khẩu của công ty thương mại
Các yếu tố do chính sách nhà nước
trường kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động và hướng các kế hoạch kinh tế theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô. Chính sách kinh tế vi mô của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ thể hiện sự định hướng của nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế.
Các chính sách của nhà nước như chính sách thuế, chính sách lãi suất tiền tệ, chính sách giá cả…sẽ tác động trực tiếp tới chiến lược kinh doanh của công ty. Vì vậy các nhà quản lý cần quan tâm trực tiếp tới các nhân tố này để có quyết định tới xu hướng hoạt động, xây dựng chiến lược phù hợp với tình hình công ty cũng như tình hình xã hội.
Với chính sách thuế: Thuế là một phần chi phí trong doanh nghiệp. Vì vậy chính sách thuế, mức thuế suất thấp hay cao sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận- nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Với chính sách lãi xuất: lãi suất ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh. Thông thường để hoạt động kinh doanh nguồn vốn của doanh nghiệp gồm có vốn đi vay từ bên ngoài và phải trả lợi tuất cho các khoản vay, đó là chi phí vốn vay. Với lợi tuất vay vốn, doanh nghiệp tính đó vào chi phí, do đó nếu lãi suất tăng thì lợi tức vay vốn tăng dẫn tới chi phí tăng và ngược lại.
Chính sách về ổn định tỷ giá hối đoái: hoạt động nhập khẩu sẽ sử dụng thanh toán tiền bằng các đồng tiền ngoại tệ, vì vậy chính sách của ngân hàng nhà nước về ổn định tỷ giá đồng ngoại tệ sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá đồng ngoại tệ. Ví dụ như tỷ giá VNĐ/USD tăng tức là đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ khiến cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn, làm trực tiếp ảnh hướng tới giá mua hàng hóa, chi phí kinh doanh sẽ tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2011-2013, Chính Phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp để kích cầu, nhằm đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Hỗ trợ công ty tiếp cận được vốn vay với lãi suất thấp, giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh hàng nhập khẩu của các công ty.
sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: các chương trình miễn, giảm và giãn thuế, bảo lãnh cho các DN vay vốn tại các NH thương mại. Cụ thể: từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 đến ngày 30 tháng 12 năm 2013 giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kế hoạch từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 đánh thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm từ 25% xuống còn 22 % đối với mọi doanh nghiệp. Ngoài ra: Chính phủ thực hiện miễn, giảm, giãn một số loại thuế, và kéo dài thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu, ước tính có khoảng 28.000 tỷ đồng để kích cầu nhờ thực hiện chính sách giảm thuế. Điều đó làm giảm gánh nặng nộp thuế cho công ty. Tạo thuận lợi cho công ty mở rộng đầu tư kinh doanh. Tác động thuận lợi giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2011 đến 2013 ở mức độ thấp theo đà giảm do hậu quả của khủng hoảng kinh tế năm 2008, mức tăng trưởng kinh tế của nước ta 2011 là 5.89%, năm 2012 tăng 5.25%, năm 2013 là 5.42 %. Kinh tế tăng trưởng chậm đã ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh doanh của công ty. Ảnh hưởng bất lợi tới nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2013 không ổn định, mức tăng cao là 18,58% năm 2011. Tỷ lệ lạm phát cao làm tăng mức độ rủi ro trong đầu tư cho Công ty dẫn tới khó khăn cho phát triển mở rộng quy mô kinh doanh. Tác động bất lợi hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty.
Tỷ giá hối đoái: Năm 2011, NHNN liên tục phải điều chỉnh tăng tỷ giá để đến cuối năm 2011, tỷ giá tăng 10,01% so với cùng kỳ năm 2010 và đứng ở mức 20.828 VND/USD.
11/02/2011, thực hiện nghị quyết 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011, NHNN đã có quyết định điều chỉnh tỷ giá chính thức . NHNN đã tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sử vào tháng 02/2011, nâng tỷ giá chính thức từ 18.932
VNĐ/USD lên 20.693 VNĐ/USD. Tỷ giá trên thị trường tự do thời gian đó đã lên 22.100 VNĐ/USD, đến tháng 07/2011 là 22.500 VNĐ/USD.
Tỷ giá VNĐ/ USD tăng cao đã tác động làm chi phí nhập hàng của công ty gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh tại công ty. Do tỷ giá tăng tức là đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ, khiến cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn vì phải bỏ ra nhiều nội tệ hơn để mua cùng một lượng hàng hóa. Tác động bất lợi tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu.
Môi trường hợp tác và hội nhập kinh tế toàn cầu
Xu thế hợp tác và hội nhập là xu thế khách quan đối với tất cả các nước trong điều kiện hiện nay. Vì vậy, chủ động hội nhập và hội nhập có hiệu quả là một thời cơ và cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu thì môi trường hợp tác và hội nhập kinh tế có một tác động vô cùng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu được hàng hóa tốt nhất với chi phí thấp nhất giúp quá trình kinh doanh hiệu quả hơn. Ngược lại với môi trường kinh doanh quốc tế có nhiều cản trở sẽ làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm được nguồn hàng hóa tốt, làm tăng chi phí đầu vào và ảnh hưởng tới kinh doanh của doanh nghiệp.
Khách hàng:
Khách hàng là đối tượng các doanh nghiệp phục vụ và là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Các nhân tố như phong tục tập quán, tôn giáo, các định chế xã hội tác động tới thói quen tiêu dùng của các khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành kinh doanh cần tìm hiểu rõ môi trường văn hóa của thị trường tiến hành kinh doanh để có các kế hoạch chiến lược kinh doanh phù hợp.
Doanh nghiệp cũng cần phải thường xuyên theo dõi, chăm sóc khách hàng, dự báo về các thay đổi về nhu cầu của khách hàng để có phương án
kinh doanh thích hợp.
Dịch vụ du lịch phát triển.
Đất nước Việt Nam nổi tiếng về các danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam thì chất phát hiền lành dễ mến. Việt Nam với cảnh đẹp, với con người mến khách, với nền văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc đã trở thành điểm đến tham quan du lịch yêu thích của du khách thập phương. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ là đơn vị cung cấp thực phẩm chế biến các món ăn nước ngoài nên kết quả kinh doanh của công ty sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh du lịch của đất nước. Giai đoạn 2011- 2013, theo thống kê của tổng cục Du Lịch Việt Nam, dịch vụ du lịch tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ: năm 2011 đất nước ta đón 4.85 triệu lượt du khách tới tham quan du lịch, năm 2012 số lượt này đã tăng lên 14% là 6.8 triệu lượt khách, năm 2013 tăng lên 10.6% là 7.6 triệu lượt khách. Đây là tiền đề rất lớn để công ty phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ.
Yếu tố về kỹ thuật công nghệ thông tin.
Ngày nay khi mà yếu tố về kỹ thuật công nghệ và thông tin đang trở thành lực lượng sản suất trực tiếp đối với doanh nghiệp, hàm lượng tri thức có khuynh hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá thành sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ có điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2011 – 2013, đặc biệt là từ năm 2012, cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, phương thức bán hàng online, quảng cáo online được phát triển mạnh mẽ.
Công nghệ thông tin phát triển, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin về sản phẩm của Công ty, đồng thời chi phí cho quảng cáo
qua Internet có chi phí thấp hơn các hình thức truyền thống khác. Công ty giảm chi phí kinh doanh. Giúp thuận lợi cho nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty.
Phương thức bán hàng online phát triển, công ty có thêm một kênh bán hàng bên cạnh kênh đại lý …Thúc đẩy phát triển kinh doanh. Thuận lợi cho nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty.
Thông tin: để ra một quyết định đúng, nhà quản trị cần thu thập và xử lý các thông tin cần thiết. Muốn người lao động nắm được mục tiêu hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như những công việc họ phải thực hiện, thì họ phải có được sự truyền đạt thông tin. Nắm rõ thông tin nhân viên sẽ nắm được tiến độ thực hiện, những khó khăn đang cản trở tiến độ thực hiện công việc và giải quyết kịp thời. Nhà quản trị phải thu thập và phân tích thông tin, lắng nghe những phản hồi của nhân viên. Điều này cho thấy thông tin đóng vai trò trong quản trị. Không có thông tin, nhà quản trị sẽ không thể điều hành được tổ chức.
Về đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh: là công ty hay tổ chức khác mà doanh nghiệp phải cạnh tranh để dành lấy khách hàng và nguồn lực cần thiết từ môi trường bên ngoài.
Các đối thủ cạnh tranh có thể xuất hiện trong ngành hoặc ngoài ngành. Đối thủ cạnh tranh trong ngành của công ty là đơn vị cung cấp hàng hóa sản phẩm dịch vụ tương đồng với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đó. Các đối thủ cạnh tranh ngoài ngành sẽ chỉ cạnh tranh ở thị trường đầu vào. Để hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình, công ty cần phân tích các đổi thủ cạnh tranh và cần xem xét đánh giá thông tin từ nhiều nguồn để nắm chắc các đổi thủ cạnh tranh và các điểm yếu của họ và có các hành động phù hợp.
Cạnh tranh là một tất yếu trong xu thế hiện nay nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các
đối thủ cạnh tranh thì khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng khó khăn hơn, song nó cũng tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo động lực để phát triển. Bởi vì để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải hoàn thiện mình, giảm bớt các khó khăn, tận dụng các yếu tố thuận lợi và tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới.
Nhà cung cấp:
Nhà cung cấp ổn định, sản xuất tốt, chế độ chính sách bán hàng tốt sẽ tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của công ty thương mại. Ngược lại nhà cung cấp sản xuất không ổn định, chất lượng sản phẩm kém sẽ làm giảm uy tín của công ty phân phối các sản phẩm này. Vì vậy việc lựa chọn đánh giá uy tín của nhà cung cấp là vô cùng quan trọng. Khi lựa chọn nhà cung cấp ngoài lựa chọn theo giá sản phẩm còn cần quan tâm tới uy tín của các nhà cung cấp để có quyết định kinh doanh phù hợp.