Hạn chế trong các chỉ số của Aizenman, Chinn, Ito(2008)

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở Việt Nam: lựa chọn hiện tại và hướng đi tương lai (Trang 33 - 36)

3. PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU

3.1.1. Hạn chế trong các chỉ số của Aizenman, Chinn, Ito(2008)

Aizenman (2008) đã tính toán mức độ độc lập tiền tệ bằng cách sử dụng thống kê mô tả của mối quan hệ hằng năm giữa lãi suất hàng tháng của nước đang nghiên cứu và nước cơ sở. Tuy nhiên, các thống kê này không thể loại bỏ tương quan giả mạo mà không kiểm tra tính dừng (the stationary) của từng lãi suất hay tính đồng liên kết (the co-integration) giữa lãi suất quốc gia nghiên cứu và quốc gia cơ sở. Trong trường hợp này, phương pháp tính này không phải luôn luôn phát hiện ra được độ nhạy cảm thật sự của lãi suất quốc gia nghiên cứu so với sự thay đổi trong lãi suất nước ngoài. Thêm vào đó, các số liệu tính toán hàng năm rời rạc có thể làm giảm sự thay đổi trong độ nhạy cảm, ví dụ, trong giai đoạn giữa năm.

Ổn định tỷ giá

Aizenman (2008) đã tính toán mức độ ổn định tỷ giá bằng độ lệch chuẩn hàng

năm của tỷ giá hối đoái hàng tháng giữa quốc gia nghiên cứu và quốc gia cơ sở. Tuy nhiên, mức độ ổn định của tỷ giá hối đoái như tính toán bằng độ lệch chuẩn không phải luôn luôn có liên quan đến chế độ tỷ giá bởi vì ngay cả trong chế độ tỷ giá thả nổi linh hoạt cũng có thể đưa ra các số liệu về độ lệch chuẩn thấp nếu các điều kiện kinh tế đang ổn định, và một chế độ tỷ giá neo cố định cũng có thể tạo ra các số liệu về độ lệch chuẩn lớn trong trường hợp phá giá hay nâng giá (devaluation or revaluation). Điều quan trọng trong bối cảnh của bộ ba bất khả thi không phải là độ lệch chuẩn của sự dịch chuyển tỷ giá hối đoái, mà là sự lựa chọn chế độ tỷ giá nào. Bởi vì mức độ độc lập tiền tệ không bị ảnh hưởng bởi sự dao động của tỷ giá hối đoái, mà là bởi sự can thiệp của chính quyền đối với thị trường hối đoái, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong lượng cung tiền. Do đó, cách tính toán mức độ ổn định của tỷ giá hối đoái nên phản ánh sự lựa chọn chế độ tỷ giá. Đồng thời, phương pháp tính toán các số liệu hàng năm một cách riêng lẻ có thể làm giảm ảnh hưởng của sự thay đổi chế độ tỷ giá vào giữa năm.

Aizenman (2008) sử dụng chỉ số “KAOPEN” được phát triển bởi Chinn và Ito

(2006, 2008) để mô tả độ mở của tài khoản vốn. KAOPEN được tính toán dựa trên các

thông tin của Bảng báo cáo hằng năm về cơ chế tỷ giá và các Hạn chế ngoại hối

AREAER của IMF, các giới hạn bao gồm: sự hiện diện của chế độ đa tỷ giá, giới hạn

trên tài khoản vãng lai và giao dịch tài khoản vốn, và yêu cầu trả lại tiền thu được xuất khẩu.

Câu hỏi đầu tiên đó là liệu rằng KAOPEN phản ánh được những giới hạn và sự tự do trong dòng vốn hay không. Trong bài nghiên cứu của mình, Taguchi (2011) đã sử dụng Thailand - một trong những quốc gia thuộc mẫu nghiên cứu của mình để làm dẫn chứng. Kawai và Takayasu (1999) đã mô tả quá trình tự do tài khoản vốn trước khủng hoảng Châu Á 1997-1998 như sau: Trong thập niên 90, Thailand đã bắt đầu mở rộng độ mở cửa tài chính đối với các dòng vốn từ nước ngoài cũng như các giao dịch về ngoại hối. Thailand đạt mức 8 của Bảng báo cáo chế độ phân loại của IMF (IMF’s Articles of Agreement) vào năm 1990 và nước này cũng đã loại bỏ những giới hạn trao đổi ngoại hối đối với các giao dịch liên quan đến tài khoản vãng lai; từ năm 1991, nước này bắt đầu giảm những giới hạn trao đổi ngoại hối đối với các giao dịch tài khoản vốn, gia tăng các dòng vốn vào xuyên quốc gia từ các định chế tài chính; Cũng trong năm 1993, Thailand đã thiết lập Tổ chức Ngân hàng quốc tế BangKok (BIBF – BangKok International Banking Facility). Kawai và Takayasu (1999) đã trình bày dữ liệu cho dòng vốn thuần của các tài khoản tài chính cá nhân ở Thailand từ 1985-1998, gia tăng từ 5379 triệu Baht trong năm 1985 đến 460,555 triệu Baht trong năm 1996, gấp gần 100 lần giá trị thuần trong năm 1985. Tuy nhiên, chỉ số KAOPEN không chỉ ra bất kỳ sự thay đổi nào giữa năm 1970 và 2006, phản ánh không có sự cải thiện nào trong độ mở cửa tài chính trong những năm 1990.

Ngay cả nếu có một chỉ số có khả năng theo sát sự giới hạn thực tế và kiểm soát dòng vốn, câu hỏi thứ hai đặt ra là liệu chỉ số này có phải là một phương pháp thích hợp để hiểu được thành phần độ mở cửa tài chính trong bộ ba bất khả thi. Như Miniane

và Rogers(2007) đề xuất, kiểm soát vốn tự bản thân nó không thể cách ly các quốc gia khỏi những cú shock tiền tệ bên ngoài, có thể bởi vì những biện pháp kiểm soát này rất khó để thực thi và duy trì ở một chi phí hợp lý. Sự truyền tải tiền tệ quốc tế có thể thực sự bị ảnh hưởng bởi xu hướng trong hội nhập tài chính hơn là bởi sự hiện diện của các biện pháp giới hạn tài chính. Do đó, khi bàn đến vấn đề độc lập tiền tệ, một phương pháp khác KAOPEN nên được sử dụng để chỉ độ mở tài chính.

Từ những hạn chế của các chỉ số trên, phần dưới đây sẽ giới thiệu về mô hình hồi qui mới cũng như đưa ra các chỉ số khác để thay thế cho các chỉ số của Aizenman, Chinn và Ito.

Một phần của tài liệu Bộ ba bất khả thi ở Việt Nam: lựa chọn hiện tại và hướng đi tương lai (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)