PHẦN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Tình huống 111:

Một phần của tài liệu TAI LIEU THAO LUAN 2020 2021 (1) (Trang 48 - 50)

Tình huống 111:

Công ty Pouchen Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giày thời trang, thể thao với vốn đầu tư Đài Loan.

Doanh nghiệp có khoảng 18.000 lao động. Công ty Pouchen dự tính cải cách thang lương và áp dụng vào năm 2019. Tuy nhiên, khi công ty tuyên truyền chính sách lương mới thì gặp sự phản ứng của công nhân.

Theo thông tin mà người lao động cung cấp, công ty chuẩn bị áp dụng thang lương mới với mức lương cơ bản thấp hơn trước. Những người làm việc lâu năm ở doanh nghiệp bị hạ bậc lương, đe dọa giảm thu nhập. Những người lớn tuổi, có thâm niên

11 https://news.zing.vn/cong-nhan-bo-viec-dung-kin-quoc-lo-phan-doi-chinh-sach-luong-pouchen-post828737.html post828737.html

làm việc nhiều năm không còn được tăng lương 5% mỗi năm như thường lệ.

Sáng 24/3/2018, hàng nghìn công nhân của Công ty Pouchen Việt Nam (đóng tại xã Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đồng loạt ngưng việc, tràn ra quốc lộ 1K để phản đối việc công ty dự kiến áp dụng thang lương mới.

Hỏi:

1. Việc công nhân ngừng việc để phản đối chính sách tiền lương mới của công ty có phù hợp với quy định của pháp luật lao động không? Tại sao?

2. Hãy tư vấn để người lao động thực hiện các thủ tục nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng?

Tình huống 212:

Cuối năm 2015, nhóm cổ đông mới của CTCP Giày Sài Gòn đã cho hơn 500 công nhân nghỉ việc. Tính đến tháng 12/2016, CTCP Giày Sài Gòn nợ 543 người lao động số tiền trợ cấp mất việc hơn 20 tỷ đồng. Sau nhiều đợt chi trả, số tiền nợ công nhân vẫn còn hơn 7 tỷ đồng, và sau nhiều lần cam kết nhưng không thực hiện, đến ngày 15/7/2017, CTCP Giày Sài Gòn tiếp tục trì hoãn, nên hơn 200 công nhân đã nộp đơn khởi kiện ra toà đòi tiền trợ cấp mất việc làm và lãi suất chậm trả.

Hãy xác định loại tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên?

Tình huống 313:

Từ 2011-2016, huyện Krông Pắk liên tục ký hợp đồng lao động đối với hơn 600 giáo viên, nhân viên trường học.

Ngày 9/3/2018, UBND huyện Krông Pắk, Đắk Lắk, tổ chức họp thông báo chấm dứt hợp đồng hơn 200 giáo viên khiến những người này bức xúc.

Theo UBND huyện Krông Pắk, khoảng 600 giáo viên hợp đồng được chia làm hai thành phần là giáo viên không có vị trí để xét tuyển (200 người); giáo viên có vị trí xét tuyển khoảng 400 người nhưng chỉ tiêu biên chế chỉ cho 83 người.

Theo đó, trong tổng số hơn 600 giáo viên dôi dư sẽ tuyển 83 người, còn lại sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

Các giáo viên đang làm việc theo hợp đồng lao động cho hay, khi vừa ký hợp đồng dạy, họ nhận đầy đủ các chế độ của ngành giáo dục. Tuy nhiên, từ tháng 6-12/2015, họ bị cắt giảm các chế độ của vùng 3. Tiếp đó, từ tháng 1-6/2016, các giáo viên chỉ nhận được lương cơ bản là 2,3 triệu đồng.

Tháng 7/2016 là thời gian nghỉ hè, họ không được trả lương; tháng 8, chỉ nhận được 1 triệu đồng, tháng 9 bị rơi vào tình trạng nợ lương và từ tháng 10/2016 bắt đầu nhận

12 https://baomoi.com/ctcp-sai-gon-tra-het-tien-tro-cap-cong-nhan-tiep-tuc-doi-tien-lai/c/23675069.epi

13 https://baomoi.com/hon-500-giao-vien-o-dak-lak-sap-bi-mat-viec-giao-vien-song-voi-thu-nhap-1-trieu-dong/c/25234296.epi dong/c/25234296.epi

lương theo đợt 4 tháng 1 lần.

Các giáo viên trên cho rằng quyền và lợi ích bị xâm phạm nên yêu cầu Liên đoàn lao động và cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình.

1. Xác định loại tranh chấp và cơ quan có thẩm quyền giải quyết?

2. Hãy tư vấn thủ tục để người lao động bảo vệ quyền lợi của mình trong sự việc trên?.

Một phần của tài liệu TAI LIEU THAO LUAN 2020 2021 (1) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w