Đặc điểm lâm sàng mạch máu chi trên trước mổ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG SIÊU âm DOPPER MẠCH máu TRƯỚC và SAU PHẪU THUẬT làm cầu nối ĐỘNG TĨNH MẠCH ở BỆNH NHÂN SUY THẬN mạn GIAI đoạn CUỐI có CHỈ ĐỊNH CHẠY THẬN NHÂN tạo CHU kỳ (Trang 26 - 28)

Khám ĐM trước mổ

Tiến hành thăm khám lâm sàng ĐM cánh tay, ĐM quay và ĐM trụ trên cả 2 tay với các kỹ thuật thăm khám mạch máu kinh điển

 Bắt mạch:

+ Vị trí bắt mạch quy ước:

ĐM cánh tay bắt ở vùng khuỷu trước, trong rãnh nhị đầu trong ĐM quay bắt ở cổ tay, trong rãnh quay

ĐM trụ cũng bắt được ở cổ tay, giữa gân gấp cổ tay trụ phía trong và cơ gan tay dài ở phía ngoài. Tuy nhiên, do có một trẽ nông của mạch gân gấp, căng từ cơ cổ tay trụ đến xương thang che phái trước ĐM ở đoạn cổ tay, nên ở đây, ĐM trụ thường khó bắt hơn ĐM quay vì vậy cần chú ý trong lúc bắt mạch.

+ Đánh giá qua ba mức độ bắt mạch:

Mạch rõ, mạnh: cảm nhận thấy mạch nẩy mạnh, rõ.

Mạch yếu, khó bắt: cảm giác mạch nẩy nhẹ, yếu, khó bắt được hoặc khi bắt được khi không.

Không bắt được mạch: không cảm nhận được mạch đập. + Ý nghĩa của bắt mạch:

Xác định sự có mặt của động mạch đó ở trong vị trí đường đi giải phẫu bình thường của nó.

Đánh giá khả năng cấp máu cảu ĐM: nếu mạch đập mạnh, bắt rõ chứng tỏ ĐM đang thông tốt, khả năng cấp máu đảm bảo. Nếu không bắt được mạch

có nghĩa ĐM đó không hiện diện theo đường đi của giải phẫu bình thường, hoặc bị tắc hẹp, không đủ lưu lượng cấp máu cho vùng nó chi phối.

 Sờ: sờ dọc theo đường đi của động mạch để phát hiện dấu xơ cứng, ngoằn ngoèo, phình mạch…

 Thử nghiệm test Allen

+ Cách khám: đánh gái thử nghiệm test Allen theo kỹ thuật được mo tả bởi D.G. Cable, K. Kohonen và J.W. Olin

NB ngồi, hai tay đưa ra, để ngang mức với tim, cổ tay thẳng, không duỗi, tự nắm bàn tay lại khoảng 01 phút, người khám dùng ngón tay của mình ấn mạnh vào đường đi của cả ĐM quay và ĐM trụ bệnh nhân ở cổ tay để đè ép, làm tắc nghẽn hai động mạch cùng một lúc.

NB mở bàn tay ra trong lúc người khám vẫn tiếp tục đè ép 2 động mạch, ta sẽ quan sát thấy gan bàn tay (hoặc đầu mút ngón tay) bênh nhân có màu trắng. Cùng lúc đó người khám đè ép ĐM trụ nhưng vẫn duy trì đè ép ĐM quay. Quan sát màu sắc da lòng bàn tay, ngón tay khoảng 6 giây đồng hồ kể từ khi thả đè ép ĐM trụ.

+ Đánh giá kết quả:

Nếu sau 6 giây đồng hồ, bàn tay hồng trở lại, có nghĩa là ĐM trụ có chức năng tốt, có thể đảm bảo cung cấp máu cho bàn- ngón tay và như vậy ta có thử nghiệm test Allen âm tính. Trong trường hợp này cho phép can thiệp trên ĐM quay mà không sơ gây thiếu máu bàn tay.

Nếu sau 6 giây đồng hồ, bàn tay vẫn trắng bệch, không hồng hào trở lại được, như vậy ĐM trụ không thể cung cấp đủ máu cho bàn- ngón tay và ta có thử nghiệm Allen dương tính (+). Trong trường hợp này nếu can thiệp làm giảm dòng chảy hoặc loại bỏ động mạch quay sẽ không đảm bào an toàn nuôi dưỡng ngọn chi, có thể gây thiếu máu bàn ngón tay.

Hình 1.5: Nghiệm pháp Allen

 Khám lâm sàng tĩnh mạch tham gia tạo dò

Chủ yếu khảo sát tĩnh mạch đầu và tĩnh mạch nền theo kỹ thuật thăm khám mạch máu thông thường. Đánh giá các yếu tố:

+ Bốn mức độ tĩnh mạch nổi dưới da, với ga-rô nhẹ ở 1/3 trên cánh tay(bơm áp lực bằng trung bình cộng của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của bệnh nhân):

Nổi rõ: quan sát thấy rõ đường đi của tĩnh mạch, liên tục từ cẳng tay lên cánh tay, đường kính ước lượng khoảng 3,0 mm trở lên.

Nổi vừa: thấy được đường đi của tĩnh mạch dưới da, nhưng không rõ lắm, ĐK ước lượng khoảng 2,0 mm.

TM nhỏ: TM nổi thấy được nhưng nhỏ, đường kính ước chừng dưới 2,0 mm, nhiều đoạn cong queo, ngoằn ngoèo.

Không nổi: không thấy được hình ảnh của tĩnh mạch nổi dưới da + Dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch, phù nề, loạn dưỡng do do ứ trệ tĩnh mạch

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG SIÊU âm DOPPER MẠCH máu TRƯỚC và SAU PHẪU THUẬT làm cầu nối ĐỘNG TĨNH MẠCH ở BỆNH NHÂN SUY THẬN mạn GIAI đoạn CUỐI có CHỈ ĐỊNH CHẠY THẬN NHÂN tạo CHU kỳ (Trang 26 - 28)