2.3 Điều kiện tự nhiên huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hóa 2.3.1 Vị trí địa lý 2.3.1 Vị trí địa lý
Thiệu Hóa là huyện có một vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm các huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa và có ranh giới giáp với nhiều huyện:
Phía Đông: giáp Thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa. Phía Tây: giáp huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân.
Phía Nam: Giáp huyện Đông Sơn và Triệu Sơn. Phía Bắc: giáp huyện Yên Định.
Trung tâm huyện là Thị trấn Vạn Hà.
2.3.2 Địa hình
Thiệu Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng, không quá phức tạp, đại đa số các xã đều là đồng bằng, ít hoặc không có đồi núi. Tổng thể địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình thuộc dạng đồng bằng do chênh lệch cao của các vùng canh tác không lớn khoảng 0,4-0,5m, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung có diện tích tương đối lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29
2.3.3 Khí hậu
- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.500-8.6000C. Nhiệt độ
thấp tuyệt đối chưa dưới 20C. Nhiệt độ cao tuyệt đối chưa quá 41,50
C. có 4
tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) và có
5 tháng nhiệt độ trung bình trên 250C (từ tháng 5 đến tháng 9).
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.500-1.900mm, riêng vụ mùa chiếm khoảng 86-88%, mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5-10). Những tháng mùa đông nhiệt độ thường khô hanh, độ ẩm chỉ dưới 84%, còn các tháng 3, 4, tháng 8 và tháng 9 có độ ẩm trên 88%.
- Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính phân bố theo mùa. Gió mùa đông bắc về mùa đông và gió mùa đông nam về mùa hè có tốc độ trung bình 1,5-18m/s. Tốc độ mạnh nhất trong bão đo được là 35-40m/s và trong gió mùa đông bắc không quá 25m/s. Khí hậu thời tiết của huyện trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa có các đặc điểm: Nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, sương muối ít xảy ra vào tháng 1, tháng 2, mùa hè nóng vừa phải, mưa vừa phải, gió bão chịu ảnh hưởng tương đối mạnh.
2.4 Tài nguyên đất huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Tổng quỹ đất toàn huyện quản lý sử dụng là 17.547,52 ha, trong đó đã sử dụng 14.842,83 ha bằng 84,6% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất chưa sử dụng là 2.704,69 ha, bằng 15,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích sông suối chiếm 1.702.87 ha bằng 10% diện tích đất tự nhiên.
- Đất nông nghiệp: 11.045,06 ha chiếm 62,94% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp: 130,70 ha chiếm 0,75% diện tích đất tự nhiên. - Đất chuyên dùng 2.644,28 ha chiếm 15,4 % diện tích đất tự nhiên. - Đất ở: 968,73 ha chiếm 5,6% diện tích đất tự nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Diện tích đất tự nhiên của huyện được phân ra gồm các loại đất sau: - Nhóm đất sám: 52,84 ha
- Nhóm đất phù sa biến đổi 14.068 ha. - Nhóm đất tầng máng 119 ha.
Tóm lại đất đai của huyện Thiệu Hóa chủ yếu là nhóm đất phù sa có đặc tính lý hóa tốt, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31
Chƣơng 3