Một trong nhưng phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật không thể thiếu
trong tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc là miêu tả tính cách thông qua
ngoại hình của nhân vật. Cách miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc một mặt tuân theo công thức khoa trương ước lệ, mặt khác cái nhà văn rất chú ý đến thần thái nhân vật và coi việc truyền đạt được thần thái ấy là một yêu cầu quan trọng trong việc khắc họa nhân vật. Có nhiều thuyết
cho rằng, cách miêu tả này có lẽ bắt nguồn từ một truyền thống hội họa nổi
tiếng ở Trung Quốc. Vào thời Đông Tấn, Cố Khải Chi là người đầu tiên đưa
ra chủ trương “lấy hình để tả thần”, cố gắng truyền đạt lại tính cách của nhân
vật một cách tỉ mỉ, sinh động, vừa miêu tả được cái vẻ đẹp bên ngoài lại vừa
phải lột tả được cái thần thái bên trong của nhân vật. Đến đời Tống lại có bút
pháp chấm phá trong những bức tranh thủy mặc, mà sau này Tưởng Ký đời Thanh đã đúc kết lại là “thần tại lưỡng mục, tình tại tiểu dung” (thần ở đôi
mắt, tình ở vẻ cười). Và lục pháp luận của Tạ Hách đời Nam Tề (thế kỷ V) được xem là kiệt tác lý luận của quốc họa Trung Hoa.
Lục pháp luận của Tạ Hách là lý luận hội họa được Tạ Hách đúc kết lại từ
quan niệm cũng như kinh nghiệm của các họa sư Trung Hoa thời kỳ trước đó. Trong đó “khí vận sinh động” là yếu tố quan trọng tạo nên thần thái cho nhân
vật. Cũng giống như con người, mỗi người có những đặc điểm khác nhau nhưng có những người giống hệt nhau vẫn tạo ra cho người xem cảm giác
khác nhau. Đó là bởi vì: “Sự vận động của khí sinh ra sức sống. Trong hội
họa, khí vận là cái thần của bức tranh, là giá trị của đạo ẩn tàng trong tranh. Còn trong văn học, khí vận là yếu tố chi phối sâu sắc việc miêu tả nhân vật
mà tạo thành cái mà chúng ta gọi là thần thái của nhân vật. [27; 47]. Một nhà
văn dù miêu tả nhân vật có đẹp đến đâu mà thiếu thần thái cũng xem như một
cái xác không hồn.
Cách miêu tả khoa trương ước lệ là một khía cạnh trong thi pháp truyền
thống của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Qua cách miêu tả ấy, tác giả cố
gắng làm toát lên tính cách bên trong của nhân vật, cho thấy nhân vật là con
người như thế nào. Mặc dù chưa có thể chưa đạt được tính điển hình trong việc khắc họa nhân vật, nhưng Từ Chẩm Á cũng chú trọng nhiều đến việc
khắc họa thần thái nhân vật và tránh được sáo mòn, nhàm chán mà nhiều tác
phẩm trong văn học cổ điển còn hạn chế như tiểu thuyết tài tử giai nhân.
Không những thế, bút pháp ước lệ của Từ Chẩm Á còn góp phần diễn tả một
cách tinh tế, sâu sắc cuộc đời cũng như số phận của nhân vật. Cùng sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng nhắc đến Ngọc Tiêm thì “ngày thủa bé,
mắt sáng như gương, mình gầy tựa liễu, dáng người yểu điệu, màu da trắng
ngần. Bà mẹ thường nói: “Con bé này thật là một con người ngọc!” Vì thế
trong tâm trí người đọc là một cô gái yếu đuối, có vẻ gì đó ủ rũ bi thương. Và
cái vẻ bi thương đó có lẽ là một điềm báo trước đoạn đời bi thảm của nàng. Trái lại, vẻ đẹp của Minh Hà là vẻ đẹp của một cô gái khỏe mạnh, tươi sáng, đoan trang: “Nàng Minh Hà nét mặt đầy đặn, hai má hồng hồng, trông như
ánh mặt trời về buổi sáng, phong vận dẫu không bằng người chị, nhưng tư
sức thì có phần hơn, thật cũng xứng với cái tên Minh Hà vậy.” [5;41]. Tất cả
các từ ngữ “đầy đặn”, “hồng hồng”, hình ảnh “ mặt trời buổi sáng”, được Từ
Chẩm Á sử dụng trong các đều tập trung làm cho người đọc thấy được vẻ xinh tươi, khỏe khoắn của Minh Hà. Không những khắc hoạ vẻ đẹp hình thể
bên ngoài, Từ Chẩm Á còn dự báo số phận bình lặng, êm ả của nàng so với
chị của mình qua hai từ “ phong vận’ và từ “ tư sức”. Ngọc Tiêm là người
thiên về “phong vận”, tức là người thanh nhã, sống nặng về tình cảm. Còn Minh Hà lại thiên về “tư sức”, sống ít ưu tư, vui vẻ, cũng dễ dàng thích nghi với cuộc sống. Hai cô gái, hai vẻ đẹp, một vẻ đẹp yểu điệu, đa sầu, đa cảm;
một vẻ đẹp xinh tươi, tràn đầy sức sống. Và chính thần thái ấy đã chi phối
cuộc đời của hai người.
Đã vậy, Từ Chẩm Á còn làm nổi bật tính cách nhân vật bằng hình tượng so
sánh ước lệ, tượng trưng sau: “Nàng Ngọc Tiêm là người đa sầu thiện bệnh,
nàng vẫn hay ôm bụng mà nhăn nhó, trông tựa như nàng Tây Thi. Có khi đến
mấy ngày mà nàng không nói cười lúc nào. Nàng lại có tính xấc ngạo mát
mẻ. Bà mẹ thường nói: “Con bé này, dễ thường kiếp trước nó là con vẹt, cho
nên kiếp này nó phải ít lời, ít điều. Vì thế lại đổi tên Ngọc Tiêm mà gọi đùa là Thạch ngoan, nghĩa là một viên đã giống ngọc mà không phải ngọc.” [5;27].
Bởi thế mà song thân nàng có ý yêu giấu hơn nàng Ngọc Tiêm.” [5;27]. Có lẽ
chính những dáng điệu, tính cách trên mà bản thân Ngọc Tiêm cũng nhận ra
số phận của mình. Vì vậy “nàng vẫn thường nói: Dẫu sao cũng bởi tính trời
biết sao! Hoặc giả là trời dành cái tính ấy cho người bạc mệnh đó chăng! Câu
nói ấy thật đã quả như lời.”[5;28]
Đặc biệt, trong Ngọc lê hồn và Tuyết hồng lệ sử, bút pháp này càng được
khắc họa có hồn hơn với hình ảnh cây hoa lê và cây hoa tân di. Hai hình ảnh
này gắn liền với thân phận và bi kịch của hai người phụ nữ Lê Nương và
Quân Thiến trong hai tác phẩm.
Hình ảnh cây hoa lê “rụng tơi bời”, “tan tác” như thân phận của người phụ nữ
bất hạnh, đã mất hết tuổi xuân và hạnh phúc: “Ngoài song một gốc hoa lê,
trăng tàn lồng vẻ gió sớm đưa hương, trông tha thướt như một người tiên áo trắng, đêm xuân vừa chợt tỉnh giấc nồng; mà dì gió phũ phàng, đã đưa đến
mồt cánh bùa đòi mạng: Hoa rụng tơi bời, hương bay tan tác, đầy đất phủ lên một lượt áo tuyết trắng xóa, tình cảnh lúc ấy, mơ màng như ở đâu trên chốn
núi Ngọc cung Hàn”.[3;1]. Dù tác giả đang miêu tả cây hoa lê, nhưng nhìn thấy cái dáng vẻ của cây hoa lê trong đêm trăng tàn ấy không thể không
khiến người đọc phải xót thương, suy nghĩ về một số phận nhỏ bé, sớm nở
chóng tàn. Từ đó liên tưởng đến thân phận của con người, của cuộc đời, về
nhân sinh. Có lẽ vì vậy mà, dưới gốc lê lại xuất hiện: “một người con gái áo
trắng quần là, dong nhan yểu điệu, dạng bộ đoan trang, đầu không phấn điểm
son tô, cũng đã tưởng tượng như một người tiên nữ. Bây giờ, đương lúc trăng trong như nước, đêm sáng như ngày, cuối mắt đầu mày, trông rõ mồn một, người đó chăng? Hoa hiện hình đó chăng? Mái đầu tơ rối, giọt lệ mưa rào,
cơn cớ chi đây, tựa bên cây khóc lóc?” [3;11]. Người đọc không thể phân biệt đâu là hoa, đâu là người, hay chính là hiện thân của hoa. Bởi vì người con gái ấy, trong khung cảnh ấy tuyệt nhiên không có chút nào giống người bình
thường mà chỉ có thể là hiện thân của cây hoa lê xấu số kia mà thôi.
Người con gái ấy đang làm gì? Nàng đang khóc, nhưng tiếng khóc của nàng cũng không phải là tiếng khóc bình thường mà là: “tiếng khóc thánh thót não nùng, nỉ non rầu rĩ, như lẻ bạn tiếng loan gọi nguyệt, như lạc đàn tiếng nhạn kêu sương, làm cho đàn chim chích ngủ trên cành cây, nghe tiếng phải giật
mình tỉnh dậy.” [3;11]. Tác giả sử dụng một loạt những hình ảnh so sánh
“tiếng loan gọi nguyệt”, “nhạn lạc kêu sương” với tiếng khóc bi thương, não
nùng để thể hiện tình cảnh cô độc, từ đó, càng làm tăng thêm vẻ u sầu, bí
hiểm của người con gái đó.
Đặc biệt, Từ Chẩm Á không chỉ miêu tả dáng người con gái vừa thướt tha,
thanh tao, giản dị vừa giữ được cái vẻ thần sắc của một người con gái tuyệt
sắc mà từng bước chân của nàng cũng được ông miêu tả như những “gót sen
rón rén”[3;11], những ngón tay “trắng muốt sờ vào mặt đá” [3;11]càng làm nổi bật vẻ đẹp tinh khiết của nàng. Ngay cả cái vẻ “chau mày nghĩ ngợi”
[3;11] cũng làm Mộng Hà phải chăm chú ngước nhìn. Và khi tiếng khóc của người con gái ấy một lần nữa cất lên thì không khác gì nàng Lâm Đại Ngọc đa sầu, đa cảm khóc thương hoa thuở trước: “Lần khóc này so với lần trước
lại càng ảo não hơn, thê thảm hơn, khiến người nghe như buốt đến tim gan,
so với Lâm Tần Khanh khóc ở mồ Mai Hương khi xưa thật chẳng còn bảo ai hơn kém”.[3;11]
Đoạn trích mang môt màu sắc liêu trai huyền ảo, lấy hoa để nói người, lấy
cảnh để làm nổi bật tình. Những hình ảnh này mang tính ước lệ nhưng lại
pha lẫn nghệ thuật tả chân trong tiểu thuyết phương Tây ở cái nhìn khá chi tiết. Hình ảnh Lê Nương không còn là sự miêu tả một cách khái quát chung chung nữa mà là sự kết hợp giữa bút pháp miêu tả ước lệ truyền thống của
Trung Quốc và lối tả chân hiện đại của phương Tây. Bời, Từ Chẩm Á đã bắt đầu chú trọng xây dựng ngoại hình, tính cách nhân vật qua chi tiết bình
thường nhỏ nhặt với từng yếu đố: mái tóc, quần áo, vẻ mặt, ánh mắt, dáng đi. Đó là những cử chỉ nhỏ nhặt của một con người bình thường của cuộc đời
thực. Và Từ Chẩm Á đã khá thành công trong việc khắc họa hình ảnh, tính
cách và số phận của nhân vật Lê Nương thông qua sự kết hợp tinh tế và khéo léo này.
Nếu bằng hình ảnh cây hoa lê, Từ Chẩm Á đã khắc họa thành công hình
tượng nhân vật Lê Nương thì sau đó ông lại thành công không kém khi dùng hình ảnh cây hoa tân di để so sánh với nhân vật Quân Thiến.
Cây hoa tân di kia, bấy giờ lại đang độ ra hoa: “Phía tả song thơ, bên
hòn núi giả, lại có một cây tân di, bông hoa mới nở, choi chói màu hồng, sương sớm chưa tan, long lanh cành biếc, sắc đẹp màu tươi, rực rỡ ở dưới
bóng mặt trời mới mọc, trông chẳng khác như một bức chướng gấm, khiến
người ta trông vào nhau mà phải mắt quáng thần mê.” [3;1]. Nếu so vẻ đẹp ủ
rủ,tan tác của cây hoa lê được so với cái vẻ đẹp não nùng, bi thương của Lê
Nương thì cái vẻ đẹp rực rỡ của cây hoa tân di này phải là vẻ đẹp của một
thiếu nữ mơn mởn, tươi sắc; vẻ đẹp của người con gái đương độ xuân thì,
người càng xinh đẹp, chiều thanh vẻ lịch, tót bậc trần ai, mà cuối mắt đầu mày, thường lộ ra cái vẻ kiêu kỳ ngạo nghễ”.[3;83].
Thông qua miêu tả sự yếu ớt, chết dần chết mòn của hoa lê và sự tươi mới,
rực rỡ của hoa tân di, Từ Chẩm Á đã thể hiện được tình cảnh hiện thời của hai cô gái Lê Nương và Quân Thiến: “Hai cây hoa song song đối nhau, mà một bên như sùi sụt khóc, một bên như nhởn nhơ cười, mỗi bên đều như mở
riêng ra một cái trời đất khác. Cùng ở trong một cảnh mà bên nở bên tàn, bên
tươi bên héo; gốc hoa lê tiều tụy nọ, thật đã chẳng khác như số phận các chị
em bạc mệnh trong thiên hạ, đứng đối với cây tân di đương độ khoe thắm, phô tươi, màu xuân hớn hở, há chẳng cũng đau lòng mà thương cho thân
phận lắm sao!” [3;1]. Tình cảnh cây hoa lê cũng chính là tình cảnh đáng thương của nàng Lê Nương mà vẻ kiêu ngạo của cây tân di kia cũng chính là cái thế của Quân Thiến lúc này.
Đặc biệt, Từ Chẩm Á dùng hình ảnh hoa để khắc họa nhân vật không chỉ để
thấy sự khác biệt giữa hai nhân vật mà thông qua đó, ông còn đề cập đến số
phận của người phụ nữ. Bởi đã là giống hoa, đã có lúc nở thì phải có khắc
tàn, số phận của cây hoa tân di cũng không khác gì cây hoa lê đáng thương
kia: “Cây hoa kia sao mà tốt đẹp làm vậy? Ỷ thế chúa xuân chiều chuộng,
mặc lòng chuốt lục tô đồng, trăm sáu thiều quang, chiếm cả chữ còn nhường
ai nữa! Thế nhưng, hoa tươi nào được mấy, cảnh đẹp chẳng bao lâu, dì gió
kia đối với trăm hoa, thường lúc ra ân, mà lúc lại ra uy, trước đã giục giã cho hoa nở, sau lại vùi vập cho hoa tàn”[3; 9]. Vì vậy mà, “hoa tân di này số phận
rồi đây tất cũng lại đến như hoa lê trong mả mà thôi, ngày nay đỏ ối đầy
Cuối cùng đã là hoa thì cũng đều phận mỏng như nhau, chỉ khác là vào lúc nào mà thôi. Số phận Quân Thiến cũng vậy, là một cô gái đang độ xuân xanh,
sức khỏe dồi dào, tinh thần phấn chấn nhưng cuối cùng chẳng bao lâu cũng
phải lìa trần: “Ta ốm nặng lắm, một giọt nước cũng không uống được vào miệng, chân tay tê dại, dần dần mất cả tri giác, họng khô ráo, không nói được
ra tiếng, đờm lên hơi nghẹn, tiếng thở khò khe, tựa như có người chẹn cổ ta,
nỗi khổ thật không sao siết nói”. [3; 211,212]. Số phận của hoa cũng là số
phận của Lê Nương, Quân Thiến mà số phận của Lê Nương, Quân Thiến
cũng chính là số phận của hai cây hoa đó. Vì vậy mà: “Sau khi Lê phu nhân chết, cây lê sang xuân liền không ra hoa, tân di tuy có ra hoa, nhưng cũng không được như năm trước. Tháng sáu năm ấy Quân cô nương lại chết, hai cây đều khô héo đi dần, cành lá thướt tha, đã không còn vẻ tốt tươi ngày trước. Đến sau khi ông chủ tôi chết, chúng tôi đến đây, thì chỉ thấy hai cái
gốc khô, đứng trơ sừng sững, cành lá đều mất hết cả rồi.” [3]. Đây cũng là một cách xây dựng nhân vật tinh tế tạo cho tác phẩm vừa thơ mộng vừa mang đậm chất bi thương.
Mặc dù nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật thông qua ngoại hình trong tiểu
thuyết Từ Chẩm Á còn nhiều hạn chế, chưa thoát khỏi lối miêu tả truyền
thống trong. Nhưng so với kiểu miêu tả nhân vật: “ví hoa hoa biết nói, ví
ngọc ngọc thêm hương” trong tiểu thuyết tài tử giai nhân, cách miêu tả chân
dung nhân vật trong tiểu thuyết Từ Chẩm Á đã bước đầu có những biểu hiện theo hướng cụ thể hóa, cá thể hóa của bút pháp tả chân trong tiểu thuyết của phương Tây. Nhân vật có thể được miêu tả một cách kỹ càng từ chân dung
ngoại hình cho đến suy tư thầm kín bên trong, từ hành trạng cho đến quá
trình phát triển tâm lý, từ quan hệ này đến quan hệ khác.
Bên cạnh hình tượng nhân vật nữ còn có hình tượng nhân vật vật nam. Nhưng khi xây dựng hình tượng nhân vật nam, Từ Chẩm Á thường ít chú
trọng đến miêu tả ngoại hình hơn so với nhân vật nữ: “Mộng Hà lúc nhỏ, mặt mày đẹp đẽ, tư chất thông minh, cắp sách theo anh, lui tới cửa thầy, bé đã nổi
tiếng là thần đồng, lớn lại nức danh là tài tử”.[3; 12]. Hay “lại có một người
cũng ở đây đồng học với công tử nhà ta, vốn nhà thanh bần, họ Thẩm, tên là Giát Phu, là cháu gọi phu nhân bằng cô, cùng đồng niên với công tử; cứ nghe
thầy giáo nói thì tài học của người ấy có phần giỏi hơn công tử nhà ta”. [6; 8]. Từ đó, có thể thấy, Từ Chẩm Á đặc biệt ưu ái khi khắc họa tính cách, số phận