Các định nghĩa về siêu âm dùng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG SIÊU âm DOPPER MẠCH máu TRƯỚC và SAU PHẪU THUẬT làm cầu nối ĐỘNG TĨNH MẠCH ở BỆNH NHÂN SUY THẬN mạn GIAI đoạn CUỐI có CHỈ ĐỊNH CHẠY THẬN NHÂN tạo CHU kỳ (Trang 32 - 33)

o Đường kính trước sau ĐM (Anterioposterior (AP) diameter (mm)): trung bình cộng của 2 lần đo ở thì tâm thu ở mặt cắt ngang và dọc ĐM. Đo từ lớp nội mạc đến lớp nội mạc ĐM

o Lưu lượng máu ĐM (arterial blood flow)(ml/ph) tính bằng công thức Q = TAMV x S x 60 (với Q: Lưu lượng dòng chảy; đơn vị là ml/phút, TAMV: Tốc độ dòng chảy trung bình theo thời gian; đơn vị là cm/s, S: Diện tích cắt ngang lòng mạch; đơn vị cm2)

o Đường kính trước sau tĩnh mạch nông (mm): đo sau buộc garô 1/3 trên cánh tay, đo ở mặt cắt ngang, đo từ lớp nội mạc đến lớp nội mạc TM, không ép mạnh đầu dò khi đo và sử dụng chế độ zoom

o Đo khoảng cách da của TM (mm): đo từ bề mặt da đến lớp ngoại mạc TM và sử dụng chế độ zoom .Thành mạch bình thường về siêu âm: khi thấy rõ 3 lớp: (1) Lớp trong cùng màu xám giảm âm là ranh giới giữa dòng chảy và lớp nội mạc, (2) Lớp giữa tăng âm là ranh giới giữa lớp nội mạc và lớp cơ, (3) Lớp ngoài giảm âm gần như trống âm là ranh giới giữa lớp cơ và lớp ngoại mạc.

o Mảng xơ vữa động mạch: Lớp cơ dày ra và tăng đậm trong khi bờ trong lòng mạch không rõ nét, bờ không đều và vôi hóa từng lớp.

o Huyết khối: Khối tăng âm trong lòng mạch, đè ép không xẹp và không thay đổi hình ảnh trước và sau khi đè ép. Không bắt màu và không bắt phổ trên siêu âm Doppler

o Tắc động mạch: dựa vào

+Dấu hiệu trực tiếp: không có tín hiệu dòng chảy trên siêu âm Doppler ở tại vị trí tắc mạch,

+ Dấu hiệu gián tiếp trước chỗ tắc: tăng các chỉ số sức cản (RI) do giảm dòng chảy liên tục thì tâm trương, dấu hiệu này nhạy khi mới tắc, nếu có tuần hoàn bàng hệ thì độ nhạy giảm

+ Dấu hiệu gián tiếp sau chỗ tắc: khi không có tuần hoàn bàng hệ không có tín hiệu dòng chảy trên siêu âm Doppler. Khi có tuần hoàn bàng hệ thì tùy thuộc vào hệ thống tuần hoàn bàng hệ nhiều hay ít mà dòng chảy bị thay đổi nhiều với chỉ số sức cản (RI) giảm, giảm lưu lượng dòng chảy (Q).

o Hẹp động mạch dựa vào

+ Dấu hiệu trực tiếp: Có 2 dấu hiệu chính trên siêu âm Doppler Dòng chảy rối ở chỗ động mạch bị hẹp

Dòng chảy tăng tốc ở chỗ động mạch bị hẹp với vận tốc đỉnh tâm thu tăng cao (PSV: Peak systolic velocity), trở kháng thấp (RI: resistant index)

+ Dấu hiệu gián tiếp:

Trước hẹp: Chỉ số sức cản tăng (RI tăng)

Sau hẹp: phổ Doppler có dạng đơn pha, vận tốc và kháng lực giảm (RI giảm).

o TM cong: đường đi của tĩnh mạch thay đổi hướng liên tục, khó thấy được trọn vẹn 1 đoạn tĩnh mạch trên 1 lát cắt siêu âm.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG SIÊU âm DOPPER MẠCH máu TRƯỚC và SAU PHẪU THUẬT làm cầu nối ĐỘNG TĨNH MẠCH ở BỆNH NHÂN SUY THẬN mạn GIAI đoạn CUỐI có CHỈ ĐỊNH CHẠY THẬN NHÂN tạo CHU kỳ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w