Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp - Sự gặp gỡ Đông Tây " potx (Trang 29 - 32)

Tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp", cũng lấy hình mẫu là tài tử - giai nhân. Vì vậy, các nhân vật cũng được miêu tả dựa trên lý tưởng phong kiến: Các nhân

vật nam thì phải phong lưu tuấn tú; các nhân vật nữ thì phải xinh đẹp, tài hoa,

đều là những người tài mạo song toàn.

Nhưng trong các tiểu thuyết tài tử giai nhân, chàng trai nhất định phải xuất

thân từ gia đình quan quyền hoặc thế gia, còn những cô gái thì nhất định phải

hết sức xinh đẹp, lại chỉ yêu tài chứ không thích kiếm tiền và quyền thế. Và

riêng người con trai thì nhất định là một nhân tài xuất chúng, việc thi đỗ tiến

sĩ hoặc trạng nguyên là việc dễ dàng. Vì vậy, nhân vật có phần thoát ly cuộc

sống thực tế. Còn nhân vật trong tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" có những

nét phát triển mới, gần với hiện thực hơn.

Trong tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp", yếu tố “thiên tài” đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nam. Ngay từ khi sinh ra

những người này đã khác với người thường, dung mạo lẫn tư chất đều phải hơn người, đặc biệt là văn chương, thơ ca. Nhưng do sự thay đổi của thời đại,

nhân vật nam thường là đại diện cho tầng lớp tri thức không được xã hội thừa nhận. Họ không tìm được sự đồng cảm và luôn phải sống trong cuộc sống

nghèo khổ. Và bản thân những nhân vật này cũng xa lánh cuộc sống bình

thường bởi vì họ theo đuổi lí tưởng sống cao hơn cuộc sống thực tại.

Giát Phu (Giấc mộng nàng Lê) phải qua nhà cô là Húc phu nhân tá túc ăn

học. Xét về dung mạo lẫn tài năng đều có phần hơn người em họ mình là Kiếm Hoa. Nhưng về sau gia đình khó khăn phải dừng việc học để về nhà phụ giúp cha trông coi việc làm ăn, buôn bán của gia đình. Sau lên kinh là

thư ký nhưng “hễ nơi nào đã thấy có ý ham mê thì liền bỏ không đến nữa, bởi

vì con người thương tâm có riêng mang một tấm hoài bão, vốn khác tôn chỉ

với những kẻ tầm thường dong dả chơi hoang”.[6; 53]. Cuối cùng lại “nặng

tấm lòng chán đời” bỏ bê công việc, học hành mà theo nghề kép hát “cho

thỏa cái khí bất bình uất ức”.[6;53].

Thu Tinh vốn con nhà quan lại nhưng lại sống thanh bạch nên thuê nhà ở của

Tần Vọng Vân. Cũng giống như Giát Phu, Thu Tinh không có đủ điều kiện

thuê thầy về học nên học nhờ một ông gia sư nhà họ Tần. Sau này nhà họ Tần không thuê gia sư nữa, Thu Tinh phải ra học trường. Nhưng đến năm Thu Tinh hai mươi tuổi, cha chàng và mẫu thân lần lượt qua đời. Nhà cửa ngày càng sa sút, một thân một mình, hai bàn tay trắng, phải ăn nhờ ở đậu nhà họ

Tần. Sau đó, Thu Tinh phải bỏ học mà quay ra buôn bán, trông nom công việc để báo đáp cho nhà họ Tần

Mộng Hà (Ngọc lê hồn, Tuyết hồng lệ sử) vốn là con nhà gia thế, người cha trước là nhà Nho hay chữ trong vùng. Khi sinh, người mẹ lại nằm mơ thấy

một đám mây ngũ sắc từ trên trời sa xuống, dung mạo hơn người, tư chất thông minh, tài hoa đủ cả nhưng mười năm đèn sách, đi thi hai lần sơ học đều không đỗ. Về sau vào trường Sư phạm Lưỡng Giang dạy học mà thi đậu ưu đẳng. Nhưng từ khi người cha qua đời, Mộng Hà cũng phải đi tìm kế sinh nhai mà đến làm gia sư cho nhà họ Thôi.

Đối với người nam giới, một thuộc tính đặc biệt quan trọng là “thiên tài”.

Nhưng “thiên tài” này không chỉ là giỏi tài thơ văn như những tài tử trong

tiểu thuyết tài tử giai nhân mà nó còn là một người thấu hiểu và sự cảm thông đối với người khác, hay có thể gọi là người có tâm hồn đa cảm. Cũng giống như nữ giới, nhân vật nam cũng dễ dàng ngã bệnh, và dễ bộc lộ cảm xúc.

Còn đối với phụ nữ, “vẻ đẹp” là yếu tố đặc trưng hàng đầu như yếu tố “thiên tài” trong nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật nam. Vẻ đẹp nhân vật nữ luôn được miêu tả bằng những hình ảnh mỏng manh, yếu đuối và có một tấm

lòng nhân hậu, đồng cảm với số phận trắc trở của nhân vật nam. Nhân vật

này cũng có tài năng thiên bẩm về văn chương. Đặc biệt họ là là những người

phụ nữ nhạy cảm, dễ khóc, nhanh ngã bệnh. Và những người phụ nữ này không nhất thiết phải xuất thân từ gia đình quyền quý. Có người là góa phụ

(Bạch Lê Nương - Ngọc lê hồn, Tuyết hồng lệ sử), có người gia cảnh lụi bại

phải đem bán thân làm con hầu cho gia đình quyền quý (Lê Vân - Giấc mộng nàng Lê), có người bị ép gả làm vợ lẽ (Ngọc Tiêm - Vợ tôi).

Những đặc điểm trên đã tạo thành mô hình nhân vật chung trong tiểu thuyết

Từ Chẩm Á. Tuy có thể trong quá trình sáng tác, Từ Chẩm Á lấy nguyên mẫu

loại nhân vật lý tưởng Từ Chẩm Á muốn hướng đến trong tác phẩm của

mình. Và để xây dựng những nét đặc trưng về hình tượng nhân vật trong tiểu

thuyết "uyên ương hồ điệp", Từ Chẩm Á cũng tiếp thu những nét tinh tế từ

nghệ thuật truyền thống trong khi xây dựng tính cách nhân vật. Trong đó đặc

biệt là bút pháp tượng trưng ước lệ được để miêu tả ngoại hình nhân vật còn

hành động để làm nổi bật lên tính cách nhân vật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp - Sự gặp gỡ Đông Tây " potx (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)