Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Tại mỗi vị trí có cây trội dự tuyển lập một ô 40 cây gồm 4 hàng, mỗi hàng 10 cây, trong đó có chứa cây trội dự tuyển. Đo đường kính, đường kính tán và chiều cao của tất cả các cây trong ô.
Đo đường kính tại vị trí 1.3 m theo hai chiều vuông góc bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến cm và lấy kết quả trung bình.
Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành bằng thước Blumlei kết hợp với thước dây để xác định khoảng cách bằng từ vị trí người đo đến gốc cây; chiều cao dưới cành là chiều cao từ gốc cây đến vị trí cành thấp nhất tham gia vào tán chính của cây.
Đường kính tán được đo gián tiếp qua hình chiếu thẳng đứng của tán cây xuống mặt đất theo hai chiều vuông góc cùng hướng với chiều đo đường kính thân cây bằng thước dây có độ chính xác đến cm và lấy kết quả trung bình. Kết quả đo đếm được ghi vào mẫu biểu 02:
Mẫu biểu 02: Điều tra ô tiêu chuẩn
Tỉnh Huyện Xã Loài cây Thôn Khoảnh Lô
Ngày điều tra
TT D13 (cm) Hvn(m) Hdc(m) Dt (m) Ghi chú 1 Cây dự tuyển 2 3 …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 - Theo phương pháp 5 cây so sánh
Lấy cây dự tuyển làm tâm lập ô hình tròn bán kính từ 15m đến 20m, trong ô này chọn lấy 5 cây tốt nhất sau đó đo đường kính, chiều cao và đường kính tán của 5 cây này và cây dự tuyển. Kết quả ghi vào mẫu biểu 02.