4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Xu hƣớng lựa chọn chính sác hở Việt Nam sau khủng hoảng 2008
Trong một bài nghiên cứu khác của chúng tôi về tình hình bộ ba bất khả thi ở Việt Nam giai đoạn gần đầy, chúng tôi cũng đã đưa ra những nhận định tương tự. Bằng việc sử dụng bộ ba chỉ số được cung cấp bởi Chinn và Ito để thực hiện tính toán và phân tích, chúng tôi đã chỉ ra rằng: sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Việt Nam có xu hướng gia tăng độc lập tiền tệ, hội nhập tài chính dần dần theo một cơ chế quản lý và từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá. Giờ đây lại có kết luận là gia tăng hội nhập tài chính làm giảm độc lập tiền tệ, vậy bộ đôi mục tiêu này có khả thi
Lý thuyết cổ điển về bộ ba bất khả thi cho rằng các quốc gia phải đối mặt với sự đánh đổi trong việc lựa bộ ba chính sách gồm độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính. Tính tới thời điểm hiện tại chưa có nhiều những bằng chứng thực nghiệm để xác nhận sự đánh đổi này ở Việt Nam. Thách thức của chúng ta khi thực hiện một kiểm định đầy đủ về sự đánh đổi liên quan đến bộ ba bất khả thi đó là lý thuyết cổ điển về bộ ba bất khả thi không thể hiện một mối quan hệ về bản chất nào của các biến trong bộ ba này. Để minh họa cho mối quan hệ này, chúng tôi lưu ý rằng sự thiếu hụt công cụ quản lí thể hiện qua sự gia tăng trong một biến gắn liền với bộ ba bất khả thi, chẳng hạn hội nhập tài chính cao hơn, đổi lại ổn định tỷ giá thấp hơn, hoặc tiền tệ độc lập thấp hơn, hoặc kết hợp cả hai. Theo Chinn và Ito (2008), bản chất của sự đánh đổi này không rõ ràng. Mặt khác, giả sự thực tế nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với sự đánh đổi đó thì chúng ta cần lựa chọn chính sách hay bộ đôi chính sách nào có lợi nhất? Trong một nghiên cứu gần đây của chúng tôi (2011), chúng tôi đã đề xuất phương pháp để đưa ra câu trả lời cho 2 câu hỏi trên dựa theo bộ chỉ số do Chinn và Ito giới thiệu (2008). Để xem xét sự đánh đổi ở Việt Nam, chúng tôi kiểm định rằng tổng bộ ba chỉ số theo một tỷ trọng nào đó luôn bằng 1. Tiếp đó, chúng tôi đã tính toán lại tổng của bộ ba và các cặp kết hợp có thể có theo trọng số vừa ước lượng được để trả lời câu hỏi tiếp theo, nên chọn chính sách hay bộ đôi chính sách nào.
Chúng tôi đã tiến hành kiểm định tính phù hợp của hàm hồi qui tuyến tính:
1 = 𝑎. 𝐸𝑅𝑆 + 𝑏. 𝑀𝐼 + 𝑐. 𝐾𝐴𝑂𝑃𝐸𝑁 + 𝜀 (5)
Trong đó: ERS, MI, KAOPEN là các chỉ số thể hiện mức độ ổn định tỷ giá, độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính; a, b, c là các hệ số mà chúng ta cần ước lượng.
Lý do chúng tôi tiến hành kiểm định này là vì các nhà hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu này nói chung phải chọn được một giá trị bình quân trong tỷ trọng của 3 nhân tố thuộc bộ ba nhất định nhằm đạt được một sự kết hợp tốt nhất của hai trong số ba mục tiêu chính sách. Do đó, nếu mức độ phù hợp của mô hình hồi qui cao, nó sẽ cho thấy một mối tương quan tuyến tính là hoàn hảo đủ để giải thích cho sự đánh đổi về mặt tỷ trọng của các chỉ số. Nói cách khác, nếu mô hình hồi qui là kém phù hợp, sự đánh đổi giữa các chính sách sẽ không đáng kể, điều này hàm ý rằng hoặc các lý thuyết của bộ ba bất khả thi là sai, hoặc mối quan hệ giữa các biến là phi tuyến.
Lý do thứ hai là các hệ số ước lượng trong mô hình hồi quy trên sẽ cho chúng ta một số ước tính gần đúng về tỷ trọng của 3 mục tiêu chính sách ở các quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng các hệ số ước lượng sẽ không thể cung cấp đầy đủ thông tin về tỷ trọng mà các quốc gia thực hiện cho mỗi mục tiêu chính sách là bao nhiêu. Do đó, các nhà hoạch định bằng việc xem xét những dự đoán có được từ việc sử dụng các hệ số hồi qui và các giá trị thực sự của các biến (tức là a MI, b ERS, và c KAOPEN ) sẽ nhận được nhiều thông tin đáng tin cậy hơn.
Thứ ba, bằng cách so sánh các giá trị ước đoán dựa trên mô hình hồi quy, tức là
𝑎 MI + 𝑏 ERS + 𝑐 KAOPEN trong một khoảng thời gian, chúng ta có thể thu được một số kết luận liên quan đến mối liên kết giữa các biến bất khả thi. Nếu tương quan là tuyến tính, các giá trị ước lượng sẽ dao động quanh giá trị 1. Đồng thời với những kết quả hồi quy, chúng tôi có thể tính toán tiếp tổng trọng số của các phương án chính sách khác nhau khi lựa chọn 2 trong 3 của bộ ba bất khả thi
Bảng 4.1: Kết quả hình hồi quy mô hình 𝟏 = 𝒂. 𝑬𝑹𝑺 + 𝒃. 𝑴𝑰 + 𝒄. 𝑲𝑨𝑶𝑷𝑬𝑵 + 𝜺 tại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010
Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t P-value 2
R
ERS 0.7163 0.0852 8.4078 0.0000
0.9684
MI 0.6166 0.1962 3.1428 0.0078
KAOPEN 0.7103 0.3452 2.0578 0.0602
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
Hình 4.1: So sánh các chỉ số ước lượng của Việt Nam trước và sau khủng hoảng
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
Bảng 4.1 trình bày kết quả hồi quy của mô hình cho Việt Nam bao gồm cả giai đoạn sau khủng hoảng 2008. Các hệ số ước lượng được là phù hợp với mức ý nghĩa 5% (10% cho hệ số ước lượng của KAOPEN). 2
R của mô hình lớn 96% thể hiện sự phù hợp của cả mô hình đồng nghĩa với sự đánh đổi thực sự trong bộ ba bất khả thi tại Việt Nam trước và sau khủng hoảng. Tổng 𝑎. 𝐸𝑅𝑆 + 𝑏. 𝑀𝐼 + 𝑐. 𝐾𝐴𝑂𝑃𝐸𝑁 + 𝜀 mà chúng tôi ước lượng được luôn rất gần với hằng số 1 càng minh chứng cho kết luận mà chúng tôi vừa đưa ra.
0.59 0.44 1.68 0.72 0.62 0.71 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 ERS MI KAOPEN
Hình 4.1 trình bày những thay đổi trong các hệ số ước lượng được trước và sau khủng hoảng của Việt Nam (xem thêm kết quả ước lượng trước khủng hoảng trong bài nghiên cứu năm 2011 của chúng tôi). Sự gia tăng đột biến trong giá trị KAOPEN sau khủng hoảng đã làm cho hệ số ước lượng của biến này giảm xuống đáng kể trong khi sự sụt giảm của ERS đã làm hệ số ước lượng tăng lên, cuối cùng là sự gia tăng của hệ số ước lượng cho biến MI. Sự gia tăng của cả MI (xem thêm nghiên cứu 2011 của chúng tôi) lẫn hệ số ước lượng đứng trước MI sẽ làm cho đóng góp của chính sách độc lập tiền tệ tăng cao. Điều này ngụ ý việc lựa chọn chính sách bộ ba bất khả thi trong tương lai của Việt Nam nên xem xét tới yếu tố độc lập tiền tệ.
“Bộ ba” là “bất khả thi”. Liệu chăng “bộ hai” hay “bộ đôi” chính sách kết hợp từ 3 yếu tố của bộ ba sẽ “khả thi”? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần xem xét tổng các bộ đôi chỉ số theo tỷ trọng vừa ước lượng.
Hình 4.2: Tổng 𝒂 MI + 𝒃 ERS + 𝒄 KAOPEN ở Việt Nam
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
Các kết hợp chính sách mà chúng tôi trình bày trong hình 4.2 dường như ủng hộ cho việc lựa chọn độc lập tiền tệ. Xét tại năm 2010 có lẽ Việt Nam nên ưu tiên cho
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Đường y=1 (a)ERS + (b)MI + (c)KAOPEN
(a)ERS + (b)MI (a)ERS + (c)KAOPEN
chính sách độc lập tiền tệ cùng ổn định tỷ giá có nghĩa là việc hội nhập tài chính tạm thời nên được xem xét thêm. Điều này sẽ giúp cho chính phủ thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát hiệu quả hơn. Hơn nữa, sau khủng hoảng toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới đã thận trọng hơn với việc hội nhập tài chính, có lẽ là sẽ hội nhập chậm hơn và có cơ chế quản lý rõ ràng. Điều này cũng đang diễn ra ở Việt Nam bởi lẽ chỉ số KAOPEN sau khi tăng đột biến năm 2008 đã giữ ở mức ổn định trong suốt 2 năm sau khủng hoảng (Xem thêm nghiên cứu năm 2011 của chúng tôi). Tuy nhiên khi xem xét trong dài hạn thì hội nhập tài chính vẫn luôn được ưu tiên. Tại thời điểm 2010, đóng góp của việc lựa chọn 2 kết hợp hội nhập tài chính với ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính với độc lập tiền tệ là như nhau (2 đường biểu diễn trong hình 4.2 cắt nhau) trong khi đóng góp của chính sách kết hợp hội nhập tài chính với độc lập tiền tệ lại đang có xu hướng tăng. Đóng góp của kết hợp độc lập tài chính và ổn định tỷ giá có xu hướng giảm sau năm 2010, do đó có thể dự đoán rằng kết hợp độc lập tiền tệ với ổn định tỷ giá chỉ là tạm thời và sẽ được thay thể bởi kết hợp giữa độc lập tiền tệ với hội nhập tài chính, một kết hợp đảm bảo cả ưu tiên hội nhập tài chính cũng như mục tiêu kiểm soát lạm phát trong các năm về sau.
Tóm lại, bằng việc thực hiện các kiểm định và tính toán trên các chỉ số bộ ba bất khả thi do Chinn – Ito (2008) đề xuất, chúng tôi đã chỉ ra xu hướng lựa chọn chính sách bộ ba bất khả thi ở Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng 2008. Đó là: chính sách lựa chọn ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được đề xuất trước khủng hoảng được thay bằng kết hợp ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ trong hiện tại. Nhưng theo kết quả phân tích của chúng tôi, kết hợp này chỉ mang tính trung gian và sẽ được nhanh chóng thay thế bằng kết hợp giữa hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ, một kết hợp tốt để giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề cơ bản và trọng điểm của giai đoạn sắp tới, bao gồm cả hội nhập tài chính và kiếm chế lạm phát.
Những phân tích trên đã chỉ ra xu hướng chính sách mà Việt Nam có thể lựa chọn trong tương lai. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, phương pháp trên sử dụng chỉ tiêu
hiệu quả của các cặp kết hợp trong bộ ba để lựa chọn. Điều này đồng nghĩa với việc sự tương quan nội bộ giữa hai chỉ số trong kết hợp được lựa chọn đã không được xem xét. Hiệu quả của kết hợp độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính (xu hướng dài hạn cho Việt Nam) sẽ không còn đúng như những gì hình 4.2 trình bày nếu sự gia tăng trong hội nhập tài chính dẫn đến sự gia tăng (tương quan dương) hoặc sụt giảm (tương quan âm) trong độc lập tiền tệ. Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra đặc biệt là đối với các chuỗi dữ liệu kinh tế. Nếu điều đó xảy ra thì chính sách nào cần được lựa chọn và chính phủ Việt Nam có cần can thiệp bằng những công cụ gì khác không? Đó là những vấn đề mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần còn lại của bài.