Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thông qua thư từ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp - Sự gặp gỡ Đông Tây " potx (Trang 45 - 50)

Từ Chẩm Á đã phát hiện thế giới nội tâm của nhân vật bằng những bức thư

tâm tình. Như chúng ta đã biết, thư là một hình thức tự sự mang tính cá nhân. Thông thường một bức thư được viết thể hiện những tâm trạng, suy nghĩ của người viết và chỉ gửi cho một đốitượng nhất định, có quan hệ mật thiết đối

với chủ thể bức thư mà thôi. Vì vậy, thư từ mà một phương tiện rất giá trị để

nhân vật tự bộc lộ mình rõ rất trong những nỗi niềm riềng tư sâu kín nhất.

Trong tiểu thuyết Ngọc lê hồn và Tuyết hồng lệ sử do tính chất mối quan hệ

giữa Mộng Hà và Lê Nương nên hai người không thể gặp mặt nhau. Mỗi lần Lê Nương đến phòng Mộng Hà đều phải lựa lúc Mộng Hà đi vắng và phải trao đổi tâm tình qua những bức thư được chuyển bởi cậu bé Bằng Lang.

Những bức thư là lời tâm tình mà hai người không thể bày tỏ trực tiếp với đối phương. Thông qua bức thư những suy tư, lo lắng, nhớ mong được thể hiện

rất rõ nét. Đó là niềm vui sướng khi tìm được người tri kỷ, đồng cảm với

nhau. Là những lời tâm sự của những người trẻ tuổi không để vượt qua những ranh giới đạo đức mà đến với nhau:

“Đọc thơ lời lẽ ân cần, hình như muốn nín nhịn không xong; Lê Nương dầu

ngu, lẽ nào không biết cảm. Thế nhưng nghĩ lại thì tơ duyên đã lỗi, lửa tình

đã nguội,âu đành cam phận mà thôi. Song the vò võ một mình, ngồi mà nhớ

lại hồi trẻ ngày xưa, hăm tư trận gió hoa rụng hết rồi; trăm sáu thiều quang, xuân đâu còn nữa. Gương trót vỡ chắp làm sao được, trâm đã lìa nối có liền đâu! Lòng này đã như nước giếng thơi, can chi còn gây gợn phong ba để tự

mở lấy đường chìm đắm; tấm thân bạc mệnh, thực không còn muốn để lụy cho người quân tử làm gì. “[4; 33].

Qua những lời lẽ trong bức thư, Lê Nương đã thể hiện những suy nghĩ của

nàng. Nàng biết được tình cảm sâu sắc Mộng Hà dành cho mình, nhưng vì

đạo đức, vì lễ giáo, vì danh tiết màLê Nương vẫn một mực khước từ. Nàng thấy mình đã trở thành góa phụ thì tình duyên cũng đã đứt. Nếu mà cứ vương

vấn tơ tình với Mộng Hà thì sẽ làm ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp của

chàng, vậy há chảng phải là hại chàng sao? Những lời tâm tình này nếu

không nhờ những bức thư để bày tỏ có lẽ sẽ khó chân thực, sâu sắc được đến

vậy.

Đặc biệt, khi những những bức thư trao đổi giữa Mộng Hà và Lê Nương ngày

càng nhiều, tình cảm giữa hai người càng sâu nặng, đồng nghĩa với những

mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật càng cao. Nhân vật lúc này bị mâu thuẫn

giữa nhu cầu hạnh phúc cá nhân và lễ giáo phong kiến. Bởi, một mặt nhân vật

không chịu từ bỏ tình cảm, nhất quyết chung tình nhưng một mặt lại không dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, những định kiến xã hội mà đến với

nhau. Và những mâu thuẫn này cũng được miêu tả lên đến đỉnh điểm khi Lê

một tờ giấy viết: “… Xưa nay sắc tức là không chắc gì trước mắt; thảng hoặc

tình còn chưa hết, xin hẹn kiếp sau” [4; 125]. Sau đó, khi nhận được huyết thư trả lời của Mộng Hà, mặc dù tim gan đau nhói nhưng Lê Ảnh vẫn phải

quyết định chết để Mộng Hà quên hẳn nàng mà dành tình cảm cho Quân

Thiếu: “Nghĩ bụng dễ thường không chết không xong, chết thì cũng không làm gì. Nghĩ là mắc vào lưới tình mà không biết tìm đường thoát ra, ngã xuống bể ái mà không biết mệt sức mà bơi lên, thì khác gì chui vào áo quan mà cầu sống sao được?”. [4; 127].

Về phần Mộng Hà, tâm lý chàng có sự vận động dữ dội trong mỗi bức thư. Ban đầu Mộng Hà còn thề nếu kiếp này không lấy được Lê Nương cũng sẽ

không kết hôn với ai cho đến trọn đời: “Không những rằng trong nữ giới đời này đã mấy người được như mợ, nhưng nếu có nữa, tôi cũng không chung

tình với ai nữa. Nếu không được mợ thì tôi cũng xin thôi cái sự nhân duyên một đời. Sống đã vô duyên, thà chết đi cho xong, để kết cái duyên kiếp sau

vậy”. [4; 45]. Vậy mà, khi Lê Ảnh ốm nặng, chàng lại tự trách mình: “Lời thề

bên tai là một cái bùa dáng mệnh. Giá tôi không có tờ trước thì mợ cũng chưa đến nỗi ốm”. [4; 50]. Mà sau đó, Mộng Hà cũng đành chấp nhận cưới Quân

Thiếu theo ý của Lê Ảnh: “Than ôi! Lê Ảnh ơi! bây giờ tôi xin vâng rồi, tôi

vẫn thường nói rằng: người ta không bằng bù-dìn. Từ nay trở đi, tôi xin bù- dìn, muốn dắt vào đâu, muốn làm thế nào, bảo sống, bảo chết, bảo đi ngược,

bảo xuống xuôi, tôi xin nhường quyền cho mợ hết cả”. [4; 61]. Nhưng dù đồng ý kết hôn với Quân Thiếu,vậy mà, khi Lê Ảnh gửi trả tập thơ để đoạn

ân tình, Mộng Hà vẫn không chấp nhận và sau đó lại còn viết thư cho Lê Nương bằng những lời hờn dỗi, oán trách: “Tôi không phải là cây gỗ, không

phải là hòn đá, há chẳng biết mợ vì một người tri kỷ mà đến nỗi nát ruột tan

gan, hết lòng hết sức đến thế là cùng. Mợ không yêu tôi thì còn yêu ai nữa?

Mợ không thương tôi thì còn thương ai nữa? Mợ muốn tuyệt tôi, thế là mợ

muốn giết chết tôi, mợ nỡ giết chết tôi ư?”. [3; 125].

Với hình thức đối thoại qua thư, những diễn biến, trạng thái tâm lý của nhân

vật được thể hiện hết sức tự nhiên và sinh động. Người đọc có thể khám phá chiều sâu con người bên trong của nhân vật, từ đó thấy được bản chất, thế

giới tâm hồn, trí tuệ và những diễn biến tâm lý mà nhân vật không biểu lộ ra ngoài. Đặc biệt, sự tương tác qua lại giữa những bức thư đã góp phần thúc đẩy tâm lý nhân vật vận động và phát triển. Bởi, thông qua những bức thư,

những suy nghĩ của nhân vật này sẽ tác động đến tâm lý nhân vật kia không

dứt, khiến cho mỗi nhân vật phải luôn suy nghĩ và dằn vặt. Vì vậy, có thể

thấy rằng, nếu trong tiểu thuyết truyền thống, đặc biệt là tiểu thuyết tài tử giai

nhân các sự kiện, mâu thuẫn bên ngoài thúc đẩy hành động của nhân vật thì trong tiểu thuyết của Từ Chẩm Á những suy nghĩ, mâu thuẫn bên trong giữa

các nhân vật được thể hiện trong thư đã thúc đẩy quá trình phát triển tâm lý

của các nhân vật đó.

Và chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng, miêu tả tâm lý qua thư là

cũng một hình thức mà Từ Chẩm Á đã tiếp thu từ tiểu thuyết Trà hoa nữ của nhà văn Pháp Alexandre Dumas. Trong Trà hoa nữ, nhà văn Dumas cũng

thông qua những bức thư để đi sâu vào những suy nghĩ của hai nhân vật

Marguerite và Duval. Chúng ta có thể thấy, trong mỗi bức thư những diễn

biễn tâm lý Duval lại hiện lên khác nhau, lúc thì: “Vĩnh biệt Marguerite yêu dấu, anh không đủ giàu để yêu em, như anh mơ ước, và cũng chẳng phải

nghèo để yêu theo ý muốn của em. Vậy ta hãy quên nhau đi, em hãy quên một cái tên hầu như xa lạ, còn anh, quên một hạnh phúc đã trở nên vô vọng.” [11; 159]. Nhưng chỉ ngay sau đó lại: “Có người ăn năn về lá thư đã viết hôm

qua. Ngày mai sẽ ra đi nếu không được em tha thứ, người ấy muốn biết bao

giờ thì anh ta có thể phủ phục dưới chân em mà sám hối.” [11; 170]. Những

suy nghĩ của nhân vật Duval không bao giờ nhất quán mà qua mỗi bức thư,

tình cảm của chàng cũng thay phiên nhau bộc tả: lúc yêu thương, lúc giận

dỗi, khi lại xa lạ, trách móc,…giống như tâm trạng của nhân vật Mộng Hà trong mỗi bức thư gửi cho Lê Nương.

Bên cạnh đó, có lẽ Từ Chẩm Á cũng chịu ảnh hưởng về nghệ thuật miêu tả

tâm lý nhân vật qua thư từ Nỗi đau của chàng Werther, tiểu thuyết theo thể thư tín của đại thi hào người Đức Johann Wolfgang von Goethe. Đây là cuốn

tiểu thuyết vừa ra đời đã gây nên tiếng vang chấn động trên văn đàn cũng như

trong lòng xã hội Đức. Thông qua những bức gửi cho người bạn Winhelm,

Werther kể cho người bạn của mình những cảm xúc đầu tiên từ khi chàng đến

một vùng quê:

“Ngày 4 tháng 5 năm 1771

Thật vui sướng biết bao khi tôi đã đi rồi! Bạn quý ơi, có nghĩa chi đâu trái tim

của con người! Phải từ giã bạn ra đi, từ giã người tôi yêu thương vô hạn, từ

giã người tôi không thể tách rời, thế mà lòng tôi lại sướng vui! Tôi biết bạn sẽ lượng thứ cho tôi. Nhưng còn những mối tình giao du khác của tôi thì phải chăng định mệnh đã cố tình run rủi, khiến cho một trái tim như trái tim tôi

Sau đó là câu chuyện tình đầy lãng mạn của chàng và nàng Lothea, con gái một viên pháp quan ở vùng quê đó:

“Tôi không sao cưỡng lại được lòng mình, và đã phải lên ngựa đến thăm

nàng. Tôi vừa về nhà đấy, Winhelm ạ, tôi sẽ ăn bánh mì thay cho bữa tối và viết tiếp cho bạn. Ôi chao! Thật là diễm phúc cho tâm hồn khi tôi được ngắm

nàng giữa tám đứa em trai và gái; linh lợi và dễ thương biết bao, đương xúm

xít quanh nàng!” [17;43].

Những lời lẽ mà chàng Wether viết trong thư cho người bạn Winhelm chính

là những diễn biến, sự kiện trong cuộc sống cũng như trong tâm lý của chàng. Nhờ hình thức miêu tả tâm lý khéo léo, chân thực, Nỗi đau của chàng

Werther đã làm vơi đi nỗi u uất, khiến cho thanh niên Đức đương thời như

trút bỏ được sự sầu khổ tích tụ trong lòng và từng được bình chọn là một

trong một trăm cuốn sách có sức ảnh hưởng khắp thế giới. Vì vậy, có lẽ khi

sáng tác Tuyết hồng lệ sử, Từ Chẩm Á phần nào cũng chịu ảnh hưởng từ phương pháp sáng tác này của Goethe.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN " Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp - Sự gặp gỡ Đông Tây " potx (Trang 45 - 50)