Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ (Trang 67 - 82)

- Có phương hướng đầu tư và phát triển con người Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và lòng nhiệt huyết với nghề.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ

TNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ

Nhóm giải pháp nhằm tăng kết quả kinh doanh, giảm chi phí. Giải pháp1: Đào tạo cán bộ quản lý cao cấp của công ty:

Cơ sở lý luận của giải pháp: như đã phân tích ở mục 1.3.1, nguồn nhân lực là vốn quý nhất của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp, là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có các chính sách, chiến lược về nhân sự cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Trong bất kỳ lĩnh vực nào dù là sản xuất hay dịch vụ thì nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu để tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp. Lao động là yếu tố chính để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết của con người, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách liên tục. Do vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết kết hợp và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và có hiệu quả.

Người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty. Lãnh đạo tốt đảm các hoạt động kinh doanh tốt, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ thành công. Muốn vậy lãnh đạo công ty cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao uy tín và quyền lực của mình trong công ty

Nội dung xây dựng giải pháp về đào tạo cán bộ quản lý cao cấp của công ty đến năm 2020:

Công tác chuẩn bị đào tạo của công ty được giao cho phòng hành chính nhân sự của công ty phụ trách.

Công tác nhân sự của công ty phải tiến hành đồng hành cùng với chiến lược hoạt động của công ty. Chiến lược của công ty đến năm 2020 mở rộng quy mô kinh doanh, là thương hiệu hàng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu trên thị trường Việt Nam. Muốn vậy, nhân sự công ty phải có được trình độ cao tương ứng để đáp ứng được hoạt động công ty. Tại công ty hiện tại còn thiếu nhân viên có trình độ cao về quản lý các phòng ban, trưởng chi nhánh và chuyên viên đánh giá phân tích thị trường, quản trị cấp cao.

Hiện tại theo tình hình tại công ty, các trưởng chi nhánh và trưởng phòng đều là các quản lý cấp cao tuổi đời còn rất trẻ (dưới 35 tuổi chiếm 80%), kinh nghiệm quản lý chưa cao nhưng lại có trình độ học vấn cao (100% có trình độ đại học trở lên), (theo báo cáo thống kê của phòng hành chính nhân sự công ty năm 2013), tiếp thu nhanh đã gắn bó với công ty từ khi thành lập tới nay. Vì vậy biện pháp để nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ cấp cao của công ty là tiến hành hỗ trợ các nhân viên đi học tập huấn ngắn hạn ở nước ngoài (10 ngày), kết hợp sự hỗ trợ các nhà cung cấp sản phẩm cho công ty để học tập kinh nghiệm quản lý của đối tác. Như vậy chi phí thực hiện giải pháp này gồm kinh phí đi lại, ăn ở của nhân viên trong thời gian tập huấn, không mất kinh phí đào tạo do đối tác công ty tài trợ. Số nhân viên nhận tập huấn gồm 7 cán bộ: 2 trưởng phòng chi nhánh, trưởng phòng Marketing, trưởng phòng mua hàng, trưởng phòng phân tích thị trường, giám đốc, phó giám đốc. Tổng kinh phí để thực hiện: chi phí đi lại 10 triệu đồng ×7 cán bộ + 7 nhân viên × 10 ngày ×8 triệu đồng chi phí ăn ở 1 người = 560 triệu đồng.

Thời gian thực hiện tiến hành trong 2 năm. Trước khi nhận tập huấn, các cán bộ cần có biểu hiện xuất sắc trong công việc, đánh giá nhân viên có ý chí tiến thủ học tập, có ý định và cam kết làm việc lâu dài cùng công ty. Sau đợt tập huấn các nhân viên cần có sự báo cáo, tự đánh giá quá trình tập huấn, có các tiến bộ trong công tác.

Ý nghĩa của giải pháp:

+ Đào tạo đội ngũ quản lý có trình độ cao với chi phí tiết kiệm nhất cho công ty. Các lãnh đạo tài giỏi sẽ giúp quá trình hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thành công.

+ Đào tạo ràng buộc các nhân viên cao cấp gắn bó tâm huyết với công ty hơn.

Giải pháp 2: Đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên kinh doanh.

Nhân viên kinh doanh tại công ty trình độ ngoại ngữ còn chưa cao. Đặc điểm của công ty là kinh doanh hàng nhập khẩu, đối tượng khách hàng tiếp xúc để bán hàng là các đầu bếp người nước ngoài, nếu không có vốn ngoại ngữ để giao tiếp trao đổi nhân viên sẽ không thể hoàn thành được công việc của mình. Doanh số công ty vì vậy mà giảm sút, năng suất lao động giảm, sẽ ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh hàng nhập khẩu của công ty. Vì vậy chính sách của công ty nên tiến hành đào tạo các lớp giao tiếp ngoại ngữ cơ bản cho toàn bộ nhân viên đặc biệt là nhân viên kinh doanh.

Phòng hành chính nhân sự sẽ thực hiện công tác chuẩn bị đào tạo. Mở các buổi tập huấn định kỳ: hỗ trợ người lao động học ngoại ngữ. Cụ thể chương trình: mở các lớp học cho nhân viên định kỳ theo quý, thời gian 8h, kinh phí thực hiện mỗi buổi :hỗ trợ lương nhân viên tham gia học tập: 100 nghìn đồng/1 người×144 nhân viên và chi phí liên hoan 100 nghìn đồng/1 người× 144 nhân viên, mời cán bộ tiếng Anh: 2 người× 6 triệu đồng. Tổng chi phí 40,8 triệu đồng× 4 quý = 122,2 triệu đồng/năm. Tăng lương cho nhân viên nếu đáp ứng được các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ.

+ Đưa tiêu chí về trình độ ngoại ngữ của nhân viên vào bảng đánh giá làm việc để xét lương thưởng cho nhân viên theo tháng, quý, năm.

Ý nghĩa của giải pháp:

+ Nâng cao trình độ cho người lao động đáp ứng được yêu cầu của công ty, hạn chế việc thay đổi nhân sự công ty.

+ Qua các buổi giao lưu học tập, nhân viên trong công ty hòa đồng và tạo môi trường công ty thân thiện và thoái mái hơn để người lao động phát huy hết khả năng của bản thân cống hiến cho công ty.

Giải pháp 3: Tạo ra cơ chế động viên, sức ép trong lãnh đạo để đạt hiệu quả quản trị.

Sử dụng tiêu chuẩn đánh giá công việc làm sức ép. Về đánh gia năng lực của nhân viên :hàng tháng, hàng quý bộ phận nhân sự của công ty cần có bản đánh giá hoàn thành công việc của từng nhân viên do bản thân cá nhận tự đánh giá và có sự đánh giá chéo giữa các bộ phận, tùy từng bộ phận có các tiêu chí khác nhau, trong đó tiêu chí về trình độ ngoại ngữ của nhân viên cũng được đưa vào đánh giá. Dựa vào bản đánh giá này, công ty có chính sách thưởng và tăng lương cho nhân viên theo tháng và theo quý và theo năm. Nếu liên tục 1 quý không đạt chỉ tiêu tối thiểu sẽ bị phê bình, 2 quý liên tục không đạt chỉ tiêu tối thiểu sẽ bị kết thúc hợp đồng cho nghỉ việc.

+ Chế độ chính sách đãi ngộ: Đối với các cá nhân có trình độ, tâm huyết với công ty, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của công ty cần có các chế độ thăng tiến đãi ngộ bằng chính sách lương thưởng hợp lý và xứng đáng. Làm tốt vấn đề nhân lực công ty sẽ góp phần lớn nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Ý nghĩa của giải pháp:

+ Là một hình thức để quản lý kiểm tra hiệu quả làm việc của nhân viên theo định kỳ. Đào thải các cá nhân lười biếng, hiệu quả lao động thấp làm ảnh hưởng chung tới toàn công ty.

viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhóm giải pháp

Giải pháp 4: Hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn của công ty, huy động vốn để kinh doanh.

Cơ sở lý luận của giải pháp: năng lực tài chính ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty như đã phân tích tại mục 1.3.1. Nhà quản lý nắm rõ được tình hình tài chính công ty cũng như có các biện pháp quản lý tài chính tốt sẽ tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty.

Cơ sở thực tế: định hướng của công ty TNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ tới năm 2020: quy mô công ty mở rộng, công ty sẽ phát triển cả theo chiều rộng và chiều sâu. Như vậy công ty cần có tài chính mạnh mẽ cũng như được sử dụng hợp lý tránh tình trạng thiếu vốn kinh doanh sẽ do khả năng tích lũy vốn không đủ, vốn bị chiếm dụng. Đặt ra công ty cần có kế hoạch tài chính thích hợp.

Nội dung của giải pháp:

Phòng kế toán tài chính thực hiện các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho doanh nghiệp.

Phòng kế toán tài chính luôn có báo cáo tài chính theo định kỳ và các trường hợp phát sinh kịp thời để giám đốc có các phương án kinh doanh phù hợp.

Một số biện pháp thực hiện để quản lý tốt nguồn tài chính của công ty TNHH Thực Phẩm trong thời gian tới:

+ Hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn, sử dụng vốn có hiệu quả. Đẩy mạnh thu hồi vốn, tăng vòng quay vốn lưu động. Áp dụng các chính sách chiết khẩu khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm sẽ giúp công ty giảm nguy cơ phát sinh các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Theo bảng báo cáo tài chính của công ty về kinh doanh hàng nhập khẩu( bảng 2.2), tác giả nhận thấy

tài sản ngắn hạn của công ty liên tục tăng trong đó các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng lên. Công ty cần có các biện pháp giảm các khoản thu này. Cụ thể cần thực hiện:

Thứ nhất: Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản thu thường của khách hàng, thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện thu công nợ của khách hàng.

Thứ 2: Trong hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng cần có quy định rõ ràng chặt chẽ về thời hạn thanh toán tiền hàng, phương thức thanh toán, hạn mức thanh toán. Có các quy định về trách nhiệm của khách hàng trong việc thanh toán công nợ cho công ty, nếu khách hàng thanh toán không đúng thời hạn đã thỏa thuận sẽ phải trả lãi suất( theo lãi suất ngân hàng hiện tại) cho tổng số tiền thanh toán quá hạn.

Thứ 3: Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng loại nợ để có hướng xử lý nợ, có thể dùng cách xóa một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu tòa án kinh tế can thiệp.

Thứ 4: khuyến khích lương thưởng cho các nhân viên kế toán công nợ khi thu được nợ của khách hàng đúng hạn.

Huy động nguồn vốn tự có của doanh nghiệp:

Huy động nguồn vốn bằng việc phát hành tín phiếu nội bộ, huy động vốn nhàn rỗi của nhân viên với mức lãi suất hợp lý. Chủ trương để các nhân viên chung tay giúp sức góp vốn cho công ty. Như vậy nhân viên sẽ làm việc có trách nhiệm hơn, có ý thức trách nhiệm cao hơn.

Tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của các ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Công ty có kế hoạch tiến hành cổ phần công ty vào năm 2018 để huy động vốn và mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty. Đối tượng hướng tới tham gia vào góp vốn cổ phần là nhân viên công ty, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

mua tại chi nhánh sẽ giảm được chi phí vận chuyển hàng hóa từ công ty tổng tới các chi nhánh, đảm bảo chất lượng của sản phẩm do quá trình vận chuyển ít, hàng hóa ít bị va đập và hỏng, giảm chi phí hàng tồn kho, giảm đọng vốn khi kinh doanh.

Ý nghĩa của giải pháp:

+ Quản lý hiệu quả nguồn vốn kinh doanh cũng chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Đảm bảo vốn kinh doanh không bị chiếm dụng, chu trình quay vòng vốn ngắn mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

+ Huy động vốn để mở rộng kinh doanh từ các nguồn vốn có chi phí trả lại thấp, giảm chi phí kinh doanh.

Giải pháp 5: Thành lập phòng kiểm soát nội bộ công ty.

Cơ sở lý luận: Cơ cấu tổ chức là một phương tiện giúp công ty đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra. Phương tiện đi tới mục đích có thể thay đổi tùy thuộc vào những điều kiện nhất định. Vì vậy tái cơ cấu tổ chức là hoạt động tất yếu cần xảy ra trong quá trình quản lý. Tái cơ cấu tổ chức là quá trình lựa chọn triển khai một cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược và những điều kiện môi trường. Như vậy thiết kế cơ cấu tổ chức có thể là một quá trình xây dựng một cơ cấu tổ chức mới hoặc hoàn thiện cơ cấu tổ chức hiện tại. Cơ sở thực tiễn: trong cơ cấu tổ chức của công ty như phân tích ở chương 2, chưa có phòng kiểm soát nội bộ. Như vậy quản lý công ty cần thiết kế một cơ cấu tổ chức mới để phù hợp với hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới.

Sự cần thiết phải thành lập phòng kiểm soát nội bộ công ty:

+ Phải có kiểm soát tốt thì công ty mới có thể giúp quá trình hoạt động theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường. Hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty sẽ chắc chắn xảy ra nhiều sai sót hơn nếu không được kiểm soát.

Kiểm soát không những có ý nghĩa giữ cho tổ chức hoạt động theo đúng định hướng mà còn dự kiến các sự kiện có thể xảy ra.

+ Kiểm soát giúp đảm bảo thực thi quyền lực của nhà quản lý. Nhờ chức năng này, các nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức. Trong quá trình quản lý, ủy quyền cho cấp dưới là một vấn đề quan trọng và luôn làm cho các nhà quản lý lo lắng.Nếu xây dựng được hệ thống kiểm soát có hiệu quả thì việc ủy quyền sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.

+ Kiểm soát là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong quả lý. Kiểm soát sẽ giúp thẩm định đúng sai của đường lối chiến lược, kế hoạch chương trình và dự án, tính tối ưu của cơ cấu tổ chức quản lý, tính phù hợp của các phương pháp mà cán bộ quản lý đã và đang thực hiện để đưa công ty tới mục tiêu đã định.

+ Kiểm soát đảm bảo các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao và chi phí thấp.

+ Kiểm soát sẽ giúp khẳng định những giá trị nào sẽ quyết định sự thành công của tổ chức.

Nội dung: công tác thành lập phòng kiểm soát công ty do lãnh đạo công ty quyết định phân bổ, phòng hành chính nhân sự công ty thi hành.

Thành lập phòng kiểm soát nội bộ công ty thành một bộ phận hoạt động riêng biệt. Vấn đề này vô cùng cần thiết và quan trọng vì tình hình hiện tại của công ty chưa có phòng này và hoạt động kiểm soát tại công ty còn vô cùng yếu kém. Chức năng nhiệm vụ của phòng kiểm soát nội bộ:

Xây dựng các tiêu chí về nội dung kiểm soát kiểm tra các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Phòng kiểm soát nội bộ sẽ hoạt động độc lập, đánh giá kiểm tra các phòng ban và có trách nhiệm với kết quả kiểm tra của mình.

Ý nghĩa của giải pháp:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ (Trang 67 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w