Đánh giá các lâm phần Xoan ta tuyển chọn cây trộ

Một phần của tài liệu Đề tài : Nghiên cứu tuyển chọn cây trội loài xoan ta ( melia azedarach linn) trong rừng trồng và cây mọc rải rác tại huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá và huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 49)

- 600 Dạng có góc phân cành nhỏ là dạng có góc < 30

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1.2 Đánh giá các lâm phần Xoan ta tuyển chọn cây trộ

Qua điều tra thực tế tại các khu vực nghiên cứu, bằng phương pháp lập Ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời. Kết quả đánh giá rừng và OTC được thể hiện ở biểu sau:

Bảng 4.2: Kết quả điều tra tình hình sinh trƣởng các lâm phần Xoan ta tuyển chọn cây trội

TT Lâm phần

Xoan Địa điểm

Mật độ hiện tại (cây/ha) Sinh trƣởng trên TB (%) Ghi chú 1 Rừng Xoan ta trồng Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá 660 75 2 Rừng Xoan ta mọc rải rác Xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Cây mọc rải rác 70

Từ kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy, tại 2 khu vực lựa chọn rừng ít bị sâu bệnh, sinh trưởng tương đối tốt, mật độ cây còn lại đảm bảo để có thể tiến hành chọn các cây trội dự tuyển trên các khu rừng này.

Đối với rừng Xoan ta tại huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá:

Khu đất trồng rừng tại Thị trấn Vạn Hà tương đối bằng phẳng, diện tích trồng là 7ha. Đất đai khu vực này tương đối tốt vì đây là khu vực bãi bồi của nhánh Sông Chu bồi đắp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 Những năm đầu khi mới hình thành bãi bồi, người dân canh tác nông nghiệp, nhưng do hàng năm vào mùa mưa thường ngập úng. Chính vì vậy, năm 2004 người dân đã trồng Xoan ta vào khu vực này với sự hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm giống cây Lâm nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Cây giống trồng rừng được lấy từ hạt những cây Xoan ta tại các khu vực lân cận, được người dân gieo ươm sau đó đem đi trồng. Mật độ trồng rừng ban đầu là 660 cây/ha (cây cách cây 5m, hàng cách hàng 5m), cây được trồng theo hàng. Mặc dù đã trồng rừng song dưới tán rừng người dân vẫn có thể trồng cây nông nghiệp ngắn ngày như Bí, Ngô...chính vì vậy trong quá trình canh tác nông nghiệp khu rừng này đã được người dân đồng thời tiến hành chăm sóc như phát cây bụi, xới gốc. Do vậy, cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh cũng như sự phá hoại của gia súc.

Khác với đối tượng nghiên cứu tại huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá, khu vực nghiên cứu tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn lại có điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu khác biệt. Khu vực này có địa hình cao, chủ yếu là núi đá và một phần là các dải núi đá xen kẽ núi đất. Đặc điểm là những khối đá riêng biệt hoặc liền dải, dạng lởm chởm sườn dựng đứng, xen kẽ là những thung lũng xâm thực bằng, thấp. Rừng Xoan ta tại khu vực này được người dân gieo vãi xung quanh các nương rãy canh tác, không theo mật độ nhất định. Nguồn giống được người dân lấy hạt từ các khu vực xung quanh, sau đó đem gieo vãi. Từ khi gieo đến khi mọc thành cây người dân gần như không tác động để mọc tự nhiên. Hàng năm, các khu rừng này ít được người dân chăm sóc.

Như vậy, qua điều tra và tìm hiểu tại các khu vực có rừng Xoan ta thuộc đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy loài Xoan ta có biên độ sinh thái thích nghi rộng, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên cả địa hình bằng phẳng lẫn đồi núi đá. Có thể trồng cây bằng gieo vãi trực tiếp hoặc cây con gieo ươm trong túi bầu. Cây ít bị sâu bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40

Một phần của tài liệu Đề tài : Nghiên cứu tuyển chọn cây trội loài xoan ta ( melia azedarach linn) trong rừng trồng và cây mọc rải rác tại huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá và huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)