Cơ cấu tổ chức hoạt động của công tyTNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ Giám đốc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ (Trang 41)

X 100% Tổng tài sản

HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THỊT ĐỎ

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động của công tyTNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ Giám đốc

Giám đốc

Là người đứng đầu Công ty, lãnh đạo và quản lý Công ty về mọi mặt công tác. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành về mọi mặt hoạt động của Công ty.

Giám đốc

Là người đứng đầu Công ty, lãnh đạo và quản lý Công ty về mọi mặt công tác. Bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành về mọi mặt hoạt động của Công ty.

Phó giám đốc

Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật Nhà nước về hiệu quả của các lĩnh vực công tác do giám đốc uỷ nhiệm..

Hình 2.1: Cơ cấu chức hoạt động của công ty

Phòng hành chính-tổ chức

Phòng hành chính - tổ chức có chức năng tham mưu cho Giám đốc về nhân sự, tiền lương, tiền thưởng và chăm lo những sinh hoạt của toàn Công ty.

Phòng tài chính - kế toán

Cũng như các doanh nghiệp khác tồn tại trong cơ chế thị trường, bộ phận tài chính và kế toán luôn được coi là bộ phận khá quan trọng trong việc phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty thực hiện những mục tiêu kinh doanh do doanh nghiệp đặt ra. Phòng kế toán có trách nhiệm tính toán và báo cáo với Giám Đốc để cân đối các khoản thu chi, báo cáo kê khai với cơ quan thuế nhà nước theo tháng, theo quý và theo năm.

Giám Đốc Phó Giám Đốc Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng Phòng Nghiên cứu thị trường Phòng Mua hàng Phòng marketing Phòng kinh doanh và CSKH Phòng giao hàng Phòng hành chính – tổ chức Phòng tài chính kế toán

Phòng kinh doanh

Triển khai các hoạt động bán hàng. Phòng kinh doanh vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty, mang lại doanh số trực tiếp cho công ty. Các công việc của phòng kinh doanh phải thực hiện:

Tìm kiếm và phát triển hệ thống khách hàng.

Cung cấp thông tin cho khách hàng về các sản phẩm, giá sản phẩm. Tiếp nhận các thông tin yêu cầu phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ kết hợp với phòng nghiên cứu thị trường và phòng mua hàng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Phòng marketing

Tổ chức và tiến hành các hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng. Xây dựng các chiến lược, sách lược Marketing của toàn công ty. Tham gia vào quá trình đóng góp ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm để tiếp cận gần nhất nhu cầu của khách hàng.

Phòng giao nhận hàng hóa

Phối hợp với phòng kinh doanh và phòng kế toán để nhận và giao hàng hóa cho khách, thu tiền bán hàng về nộp cho kế toán, vận chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh.

Phòng nghiên cứu thị trường

Điều tra nghiên cứu thị trường: nhu cầu của thị trường về loại hàng hóa nào, số lượng tiêu thụ là bao nhiêu, mùa nào tiêu thụ nhiều, ít…kết hợp với phòng mua hàng để tìm ra sản phẩm cung cấp cho tốt nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty..

Phòng mua hàng

Tìm nguồn hàng, so sánh đánh giá các nhà cung cấp để chọn nhà cung cấp tốt nhất, làm việc cùng nhà cung cấp, đàm phán giá, ký hợp đồng nhập

hàng về cho công ty. Phòng mua hàng kết hợp phòng nghiên cứu thị trường và phòng kinh doanh cùng dựa vào số liệu kinh doanh thực tế để có quyết định nhập hàng hợp lý.

Chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Đà Nẵng

Kinh doanh tại miền Bắc và miền Trung: chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng và chịu sự quản lý của tổng công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty TNHH Thực Phẩm Thịt Đỏ (Trang 41)

w