2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 2.1.1 Vị trí địa lý 2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Kạn Phía Bắc giáp huyện Pác Nặm, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)
Phía Nam giáp huyện Bạch Thông Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn
Phía Tây giáp xã Khang Ninh, Quảng Khê và huyện Chợ Đồn
2.1.2 Địa hình, địa thế
Huyện Ba Bể có địa hình phức tạp hầu hết là núi cao chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Độ cao tuyệt đối trung bình toàn huyện 500-600m, cao nhất là dãy núi Phia Bjoóc chạy dài từ xã Thượng Giáo đến xã Mỹ phương đỉnh cao nhất 1.502m và thấp nhất là xã Chu Hương 250m. Nhìn tổng thể địa hình huyện có
hướng thấp dần từ tây nam sang đông bắc, được chia làm 2 dạng địa hình chính.
- Địa hình vùng núi đá: Tập trung nhiều ở các xã Mỹ Phương, Bành Trạch và Thượng Giáo, ngoài ra còn còn có các dải núi đá xen kẽ núi đất nằm rải rác ở phía bắc huyện. Đặc điểm là những khối đá riêng biệt hoặc liền dải, dạng lởm chởm sườn dựng đứng, xen kẽ là những thung lũng xâm thực bằng, thấp.
Địa hình vùng núi đất: Phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, gồm các dãy núi liên tiếp nhau kéo dài có độ cao thay đổi từ 300- 700m. Địa hình vùng này rất phức tạp hầu hết các dãy núi có đỉnh nhọn độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 dãy núi chạy dọc theo các sông , suối lớn là các thung lũng được khai thác để trồng cây nông nghiệp. Vùng này thực vật đa dạng phong phú, đất đai tốt còn mang tính chất đất rừng, tầng đất dày. Một số nơi do canh tác nương rẫy nên độ che phủ thấp đất đai bị xói mòn rửa trôi mạnh, hàm lượng chất mùn suy giảm nhiều.
Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối phức tạp, độ chia cắt mạnh bởi các hệ thống suối và khe sâu đan xen nhau.
Độ cao tuyệt đối trung bình 500-600m; Độ cao tương đối trung bình 200-300m ; Độ dốc bình quân 24-26o , có những nơi độ dốc lên đến > 35o . Ngoài ra còn các dải núi đá xen kẽ nằm rải rác trong khu vực.
2.1.3 Điều kiện khí hậu
Khí hậu huyện Ba Bể mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 mùa này nóng ẩm, mưa nhiều hay xuất hiện gió lốc và lũ quét. Mùa đông từ tháng 10 kéo dài đến tháng 3 năm sau, mùa này lạnh, khô hanh, có gió mùa đông bắc, đôi khi xuất hiện sương muối ảnh hưởng đến cây trồng.
Nhiệt độ trung bình năm từ 230c , nhiệt độ cao nhất là 370
c; nhiệt độ thấp nhất là 20
c.
Nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp.
2.1.4 Chế độ thuỷ văn
Huyện Ba Bể nằm trong lưu vực của các sông chính sau:
- Sông Năng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) chảy qua địa phận huyện Pác Nặm, Ba Bể qua các xã Phúc Lộc, Bành Trạch,Thượng Giáo, Khang Ninh, Cao Thượng rồi hợp với sông Gâm.
- Sông Hà Hiệu bắt nguồn từ dãy núi Hoa Sơn thuộc địa phân xã Mỹ Phương chảy qua các xã Chu Hương, Hà Hiệu, Bành Trạch rồi đổ vào sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Năng tại bản Nà Niếng (phía tây nam xã Bành Trạch cách huyện lỵ Ba Bể khoảng 4 km về phía đông)
Nhìn chung Huyện Ba Bể có nguồn nước phong phú. Sự phân phối nước trong năm giữa 2 mùa được phân biệt rõ rệt. Mùa lũ thường xảy ra vào tháng 7 và 8 mùa cạn vào tháng 12, tháng 1. Tuy hệ thống sông suối khá dày nhưng nhỏ và ngắn, phần lớn nằm ở thượng nguồn nên nhiều thác gềnh, việc vận chuyển và đi lại bằng đường thuỷ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm. Một số con suối thường bị cạn về mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh nên có thể xảy ra lũ quét ở miền núi.
2.2 Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng huyện Ba Bê, tỉnh Bắc Kạn
Theo số liệu thống kê đất đai 2008 của phòng Tài Nguyên Môi trường và kết quả rà soát phân cấp 3 loại rừng năm 2006 thì hịên trạng đất đai và tài nguyên rừng huyện Ba Bể như sau:
2.2.1 Hiện trạng các loại đất đai
Tổng diện tích tự nhiên: 42.621,84 ha.
* Đất nông nghiệp: 37.395,24 ha.
- Đất sản xuất nông nghiệp:4.148,44 ha.
- Đất lâm nghiệp: 33.246,80 ha.
+ Đất rừng đặc dụng: 964,00 ha.
+ Đất rừng phòng hộ: 5.304,60 ha.
+ Đất rừng sản xuất: 26.978,20 ha.
- Đất nông nghiệp khác: 0 ha.
* Đất phi nông nghiệp: 1.201,83 ha.
* Đất chưa sử dụng: 4.024,77 ha.
2.2.2 Tài nguyên và chất lƣợng rừng
2.2. 2.1 Đất có rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Diện tích 44,0 ha chiếm 0,1 % tổng diện tích. Tổ thành loài chủ yếu là, Dẻ, Kháo, Re, chẹo, Trám, Dung, Côm….Cấu trúc rừng bị phá vỡ, nhiều dây
leo cuốn trên thân cây. Trữ lượng rừng từ 90 - 120 m3
/ha. G bình quân từ 12- 20 m2; D1,3 bình quân từ 20 - 40 cm, H bình quân từ 18 - 22 m. Phân bố ở Thượng Giáo
- Rừng nghèo trạng thái III A1:
Diện tích 2.778,70 ha chiếm 6,51 % tổng diện tích. Tổ thành loài chủ yếu là , Ngát, Cáng lò, Vạng, chẹo, Trám, Ràng Ràng, Sau sau….Cấu trúc tán rừng bị phá vỡ, cá rất nhiều dây leo. Trữ lượng rừng từ 65 - 80 m3
/ha. G bình quân từ 5 - 10 m2
; D1,3 bình quân từ 18-32 cm, H bình quân từ 13-17 m. Tập
trung nhiều ở các xã: Yến Dương, Thượng Giáo, Địa Linh - Kiểu rừng non phục hồi:
Diện tích 6.697,8 ha chiếm 15,71 % tổng diện tích. Tổ thành loài chủ yếu là Ràng Ràng, Sau sau, Thôi ba, Hu đay, Bông bạc, Bồ đề…Trạng thái IIb có trữ lượng rừng từ 35 - 40 m3
/ha, D1,3 bình quân từ 13- 18 cm, H bình quân từ 12-18 m. Trạng thái IIa có D1,3 từ 6-10 cm là rừng phục hồi sau nương rẫy, loài cây chủ yếu là các cây ưa sáng mọc nhanh, chưa có trữ lượng. Tập trung nhiều ở hầu hết các xã trong huyện.
- Rừng hỗn giao Vầu + Gỗ.
Diện tích 3.594,4 ha chiếm 8,43 % tổng diện tích, rừng có trữ lượng gỗ
bình quân từ 35 -60 m3; đối với loài nứa mật độ có từ 3.500 - 4.500 cây/ ha;
đối với loài Vầu có mật độ bình quân từ 2.500 - 3.500 cây /ha. Tâp trung ở các xã: Mỹ Phương, Chu Hương, Yến Dương và Hà Hiệu.
- Rừng Vầu, Nứa thuần loại.
Diện tích 103,7ha chiếm 0,24 % tổng diện tích, đối với loài nứa mật độ có từ 5.000 - 7.500 cây/ ha; đối với loài Vầu có mật độ bình quân từ 3.500 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 5.500 cây /ha. Phân bố rải rác tại một số xã: Yến Dương, Mỹ Phương, Chu Hương.
- Rừng núi đá
Diện tích: 1.173,7 ha chiếm 2,75 % tổng diện tích, phân bố ở các xã phía Bắc của huyện. Do địa hình dốc hiểm nên rừng còn nhiều loài cây có giá trị như: Trai, Nghiến, Kháo,...
- Rừng trồng
Diện tích 6.827,2 ha ( tính cả rừng trồng năm 2010; trong đó rừng phòng hộ là 850,91; rừng sản xuất 5.976,29) chiếm 16 % tổng diện tích. Loài cây trồng trong dự án chủ yếu là Mỡ, Thông, Trúc,... Nhìn chung rừng trồng phát triển tốt.
- Qua số liệu trên thấy rằng diện tích rừng trung bình và rừng nghèo chiếm tỉ lệ thấp (6,6%), nhưng diện tích rừng non có trữ lượng chiếm tỉ lệ tương đối cao (15,71%), phân bố không đều giữa các xã, huyện. Diện tích rừng trồng mới chỉ chiếm (16%). Tuy nhiên, trong những năm gần đây do làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng nên diện tích rừng phục hồi ngày một tăng, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện.
2.2.2.2 Đất chưa có rừng
- Trạng thái Ic: Có diện tích 6.268,3 ha chiếm 15 % tổng diện tích, thực bì chủ yếu là các loại cây bụi, nứa tép và những loài cây gỗ ưa sáng mọc nhanh như Kháo, dẻ, Hu đay, bồ đề… mật độ cây tái sinh > 2.000 cây/ ha. Tầng đất dầy, ẩm, xốp đất còn mang tích chất đất rừng.
- Trạng thái Ib: Có diện tích 3.984,9 ha chiếm 12 % tổng diện tích, thực bì chủ yếu là các loại cây bụi, Sim, mua và những loài cây gỗ ưa sáng mọc nhanh như Kháo, Sau sau, Thành ngạnh, Bồ đề… mật độ cây tái sinh > 1.000 cây/ ha cây có triển vọng chiếm khoảng 50%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 - Trạng thái Ia:Có diện tích 1.548,5 ha chiếm 4 % tổng diện tích, chủ yếu là đất trảng cỏ và nương rẫy bạc màu bỏ hoang.
2.2.3 Diện tích có khả năng trồng rừng
Theo kết quả điều tra thực tế tại thực địa thì tổng diện tích đất đai có khả năng trồng rừng tại khu vực này là 11.650,99 ha.
Trong đó:
- Đất trống đồi núi trọc: 9.125,99 ha.
- Đất có rừng dự kiến cải tạo: 2.525,0 ha. + Rừng tự nhiên nghèo kiệt: 1.230,0 ha.
+ Rừng trồng cần cải tạo: 1.295,0 ha. (trồng lại rừng sau khai thác) - Diện tích đã giao: 10.485,05 ha; diện tích chưa giao: 1.165,94 ha