Vai trò, vị trí của bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học phổ thông thanh ba tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 32)

Hoạt động bồi dưỡng có vai trò, vị trí rất quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ GV.

Quá trình đào tạo ở trong trường sư phạm dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ mới đem lại cho người giáo viên một cái vốn tối thiểu để dạy học và giáo dục. Trình độ tài năng sư phạm chỉ có thể đạt được khi tiến hành hoạt động sư phạm một cách tự giác, độc lập, khi thường xuyên rút kinh nghiệm về hoạt động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp, khi không ngừng học tập.

Những sự thay đổi không ngừng diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, những tiến bộ to lớn về khoa học và công nghệ - tất cả những điều đó đòi hỏi con người phải học, học nữa, học mãi, mỗi giáo viên phải tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ theo nhịp độ phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà luật giáo dục cũng nêu rất rõ nhiệm vụ của nhà giáo: "… Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học"[11].

Có thể nói bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nói riêng hay cán bộ công chức nói chung là công việc quan trọng. Do đó quản lý phải thể hiện dân chủ; tôn trọng nhân cách của giáo viên, phân biệt trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong nhà trường, tôn trọng tính sáng tạo của giáo viên đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường. Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao phẩm chất và năng lực của họ, bởi họ là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc đổi mới chương trình THPT và đáp ứng được yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học phổ thông thanh ba tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w