng rằng tìm được người đồng cảm:

“Nét mực đen sì. Hạt lệ đầm đìa Giọt máu lân li

Mực hay là lệ.

Lệ hay là máu, Gửi để tình nhân,

Nhìn kỹ xem rằng những thứ chi.” [4;31]

Đối với Mộng Hà, thơ và tâm hồn không thể phân biệt được. Bởi, dù là mực hay là nước mắt, máu của chàng không thể biết được nữa vì tất cả đã hòa làm một. Mỗi vần thơ, mỗi bài thơ là những tâm sự sâu kín, những điều ẩn uất

nhất bên trong tâm hồn mà trước nay chàng chưa bao giờ thể hiện ra ngoài. Có thể thấy rằng, thơ luôn giữ đúng vai trò và chức năng của nó là chuyển tải

những biến động, những u uất trong tâm hồn con người mà họ không thể thể

hiện qua bên ngoài bằng những lời nói bình thường được. Qua thơ, nhân vật như đang được sống với những cảm xúc của chính mình, giải thoát những đau khổ, những dằn vặt ghê gớm nhất trong tâm hồn mình. Và Từ Chẩm Á đã

dùng nó để bộc lộ hết những nỗi niềm ẩn sâu bên trong từng nhân vật của

mình một cách khéo léo, tinh tế nhưng cũng đầy đủ và sâu sắc nhất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp - Sự gặp gỡ Đông Tây " potx (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)